Soạn giả kiệt xuất Ngọc Điệp
(01/01/1933 - 07/6/1990) Trong giai đoạn hoàng kim của cải lương, không những chỉ có nghệ sĩ "vàng" mà còn soạn giả vàng xuất hiện như nấm mọc mùa mưa, các soạn giả trẻ cùng những nghệ sĩ trẻ này lôi kéo khán giả ùn ùn tới rạp, làm cải lương chiếm vị trí trung tâm trong các ngành văn hoá, nghệ thuật và giải trí, thậm chí cải lương lấn sân qua lĩnh vực điện ảnh mà đại diện là Thanh Nga, Hùng Cường, Bạch Tuyết, Mộng Tuyền... Các soạn giả vàng như Hà Triều, Hoa Phượng, Loan Thào,Yên Ba,Yên Trang, Hoàng Khâm, Nguyên Thảo, Yên Lang, Lưu Thuỷ, Hoàng Việt, Thu An, Thế Châu, Nhị Kiều,Ngọc Văn,Kiên Giang, Thiếu Linh,Mộc Linh,Thế Châu, Ngọc Văn, Ngọc Điệp,Trần Hà... không những ăn nên làm ra ở lĩnh vực cải lương mà còn lấn sân bên điện ảnh như Ngọc Điêp, Nguyễn Phương, Năm Châu,...
Mỗi tác giả có những sở trường riêng, người chuyên về tuồng xã hội, người chuyên về kiếm hiệp hương xa, có người chuyền thể từ các truyện tiều thuyết nổi tiếng, có người dựa vào các sự kiện lịch sử trong và ngoài nước đề tạo ra những tác phẩm bất hữu cho cải lương. Tính đồng đội, tinh thần hợp tác trong việc sáng tác cũng như những môn thể thao nổi tiếng được xem trọng để tạo nên nhưng vở kinh điển.
Đa số các soạn giả thường không viết sô lô một mình mà họ thuờng kết hợp nhau tạo thành các liên doanh ăn sâu vào tâm trí khán giả như Hà Triều-Hoa Phượng, Hoàng Loan, Hoàng Kiều Loan, Loan Thảo-Yên Ba, Hoa Phượng, Ngọc Điệp, Nhị Kiều-Thế Châu.... Nồi bật về mảng tuồng xã hội có Hà Triều, Hoa Phượng, Loan Thảo, Hoang Khâm, Thu An, Ngọc Điệp, Yên Ba...về mảng tuồng kiếm hiệp thì có Yên Lang, Nguyên Thảo... Để nhìn mặt gởi vàng, mỗi soạn giả cũng đã có ít vốn-những tuồng đinh của mình, nói đến soạn giả xưa người ta thường nhắc đến Hà Triều, Hoa Phượng, Loan Thảo, Yên Lang, Nguyên Thảo, lớp soạn giả tiền phong thì có Năm Châu, Tư Trang, Viễn Châu, Quy Sắc, Kiên Giang, Nguyễn Phương....nhưng có một tác giả ít được nhắc đến là soạn giả Ngọc Điêp. Soạn giả Ngọc Điệp với những tác tuồng nổi tiếng như Gái Điếm Vợ Hiền, Lan Huệ Sầu Ai, Tuyệt Tình Ca, Nợ Tình, Con Ma nhà Họ Hứa, May Rủi Một Chồng, Đau Lòng Khi Hội Ngộ, Trường Tương Tư, Hắc Sa Thôn huyết hận, Gió Giao Mùa, Nhạn về Xóm Liễu…
Giữa hàng chục, hàng trăm soạn giả vàng, soạn giả Ngọc Điệp không bị lẫn lộn, vẫn nổi lên do có một phong cách sáng tác riêng biệt với các soạn giả khác dù số tác phẩm ông để lại không đồ sộ như Hà Triều, Hoa Phượng, Loan Thảo, Thu An, Nhị Kiều, Yên lang, Hoàng Khâm...Tìm thông tin về ông không dễ chút nào, như tìm trăng đáy nước, chỉ biết rằng ông là soạn giả thường trực của các đại ban sân khấu như Kim Chung, Dạ Lý Hương... Ông cùng soạn giả Yên Lang và các soạn giả khác vào năm 1960, lúc kinh tế khó khăn, giả cả vật chất leo thang, tham gia cuộc họp mặt đầu tiên được diễn ra ở một địa điểm bên cạnh rạp Quốc Thanh, hôm đó ngoài Yên Lang còn có mặt các soạn giả: Hoàng Khâm, Mộc Linh, Hà Triều, Hoa Phượng, Ngọc Điệp, Tuấn Khanh, Loan Thảo, Yên Ba… và hai ký giả kịch trường là Phong Vân và Hoài Ngọc. Kết quả cuộc họp mặt, anh em đều thống nhất đòi nâng tiền bản quyền lên 6% doanh thu của mỗi xuất hát và tỷ lệ này không chỉ giữ ở năm mươi xuất hát đầu mà kéo dài không giới hạn thời gian. Sau đó là những cuộc họp khác với những nghệ sĩ lão thành tại trụ sở Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Tương Tế ở đường Cô Bắc (Sài Gòn), thời gian kéo dài gần một năm mới chấm dứt. Kết quả của đề nghị nâng tiền bản quyền đã thành công, từ đó trở về sau soạn giả được hưởng 6% doanh thu của mỗi xuất hát. Không ai biết được ông kết thúc sự nghiệp sáng tác ra sao, chỉ biết ông đi cải tạo tập trung sau 1975 bảy năm trời và khán giả từ đó dường như biệt tin về ông.
