Tin tức
Hình ảnh
Diễn đàn
Đăng kí
Đăng nhập


Tài khoản
Mật khẩu

Chào mừng bạn đến với Cải lương Số !
Hãy nhanh tay đăng nhập để chia sẻ lờica tiếng hát hoặc các vở cải lương hay với bạn bè đồng điệu !
Upload nhạc để cùng chia sẻ với mọi người
Tên bài hát
Nghệ sĩ
    Soạn giả
      Thể loại
      Chọn files...
      • Home
      • Diễn đàn
      • SÂN KHẤU GẦN XA
      • Tin tức làng nghệ
      • Sáp nhập để đầu tư, nâng cấp

      Chủ đề: Sáp nhập để đầu tư, nâng cấp

      1. Hai Lua
        Avatar của Hai Lua
        TPHCM có 9 đơn vị nghệ thuật công lập nhưng hoạt động chưa gây được dấu ấn. Sáp nhập để đầu tư có hiệu quả là việc cơ quan quản lý sớm phải làm

        TPHCM hiện có 9 đơn vị nghệ thuật Nhà nước, trong đó có 5 nhà hát (Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TPHCM, Nhà hát Nghệ thuật Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM, Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen, Nhà hát Kịch TPHCM), 2 đoàn (Đoàn Nghệ thuật Xiếc TPHCM, Đoàn Nghệ thuật Múa rối TPHCM) và 2 trung tâm (Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh TPHCM). Nhưng dấu ấn hoạt động nghệ thuật của phần lớn những đơn vị quốc doanh này trong đời sống xã hội khá mờ nhạt.


        Cảnh trong vở Đả chiến phá sông Ngân của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đầu tư diễn đúng 4 suất rồi ngưng.
        Ảnh: THANH HIỆP

        Chưa tạo dấu ấn

        Trong buổi làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội mới đây, bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM, so sánh: Số đơn vị nghệ thuật của Nhà nước ít hơn, số vốn đầu tư cao hơn rất nhiều lần so với các đơn vị tư nhân nhưng hiệu suất thu được chưa chiếm tới 50%. Đó là một thực tế nhưng các nhà quản lý, hoạch định chính sách cho lĩnh vực này chưa có những điều chỉnh thích hợp.

        Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM, lý giải hầu hết các đơn vị nghệ thuật Nhà nước tại TPHCM đều có doanh thu dịch vụ biểu diễn, có đơn vị đạt được doanh thu tương đối cao, như Đoàn Nghệ thuật Múa rối, Đoàn Nghệ thuật Xiếc, Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM… Tuy nhiên, mức doanh thu của các đơn vị nghệ thuật Nhà nước sở dĩ không được như các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa bởi phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

        Trong tình hình thị trường giải trí đang xuống dốc, đời sống văn hóa nghệ thuật xuống cấp như những năm qua, công chúng nghệ thuật không thấy vai trò của các đơn vị nghệ thuật Nhà nước này. Có thể doanh thu dịch vụ của các đơn vị này khá tốt, như ông Võ Trọng Nam cho biết, nhưng dấu ấn của họ trong đời sống văn hóa nghệ thuật đòi hỏi có những chương trình nghệ thuật tầm cỡ, vở diễn có chất lượng cao thì không, ngoại trừ Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TPHCM, ghi dấu ấn bằng chương trình Giai điệu mùa thu, diễn ra hằng năm.

        Có ý kiến đặt lại vấn đề, nếu lập ra nhà hát, các đoàn, trung tâm nghệ thuật chỉ để làm một vài chương trình phục vụ các ngày lễ, Tết, ngoại giao hay phục vụ vài chục suất diễn cho đồng bào ngoại thành vùng sâu, vùng xa thì không cần đến Nhà nước đầu tư, các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa hiện nay còn làm tốt hơn.

        “Chúng ta cần tôn trọng những quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và vai trò tham gia phân bổ của thị trường để giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường và Nhà nước trong phân bổ các nguồn lực”.

        Bà Nguyễn Thế Thanh (nguyên phó giám đốc Sở VH-TT-DL TPHCM)


        Không nên ôm đồm

        Cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng làm nghệ thuật không thể không theo hướng thị trường. Vấn đề cung cầu và nhu cầu phát triển là những yếu tố không thể bỏ qua. Những gì tư nhân không đầu tư thì Nhà nước phải đầu tư, nếu thấy cần thiết, còn những gì có thể dùng vốn xã hội hóa thì Nhà nước không nên ôm đồm.

        Thực tế, những điểm sáng trên các sân khấu nghệ thuật tại TPHCM có tác động tích cực đến đời sống nghệ thuật là do các đơn vị xã hội hóa đầu tư làm nên.

        Mỗi năm, TPHCM đầu tư cho các đơn vị nghệ thuật Nhà nước khoảng gần 25 tỉ đồng để hoạt động biểu diễn. Số tiền này phân bổ cho các đơn vị theo nhiều cấp độ, trong đó nhiều nhất là Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TPHCM, nhưng cũng chỉ trên dưới 3 tỉ đồng/năm.

        Tổng số tiền ngân sách chi ra mỗi năm không nhỏ nhưng phải chia manh mún cho các đơn vị nên không nhiều, bởi trong đó bao gồm cả chi phí tiền lương.

        Sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật Nhà nước là nhiệm vụ cấp bách mà TPHCM phải làm.


        Hai đề án đang chuẩn bị triển khai

        Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM, cho biết sở đang trình UBND TPHCM hai đề án sắp xếp và nâng cao hiệu quả của các đơn vị nghệ thuật Nhà nước tại TPHCM.

        Trong đó, Đoàn Nghệ thuật Múa rối TPHCM và Đoàn Nghệ thuật Xiếc TPHCM được sáp nhập thành Nhà hát Phương Nam, đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của hai bộ môn nghệ thuật này, vì hiện nay, cả hai đều có doanh thu cao nhờ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nước ngoài; sắp xếp sáp nhập Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM thành Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống, lấy Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Hưng Đạo là nơi hoạt động và biểu diễn của hai nhà hát này.

        Đề án thứ hai là nâng cao hoạt động của Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM, tiến tới xã hội hóa hoạt động của đơn vị này. Trước mắt, Nhà nước đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại một lần cho đơn vị, sau đó không đầu tư nữa. Thực hiện được 2 đề án này, kinh phí đầu tư của Nhà nước sẽ tập trung hơn và hiệu quả hơn.

        Hữu Thân
        Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn 31-03-2011 09:33 PM  

      2. The Following 5 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


      « Chủ đề trước | Chủ đề tiếp theo »
      ANH EM CHANNEL




      • Giới thiệu
      • Điều khoản sử dụng
      • Liên hệ quảng cáo
      • Góp ý
      Copyright©2012 Cải lương Số
      Đơn vị chủ quản: CLB YÊU CỔ NHẠC ANH EM