1. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai
    .Tính Chất Vài Bài Bản Cải Lương
    01. Bài Kim Tiền
    Bài này theo thang âm:Xừ , xang, xê, cống, líu. Âm dứt ừ Giai điệu bắt đầu từ âm khu cao khu Mẫu Tầm Tử nhưng mức độ có giảm hơn.Dùng nhiều trong trường hợp đốI đáp, cãi nhau, trấn áp, hâm dọa, quyết định một vấn đề.Có thể thay cho bài Mẫu Tầm Tử

    02. Bài Khốc Hoàng Thiên
    Bài này thuộc về nhạc dân gian Trung Quốc đã thâm nhập nước ta từ lâu và được dân tộc hóa cả đờn lẫn hát.
    Tính chất êm ái ,nhẹ nhàng khoan thai, tươi sáng , quyến rũ.Giai điệu rất đẹp , thích ứng vớI mọi giọng ca, do đó có nhiều người lạm dụng.Nó thường được dùng để miêu tả cảnh đẹp, ca ngợi tình yêu, ca ngợi cuộc vui chơi, mời mọc, quyến rũ, tỏ tình.Không thể dùng trong trường hợp xung đột gay gắt.

    03. Bài Ú Liu Ú Xáng
    Nhạc dân gian Trung Quốc du nhập vào Việt Nam từ lâu và được Việt Nam hóa.Loại vui, không nghiêm túc lắm. Thường dùng cho nhân vật phụ(chính diện hoặc phản diện)có tính kiêu ngạo,khóac lác, khoe khoang trong những trường hợp vui nhộn, chế giễu, đùa nhau, nói thánh nói tướng.

    04. Bài Long Hổ
    Bài Long Hổ thường đi cập vớI Long Hổ Hội, là loại ngắn nhứt vớI tiết tấu đối chọi, gây nên cảm giác thô kệch ngô nghê. Áp dụng vào những vai kỳ quặc, thô bạo như bọn cướp trên các sơn trại chẳng hạn.

    05. Bài Tam Pháp Nhập Môn
    Bài này câu cú ngắn ngọn, dứt khoát, tính chất vui vẻ và có phần mộc mạc, chân chất. Ít được dùng cho các nhân vật nghiêm túc.Thường dùng cho những nhân vật phụ (chính diện hoặc phản diện)trong những trường hợp kể lễ, có tính chất vui nhộn, châm biến, đùa nghịch, khoe khoang.

    06. Bài Cao Sơn
    Cũng có cấu trúc giai điệu ngắn gọn, bước đầu bình ổn dần dần lên khu âm cao, gây sảng khóai , phấn chấn. Áp dụng trẻ con lúc vui nhộn , đùa giỡn,hoặc kể lễ có động tác càng tốt.

    07. Bài Thu Hồ
    Đẹp và trong sáng như bài Bắc Sơn Trà nhưng có phần nghiêm túc hơn , nếu đờn hoặc hát hát thì có hiệu quả nhúng nhảy. Thường dùng cho vai nữ như Bắc Sơn Trà trong hoàn cảnh vui , phấn khởi, đồng thời cũng có thể dùng trong hòan cảnh tương đối nghiêm túc với tiết tấu tương đối nhanh.

    08. Bài Hành Vân
    Bài này được kết cấu giữa ba loại điệu thức:1,4 và 3.Thang âm:Hò xừ, xang xê, cống;Hò , xự , xang , xê , phan;Xang, xê, cống, liu, ú. Ba loại thức này kết hợp với tiết tấu khoan thai tạo cho bài Hành Vân có tính chất nhẹ nhàng, buồn vui lẫn lộn, là loại kể chuyện có tính chất ca xướng, có tình cảm nhưng không buồn lắm và cũng không vui lắm.Vì nó ở giữa khỏang vui và buồn nên người đờn có thể chuyển sang hơi xuân hoặc hơi ai rất dể.
    Thường được dùng những trường hợp kể lại chuyện đã xảy ra, những khó khăn đã vượt qua, khi buồn thì ca hơi ai, khi vui thì ca hơi xuân.Trong kinh nghiệm sử dụng bài bản, bài này còn được dùng trong trường hợp van lơn, nhắn nhủ, gửi gắm

    09. Lý Con Sáo
    Bài này kết hợp hai điệu thức 2 và 3 Thang âm :Hò , xự, xáng,xê , phan;Xang, xê, cống, liu ,ú. Đây là một bài ca đẹp, giàu tính ca xướng và tính trữ tình, có màu sắc thôn dã, chất phác, trìu mến, yêu đời và thơ mộng.Bài ca tâm sự, có tính thơ ngây, hồn nhiên, đầm thấm , thường dùng cho vai nữ.Nếu được dùng hợp lý, ở dúng vào hoàn cảnh của kịch thì giá trị của nó càng được nâng cao.