Hình ảnh người lính làm nhân vật chính trong các vờ tuồng của ông bình dị, gần gũi và giúp đỡ dân chúng, không hơn ai khác, chính họ hay những người thân của họ cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh, của những tệ nạn xã hội… người lính luôn là những người biết vươn lên, thành những người đứng đầu trong các cơ quan nhà nước, quân đội, họ làm cho dân thêm yêu mến và gần gũi (Ông Cò Quận 9, Lê Bá Phước trong Đời Cô Hạnh, Nhân trong Nợ Tình)... Chính họ là những chiếc phao cứu sinh cho những cô gái lầm đuờng lạc lối, lỡ bước sa chân do chiến tranh, do tệ nạn xã hội, lối sống đua đòi hưởng thụ mà xã hội không chấp nhận. Tuồng cùa ông luôn có những bài nhạc đương thời, đúng hoàn cảnh tâm lý nhân vật làm cho những tác phẩm thêm tính xã hội như Mắt Xanh Con Gái, Tựa Cánh Bèo Trôi, Hận Tha La...trong Gái Điêm Vợ Hiền, Thu Sầu... trong Lan Huệ Sầu Ai. Soạn giả Ngọc Điêp đã phản ánh được những khoảng cách chênh lệch về phong tục, tập quán, kinh tế, cái ăn cái mặt giữa nông thôn và đô thị một cách sinh động, tài tình, thâm thuý. Với cái nhìn nguyên nhân và hậu quả cùng những đặc điềm trên làm những đề tài xã hội trong nghệ thuật của ông rất rộng, đầy đủ và thật và làm nồi bật cái riêng của ông so với các tác soạn giả khác.
Ở mảng tuồng xã hội, Ngọc Điệp luôn lấy chiến tranh làm nền tảng cho mọi vấn nạn trong xã hội, từ thời kháng chiến chống pháp đến thời Cộng Hoà, dù cuộc sống có xoay chiều, nhiễu nhương đôi khi bóng tối lấn ánh sáng, cái xấu át cái thiện, nhưng ông vẩn lấy triết lý, phong tục tập quán, đạo đức phương Đông làm kim chỉ nam soi sáng những kẻ lầm đường lạc lối. Duờng như ông quan sát kỹ cuộc sống mình trãi qua với những áp lực về kinh tế, những tệ nạn như bài bạc, mãi dâm, hút chích, nhảy nhót, đè nặng lên tuổi xuân thế của hệ trẻ ,cuộc sống hưởng thụ, đua đòi theo lối sống Phương Tây được ông phác hoạ được bức tranh xã hội của từng biến cố xã hội. Ông có cái nhìn bao dung khi luôn tương tác, kết hợp những con người trong lầm đường lạc lối( gái buôn hương bán phấn, má mì, ma cô...) trong bóng tối và những người tốt - nền tảng của xã hội(thường là những quân nhân, những quan chức trong bộ máy chính quyền đương thời). Lê thị Trường An trong Tuyệt Tình ca làm điếm để nuôi em ăn học, lo cho mẹ bạo bệnh, mẹ cô đến với ba cô tuy là vợ bé nhưng về mặt đao đức thì hợp pháp do mẹ lớn ham mê cờ bạc, bỏ bê gia đình, suýt chút nữa cô phải lấy anh trai khác mẹ của mình làm chồng và bị đánh ghen một cách tàn nhẫn trước một tâm hồn non nớt, nhưng tình cờ cô gặp lại người cha, người đứng đầu dẹp tệ nạn cho cả một quận, Ông Cò đã cứu con gái mình thoát khỏi cuộc sống ô nhục công bằng theo luật pháp nhưng cũng đầy tình người .
Trong vở Gái Điếm Vợ Hiền, Xuân, Hạnh là hai cô gái muốn thoát nghèo, Xuân thì mồ côi khi chiến tranh đã cuớp đi hai đấng sinh thành, chỉ còn người anh duy nhất trong thời bom đạn nên chấp nhận dấn thân vào đời sương gió để anh mình được toàn mạng sống. Hạnh một cô gái quê nghèo, lỡ sa chân đề lo cho gia đình cha yếu mẹ già nơi khô cằn sỏi đá tận cuối trời Nam. Họ phải sống theo lối sống thác loạn và đối diện với nguy hiểm vì có thề bị đánh ghen, bệnh truyền nhiễm bất kỳ lúc nào. Nhưng rồi họ may mắn được những quân nhân hiền lành, bao dung cứu khỏi cuộc sống nhơ nhuốc, Đại uý Lê Bá Phước, một thanh niên lớn lên từ cô nhi viện, mất cha mẹ do chiến tranh. Phước lấy Hạnh làm vợ dù trãi qua những đấu tranh tâm lý gay gắt và những áp lực cũa xã hội với loại gái giang hồ,rồi trung uý hải quân Toàn, cũng là một quân nhân lấy Xuân phải trãi qua nhiều đau đớn, mất mát xung đột với em, với mẹ mình.
Tương tự trong vở "Lan Huệ sầu ai" cũng mang thông điệp như vậy dù môi trường sống khác, mỗi nhà mỗi cảnh, đèn nhà ai nấy sáng. Tệ nạn hút chít, xì ke của cha mẹ sẽ đẩy con cái vào bước đường cùng. Để cứu gia đình, con cái đôi khi đánh mất hạnh phúc cả đời và sống một kiếp sống đầy thị phi, nhiều áp lực. Lan bán mình để trả nợ cho cha mẹ do cha ngiện ngập, rồi mất người yêu(sau này cũng là quân nhân). Sau đó Lan làm vợ của một quân nhân, người đã cứu sống Lan sau lần tự tử, tuy nhiên Lan cũng phãi chịu sư khinh rẻ từ mẹ, em chồng sự ghen tuông của nhi nữ thường tình đến nổi Lan phải bỏ nhà ra đi trước sự dèm pha của gia đình chồng và sự ghen tuông vô lý của chồng. Huệ thì có nghị lực, cố gắng học hành đánh máy và ngoại ngữ đề có việc làm tốt, ” lấy lại bằng tiền” như những sinh viên ngày nay.
Vở cải lương xã hội Nợ Tình cũng lấy thời điểm chiến tranh loạn lạc làm nền tảng. Có những người dựa vào thế lực, sự không ồn định của xã hội đề đầy bạn bè vào đường tù tội, chết chóc đề cướp vợ bạn. Nạn hối lộ hoành hành nhưng cũng may trong cuộc sống luôn có những người tốt, những quan chức tốt cứu những con người tận cùng đau khổ, những người hùng(cũng là những nguời lính) giúp họ tìm ra nguyên nhân và đáp trả bọn áp bức, và trên hết là lưới trời hay luật nhân quả.
Tuyệt Tình Ca hay Người đối diện lương tâm_tên một tựa tuồng cải lương nổi tiếng trên sân khấu Dạ Lý Hương trước năm 1975. Ngày nay đã 40 năm,khách mộ điệu cải lương vẫn còn thích nghe và hát lại,đồng thương cảm với các vai diễn trong tuồng đầy nước mắt trong hoàn cảnh của đất nước, nhớ đến nhân vật Lê thị Trường An, một ông cò quận 9 nhưng người Biên Hòa không ít trong chúng ta, biết được một trong 2 soạn giả tài danh đã nặn tim nạo óc,để lại cho sân khấu cải lương một tác phẩm giá trị nghệ thuật,lại là một người con của đất Biên Hòa thân yêu - Soạn giả Ngọc Điệp.
Những năm cuối thập niên 60 vở Tuyệt tình ca trên sân khấu Dạ Lý Hương đã làm chấn động giới hăm mộ cải lương,giới bình dân cũng như trí thức,luôn cả sự bàn tán trong sinh hoạt chính trị thời bấy giờ. Với ông cò Hương từng là thầy giáo dạy ở Vĩnh Long có phải chăng là ông phó Tổng thống Trần Văn Hương hay một nhân vật nào.Với những địa danh gần gũi như Long Hồ và Trường An, pha lẫn những tình tiết hầu như có thật,đã khiến những người mộ điệu của tỉnh Vĩnh Long vẫn nghĩ một trong 2 người viết ra vở tuồng phải là người Vĩnh Long. Nhưng “Tuyệt tình ca” được dàn dựng bởi 2 soạn giả tài danh Hoa Phượng và Ngọc Điệp,soạn giả Hoa Phượng người quê Núi Sập_Châu Đốc,còn Ngọc Điệp sinh trưởng từ Bình Đa_Biên Hoà, sau gia đình chuyển lên Vĩnh Thị, Phước Lư (hãng dầu), nơi đây cũng có ông cò Hương vang tiếng một thời, gia đình của soạn giả Ngọc Điệp có một thời thân thiết,do đó nhân vật ông cò quận 9, không biết là ông Phó tổng thống Trần văn Hương hay là ông cò Hương của Vĩnh Thị Biên Hoà? Và câu trả lời vẫn không có vì cả hai Hoa Phượng và Ngọc Điệp không còn nữa.
