Tin tức
Hình ảnh
Diễn đàn
Đăng kí
Đăng nhập


Tài khoản
Mật khẩu

Chào mừng bạn đến với Cải lương Số !
Hãy nhanh tay đăng nhập để chia sẻ lờica tiếng hát hoặc các vở cải lương hay với bạn bè đồng điệu !
Upload nhạc để cùng chia sẻ với mọi người
Tên bài hát
Nghệ sĩ
    Soạn giả
      Thể loại
      Chọn files...
      • Home
      • Diễn đàn
      • SÂN KHẤU GẦN XA
      • Tin tức làng nghệ
      • Cải lương hình như không còn “say mê” tìm khán giả…

      Chủ đề: Cải lương hình như không còn “say mê” tìm khán giả…

      1. suka
        Avatar của suka
        Thứ sáu, 12/9/2008, 10:51 GMT+7
        Về đời sống của ngành và nghệ sĩ cải lương hiện nay – dư luận và cả những nhà chuyên môn có nhiều ý kiến rất khác nhau. Có ý kiến nói cải lương đang quay lưng lại khán giả; có ý kiến nói ngược lại; cũng có ý kiến nói cải lương đang giẫy chết; hoặc đang đang loay hoay tìm hướng mới… Như tin đã đưa, giỗ tổ ngành sân khấu năm nay khá lạc quan, các tụ điểm cải lương cũng mở tiệc linh đình không kém bên kịch nói. Tuy nhiên, về vấn đề nội tại của cải lương, cách hay nhất là hãy lắng nghe chính những người trong cuộc phát biểu.

        NSƯT-TS Bạch Tuyết: khán giả vẫn say mê cải lương


        NSƯT-TS Bạch Tuyết

        Tôi cho rằng cải lương hiện nay vẫn vậy, không thịnh và cũng chẳng suy, chỉ có điều thời đại đã khác nên cách thức tồn tại và hoạt động của nó cũng phải khác. Nếu thập niên 60 khán giả tự tìm đến sân khấu, thì ngày nay sân khấu phải biết cách tìm đến khán giả. Mà đâu riêng gì cải lương, trong kỷ nguyên toàn cầu hiện nay, mọi sự đã thay đổi, chỉ bằng một cái nhấp chuột, người ta đã có thể chọn lựa rất nhiều lĩnh vực được bày sẵn ra trước mắt. Tôi cho rằng đã đến lúc cải lương cũng phải biết đi vào trong dòng chảy của thị trường, thay đổi cách tiếp thị và nâng cao tính chuyên nghiệp.

        Nếu phân tích rõ hơn, trước năm 1975, cải lương ở miền Nam thường được phát vào tối thứ 7 trên tivi. Những vở phát sóng luôn được chọn lựa nghiêm ngặt từ thực tế biểu diễn, vở nào thực sự ăn khách, thực sự có chất lượng thì mới được ghi hình và cho phát sóng. Khán giả luân phiên đến rạp và xem truyền hình, lúc ấy có khoảng 10 ngàn lượt người như thế. Còn ngày nay, cả nước có hơn một trăm kênh truyền hình, rồi băng đĩa, karaoke, máy số, di động, Internet, và cả hàng ngàn CLB đờn ca tài tử… đều có vọng cổ, cải lương, nên khán giả bị chia nhỏ ra là cũng có cái lý. Nhiều chị em nội trợ mê cải lương nhưng do điều kiện gia đình không đến rạp xem được, vẫn có thể ngồi nhà với tivi và đầu đĩa là cải lương đã hiện ra.

        Khủng hoảng có chăng là ở chính nội tại của cải lương. Có thể những kịch bản mới chưa thay thế được những kịch bản kinh điển, nghệ sĩ trẻ thì chưa đủ thành danh để thu hút khán giả, và các nhà đài, các hãng băng đĩa thì quá vội vàng trong việc ghi hình, trong khi vở diễn ấy chưa được làm nhuần nhuyễn, chưa qua cọ xát thực tế… Đó là chưa nói cả trăm năm qua chúng ta cũng chỉ có mỗi rạp Hưng Đạo là có thể đáp ứng được yêu cầu của nghệ thuật cải lương, mà ngày nay thì rạp này đã quá lạc hậu và nhếch nhác, không đủ kỹ thuật hiện đại để đáp ứng như cầu ngày một cao cấp của khán giả. Cho nên có thể khẳng định rằng khán giả vẫn say mê cải lương, nhưng cải lương thì dường như không còn “say mê” khán giả như trước. Cứ để ý mà xem, cứ chương trình vọng cổ, cải lương nào được đầu tư bài bản 1 chút thì rạp thường cháy vé. Còn tổ chức không ra gì, khán giả sẽ thưa thớt.