    10. Điệu Thức Sáu Âm Trong Cải Lương
    Thang âm :Hò, xự , xang , xê, cống , oan Bài này được phát triển từ lý ngựa ô sang hơi nam nên được gọi là ngựa ô nam, thường nói lên tình cảm thương nhớ lâng lâng, ngã hơi buồn nhiều hơn.Trong cách thành lập, có nhiều phách đảo, tạo ra tính chất thổn thức.Có thể gần cùng một lọai với Lý giao duyên, Lý thập tình. Vì là loại ngắn, nó chỉ chứa đựng một niềm tâm sự thoảng qua mà thôi, không phù hợp vớI trường hợp những nổi buồn lớn lao, day dứt như loại oán. Điệu này chỉ dùng cho vai nữ khi kể nỗI éo le sự tình của mình

    11. Bài Khổng Minh Tọa Lầu
    Bài này là một bài rất khó học cho trúng nhịp, hình thức cấu trúc độc đáo, không giống bài nào khác.Tiết tấu khúc mắc, khặp khiểng, nét nhạc phần đầu bị cắt vụn nhưng vẫn còn thấy phần lưu loát trong toàn bộ phần cấu trúc của bài hát và có nhiều tính kịch. Lời ca gốc nói lên kế bỏ thành trống của Khổng Minh Trung Quốc.Nhạc điệu miêu tả tính chất thập thò, hồi hộp, sợ hãi, gây cấn, nghi ngờ,rất phù hợp với tâm trạng của quân lính Tư Mã Ý khi lọt vào thành bị bỏ trống và cuối cùng phải thua chạy liểng xiểng, phù hộp với tiết tấu ở phần cuối bài. thường đựơc dùng trong loại kể chuyện, đối đáp sinh động, trong hoàn cảnh tương tự như đã nó trên và dùng rộng rãi cho các lọai nhânn vật nam , nữ

    12. Bài Võ Biền Xuất Đột
    Bài này có tính chất quân hành với tiết tấu khỏe và nhịp nhàng , có thể dùng cho đồng ca trong tình hình đồng loạt cùng hành động.Không dùng tốt như những loai kể chuyện khác.

    13. Bài Bắc Sơn Trà
    Tiết tấu phong phú, tính chất vui tươi, trong sáng.Là một bài ca đẹp được nhiều người thích nghe, phù hợp với giọng nữ.Chủ yếu đựơc dùng cho
    những vai trẻ đẹp, hoặc trẻ con trong hoàn cảnh có nhiều cảnh vật thiên nhiên như chim chóc, hoa lá để ca ngợI thiên nhiên đẹp hay để kể lễ sự
    việc có tính chất vui tươi phấn khởi

    14. Mẫu Tầm Tử
    Bài này được dùng hầu hết trong các vở cải lương.Tiết tấu sinh động, nhanh, căng thẳng,giai điệu thuộc âm khu cao.Tính chất vui tươi. Bài được dùng cho những nhân vật đột xuất, xuất hiện trong những tình huống đột xuất như quân lính xuất hiện bất thình lình báo cáo một cách hốt hỏang về tình hình nguy cấp, tình huống sắp có nguy cơ , cần có cách dốI phó cấp bách.Dùng trong kịch có đột biến để giảI quyết một vấn đề gì khó khăn, bết tắc. Bài này thường đựơc ca ngay, ít khi được bắt cầu bằng nói lối.Có thể dùng cho nhân vật trong lúc giận dữ, đấu tranh tư tưởng, giằng xé, phải đi đến một thái độ dứt khóat.

    15. Bài Xuân Nữ
    Nhiều người cho bài này thuộc loại oán ngắn vì có giọng oán.Dùng trong hát bộ và trong cải lương.Tính chất bi thiết, bài xuân nữ có khả năng chuyển biến tình thế rất nhanh. Thường dùng trong trường hợp có cảnh bi ai đột xuất , khi xảy ra một biến cố đau thương trong hoàn cảnh bình thường.Dùng trong cảnh giả biệt rất đắt.Có thể dùng làm nhạc nền trong các tình huống kể trên.

    16. Bài Ái Tử Kê-Hệ thống các bài Ngự.
    Bài này tuy ngắn nhưng hình thức chững chạc ,cân đối như lọai trên .Lời gốc bài này tả một bày gà con bị chồn bắt ,nói lên tình cảm trìu mến thương tiếc .Tính chất hiền hòa , êm ái.

    17. Bài Chiêu Quân
    Cùng một phong cách với bài Ái Tử Kê nhưng dài hơn và nội dung phát triển sâu hơn .Hai bài này thường đi cặp với nhau.Có thể cả hai cùng do một
    tác giả sáng tác ,thương gà con bị chồn bắt rồi nghĩ đến thân phận Chiêu Quân phải đi cống Hồ. Hai bài này có một ý nhạc liên tục và có thức cấu trúc giống nhau nói lên sự quạnh quẽ ,cô đơn ,trầm lặng,dịu hiền , đằm thắm nhưng rất ảo não.


    18. Bài Trường Tương Tư
    Từ bài Ái Tử Kê dến Chiêu Quân rồi chuyển sang Trường Tương Tư là cách chơi của dàn nhạc tài tử .Trong cách chơi đó ,chúng ta thấy có sự thống nhất từ thấp đến cao về phương diện nhạc điệu và câu nhạc của bài Trường Tương Tư được mở rộng thêm. Tính chất cô đơn quạnh quẽ của bài Trường Tương Tư được phát triển sâu hơn .Nỗi ai óan não nùng ,thất vọng nhớ nhung được thể hiện trong bài càng đậm nét. Hai bài Ái Tử Kê và Chiêu Quân thường dành cho vai nữ ,còn bài Trường Tương Tư thì dùng cho cả nam lẫn nữ.

    (sưu Tầm)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL