Tin tức
Hình ảnh
Diễn đàn
Đăng kí
Đăng nhập


Tài khoản
Mật khẩu

Chào mừng bạn đến với Cải lương Số !
Hãy nhanh tay đăng nhập để chia sẻ lờica tiếng hát hoặc các vở cải lương hay với bạn bè đồng điệu !
Upload nhạc để cùng chia sẻ với mọi người
Tên bài hát
Nghệ sĩ
    Soạn giả
      Thể loại
      Chọn files...
      • Home
      • Diễn đàn
      • SÂN KHẤU GẦN XA
      • Tin tức làng nghệ
      • Cải lương "pha" kịch có cứu được cải lương?

      Chủ đề: Cải lương "pha" kịch có cứu được cải lương?

      1. Thuong Tran
        Avatar của Thuong Tran
        PNCN - Sân khấu (SK) cải lương Kim Châu khai trương ngày 29/4 với tuồng Tiểu anh hùng Nam quốc; ngày 3/5, SK này phúc khảo vở cải lương Một ông hai bà do diễn viên kịch nói Cát Phượng đạo diễn. Nét đặc biệt của vở diễn này mang đậm phong cách kịch nói. Đây chính là một nỗ lực tạo sức hấp dẫn mới cho cải lương truyền thống.

        Nỗ lực làm mới

        Nhiều năm qua, cải lương (CL) rơi vào tình trạng khủng hoảng đến mức nhiều người dự đoán không sớm thì muộn, loại hình nghệ thuật truyền thống này sẽ chỉ còn tồn tại dưới dạng văn hóa tĩnh. Nghĩa là rồi sẽ có một ngày CL được bảo tồn trong phạm vi hẹp chứ không thể phục vụ số đông công chúng. TP.HCM được xem là nơi “địa lợi” của CL, nhưng chỉ còn duy nhất Nhà hát Trần Hữu Trang sáng đèn. Dù vậy, tại đây, hầu như cả năm chỉ trình diễn một vài vở mới. Đoàn cải lương xã hội hóa của nghệ sĩ (NS) Vũ Luân trực thuộc nhà hát này cũng thỉnh thoảng phục vụ khán giả bằng một tuồng cổ làm lại từ kịch bản cũ. Theo soạn giả Hoàng Song Việt, loại hình nghệ thuật CL từng có thời huy hoàng, nhưng hiện tại chỉ còn vài NS như Vũ Linh, Vũ Luân, Kim Tử Long, Trọng Phúc… đủ sức kéo khán giả đến rạp. Thỉnh thoảng họ mới tổ chức show diễn. Trong mỗi show diễn như ở rạp Thủ Đô khoảng 900 chỗ nhưng khán giả chiếm hơn nửa rạp đã được xem là thành công.

        Đã có nhiều lý giải vì sao CL mất sức hấp dẫn với công chúng. Về khách quan, nhiều ý kiến cho rằng CL không đủ năng lực cạnh tranh với các loại hình giải trí mới mẻ. Về chủ quan thì do thiếu sự đầu tư nên CL không có kịch bản mới và hay, cảnh trí sân khấu, phục trang nghèo nàn không tạo được sự lung linh cần có. Nhiều NS CL lâu năm trong nghề như NS Linh Huyền khẳng định: “Tính chất CL quá buồn, lại rề rà và thời lượng dài, không phù hợp với tâm lý thưởng ngoạn trong nhịp sống hiện đại”.

        Chính vì vậy, Linh Huyền đã ấp ủ một ước muốn làm điều gì đó để khoác chiếc áo mới cho CL với mục đích chinh phục khán giả hiện đại. Phương cách thực hiện của chị là thổi không khí kịch vào CL. Cụ thể, chị xây dựng những kịch bản có thời lượng khoảng hơn một giờ đồng hồ, trong đó có nhiều yếu tố hài giúp khán giả thư giãn. Điều quan trọng là cách diễn nhẹ nhàng, súc tích cô đọng và thoại nhiều như kịch nói. Chỉ đến những đoạn giao đãi kịch tính thì mới khai thác bằng âm nhạc.

        NSƯT Ngọc Giàu đồng tình với cách làm này. Bà chia sẻ: “Cuộc sống hiện tại đã có quá nhiều áp lực và lo toan nên khán giả không thể chịu nổi không khí bi lụy của một vở CL theo kiểu truyền thống. Vì vậy, tôi tin loại hình CL - kịch sẽ mang lại hứng thú cho người xem”.

        Vẫn là ẩn số

        Cách đây khoảng trên 10 năm, NS Thanh Điền, người phụ trách Đoàn Cải lương Sài Gòn 3 đã từng thử nghiệm loại hình kịch - CL. Nhưng vì nhiều lý do, phương cách hoạt động này đã không được tiếp tục. Gần đây, để lồng phong cách hiện đại và ý tưởng mới của kịch vào CL, Đoàn CL Trần Hữu Trang đã mời đạo diễn kịch của Idecaf, NS Vũ Minh về dựng vở Đả chiến phá sông Ngân. Vở diễn này đạt được thành công nhất định trong dịp Tết Tân Mão vừa qua. Ngay sau đó, NS Kim Tử Long cũng mời Vũ Minh dàn dựng cho live show kỷ niệm 30 năm ca hát của anh.

        Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, phong cách CL - kịch nói có thành công hay không, vẫn phải chờ thời gian thẩm định. Ngay cả “bà bầu” Linh Huyền cũng có kế hoạch “phòng hờ” bằng cách dàn dựng những vở CL theo nguyên bản truyền thống xen lẫn CL - kịch. Một dạng vở tuồng chuyên về các vở lịch sử như một cách dạy lịch sử dân tộc cho giới trẻ. Dạng còn lại là CL chuyên về các danh nhân văn hóa dành cho giới trí thức.

        Ngay những người am hiểu về CL cũng có nhiều ý kiến trái chiều về loại hình CL - kịch nói. Nhiều người cho rằng CL cần phải được giữ nguyên bản truyền thống của nó, nhưng nên được đầu tư chỉn chu hơn thì khán giả sành CL mới tâm phục khẩu phục. Nhiều người có tư tưởng cách tân thì cho rằng mô hình này sẽ tạo nên sự phong phú cho CL, từ đó sẽ kích thích sự quan tâm của công chúng.

        NS Ngọc Giàu cho biết thêm: “Vào khoảng thập niên 1960-1970, đã có nhiều vở CL mang hơi hướm kịch như Nước biển mưa nguồn của soạn giả Năm Châu, Tấm lòng của biển và Con gái chị Hằng của Hà Triều - Hoa Phượng đã được khán giả hưởng ứng nhiệt liệt. Trong nhịp sống nhanh như ngày nay, tôi nghĩ dạng CL kịch này càng phù hợp với tâm lý người xem”.

        NS Linh Huyền cũng bộc bạch: “Tôi cũng như nhiều NS khác rất xót xa khi thấy CL mất dần sức sống. Từ đó, tôi nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm làm điều gì đó để tạo nét mới cho CL nhằm thu hút khán giả quay lại với loại hình nghệ thuật này. Thành công hay thất bại còn là ẩn số, nhưng dẫu kết quả thế nào, tôi cũng thấy hạnh phúc vì mình đã thể hiện tình yêu với CL bằng hành động cụ thể”.

        Những hành động cụ thể để giúp CL hồi sinh là rất đáng quý. Dù còn nhiều tranh cãi về việc bảo tồn nguyên bản hay nên biến tấu để phù hợp với thời cuộc, những nỗ lực đưa CL lên sàn diễn đều rất đáng trân trọng.

        Nguyễn Huỳnh (Phụ Nữ Online)
        Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn 30-05-2011 08:46 PM  

      2. The Following 3 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:


      « Chủ đề trước | Chủ đề tiếp theo »
      ANH EM CHANNEL




      • Giới thiệu
      • Điều khoản sử dụng
      • Liên hệ quảng cáo
      • Góp ý
      Copyright©2012 Cải lương Số
      Đơn vị chủ quản: CLB YÊU CỔ NHẠC ANH EM