        NSƯT Hùng Minh: Các vở mới làm còn hơi vội

        NSƯT Hùng Minh

        Trong lúc này cải lương chánh tông hơi yếu, mỗi tháng chỉ diễn được 1-2 suất. Những vở cũ đã định hình, mỗi lần chạy đều có khán giả đến rạp, nhưng chẳng lẽ cứ bài cũ làm tới, phải có cái gì mới chứ.

        Nhưng theo tôi thì các vở mới làm còn hơi vội, chưa nghiên cứu kỹ bài bản, lớp lang nên chưa kích thích được nghệ sĩ biểu diễn, và đương nhiên khó hấp dẫn được khán giả. Việc phân vai không còn kiểu đo ni đóng giày như trước, mà gặp ai thấy hợp hợp (hay quen biết) là giao, như kiểu cầu thủ bị ép ra sân, không đúng vị trí, làm sao đá tốt. Đồng thời, cũng do áp lực thời thị trường nên trong cung cách làm việc có nhiều vội vã, cập rập, chưa đầu tư tốt cả trong vĩ mô và vi mô.

        Cải lương là loại hình nghệ thuật của dân tộc, nhà nước phải có chiến lược bảo tồn và phát triển, nhưng hiện nay thì vẫn còn trong tình trạng “đem con bỏ chợ”.Nhiều đoàn bị phân rã, nhiều nhà hát không còn chỗ cho cải lương, và nhiều nghệ sĩ thì chuyển sang ca nhạc, diễn kịch, diễn tấu hài. Như bản thân tôi thì cái tình với cải lương vẫn mặn mà, sâu nặng, ai mời là đi ngay, chẳng quản ngại khó khăn. Vậy mà vừa rồi tôi cũng hào hứng đi diễn kịch để nuôi giữ đam mê, chờ thời. Những người như thế hệ chúng tôi mà còn phải nằm chờ thời, thì những thế hệ diễn viên trẻ, mới ra lò, họ phải làm sao, thật khó để trả lời.

        NSƯTKim Tử Long: lớp nghệ sĩ trẻ gần như hết cơ hội!

        NSƯT Kim Tử Long

        Theo tôi, mỗi người có một số phận riêng, cuộc đời của người nghệ sĩ cũng thế, mỗi người mỗi con đường, không phải cứ đi là đến thành công, mà cũng có những con đường dẫn đến thất bại. Có những nghệ sĩ sống thực sự với nghề, sân khấu đã nuôi sống họ; có những nghệ sĩ sống lay lắt, chúng ta cần truyền cảm hứng để họ tiếp tục theo nghề; có những người chỉ lãnh một hai trăm ngàn cho một suất diễn, kiếm những việc làm thêm là điều tất nhiên…

        Hiện nay tôi vẫn đi hát đều đều cho cái đài phát thanh, truyền hình, các tụ điểm, nhưng cải lương chính thống, hát theo vở thì chỉ có 1-2 suất mỗi tháng. Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng nói cho cùng thì thành phố hiện nay chỉ còn mỗi rạp Hưng Đạo là có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của cải lương. Chỉ có một rạp, cơ hội sẽ chia đều, chia nhỏ cho các lớp nghệ sĩ đi trước, lớp trẻ đi sau thì gần như hết cơ hội, phải chịu sự thiệt thòi. Không có sự kế thừa, cải lương sẽ già nua và bảo thủ, mà phần thiệt thòi nhiều nhất là khán giả. Một khi khán giả quay lưng thì cải lương sẽ long đong. Nếu chúng ta làm lơ, chúng ta sẽ góp phần đưa cải lương vào dĩ vãng, dù nó không chết đi, nhưng nó không còn nhiều cơ hội để bén rễ vào đời sống.

        Tuy nhiên tôi tin rằng, khi đất nước phát triển, khi chấp nhận hòa nhập với thế giới, bản sắc riêng là điều quan trọng, nhà nước sẽ có nhiều kế hoạch cụ thể hơn, để cải lương có thể tiếp tục phát triển.

        Nguồn :nhacvietplus.
        Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn 29-07-2010 02:02 PM  

      2. The Following User Says Thank You to suka For This Useful Post:


      « Chủ đề trước | Chủ đề tiếp theo »
      ANH EM CHANNEL




      • Giới thiệu
      • Điều khoản sử dụng
      • Liên hệ quảng cáo
      • Góp ý
      Copyright©2012 Cải lương Số
      Đơn vị chủ quản: CLB YÊU CỔ NHẠC ANH EM