Soạn giả Ngọc Điệp trước khi bước qua địa hạt sân khấu với bút hiệu Phương Linh cộng tác cho các tờ báo hằng ngày tại Sài gòn,từ nhà báo bước qua sân khấu cải lương được sự dìu dắt và chỉ dẫn bởi cố nghệ sĩ Ba Vân và soạn giả Kiên Giang, Hà Huy Hà với bút hiệu Hoài Điệp và Ngọc Điệp sau này. Những vở tuồng của ông viết được biết đến như Hoa nở cuối mùa trên sân khấu Út Bạch Lan Thành Được, Giấc mơ không đến hai lần trên sân khấu Kim Chưởng, Gió giao mùa và Nhạn về xóm Liễu trên sân khấu Kim Chung. Thời vàng son của ông là thời gian làm soạn giả thường trực cả hai đại ban Dạ Lý Hương và Kim Chung cùng viết với Hoa Phượng vở Tuyệt tình ca, ông còn đi xa hơn với những tác phẩm đến nay vẫn còn nhắc nhở như Lấy chồng xứ lạ, Gái điếm vợ hiền, Lan Huệ sầu ai, Nợ tình, Tuyệt tình ca 3 tức Ngọn cỏ gió đùa trên sân khấu Tân Hoa Lan.
Đầu thập niên 70, ông đã đoạt giải Văn học nghệ thuật của Tổng thống Thiệu với tác phẩm Thân gái dặm trường được chuyển thành phim Phận má hồng. Soạn giả Ngọc Điệp với biệt danh là Tư Cao vẫn còn để lại nhiều dấu ấn tình cảm của người con xứ bưởi trong lòng đa số những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng đương thời, cũng như những tác phẩm của ông ngày nay vẫn còn nhắc nhớ trong giới hâm mộ cải lương. Trong video Giã từ thế kỷ của Thúy Nga, trích đoạn Tuyệt tình ca được trình diễn bởi 2 nghệ sĩ gạo cội Thành Được và Phượng Liên vẫn còn lấy nhiều nước mắt của khán giả mộ điệu khắp nơi và làm sống lại bộ môn cải lương ở hải ngoại, chỉ rất tiếc là ông MC Nguyễn Ngọc Ngạn không giới thiệu đúng tên soạn giả, luôn cả hai nghệ sĩ trình diễn, từng một thời gắn liền với tên tuổi soạn giả Ngọc Điệp cũng không một lời đính chánh. Cũng may là còn nhà văn Ngành Mai và các nghệ sĩ trẻ của đoàn Thái Dương ở hải ngoại vẫn còn nhắc nhớ bằng sự trang trọng đến soạn giả Ngọc Điệp với từng sáng tác của ông. Mới đây trong cuộc phỏng vấn của đài RFA với nữ nghệ sĩ Bích Phượng (còn ở trong nước) ái nữ của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, cô có nhắc đến vai của cha cô ông cò quận 9 và tuồng Tuyệt tình ca, cô có thắc mắc rằng vở tuống rất hay, khán giả vẫn còn nhắc nhớ nhưng không biết tại sao tạm ngưng phát hay diễn lại.
Nếu thời vàng son của soạn giả Ngọc Điệp từng ấp ủ, che chở cho bạn bè và đàn em trước cơn bão táp mưa sa thì trước cuộc đổi đời ông bị vùi dập trong mưa sa bão táp bởi đàn em và bè bạn. Sau 30/4/75, tuồng hát của ông tạm ngưng diễn,ông rời bỏ Sài Gòn trở về Bình Đa_Biên hòa tá túc với người chị ruột một thời gian rồi bị bắt biệt giam nhiều năm tại trung tâm cải huấn Biên Hòa cũ, sau chuyển ra B5 được thả sau 5 năm nằm ấp. Dù với thân xác bệnh hoạn và ốm đói, ông vẩn tiếp tục sáng tác để làm kế sinh nhai, khai tử tên Ngọc Điệp bằng cách bán rẻ sáng tác cùa mình. Những vở tuồng của ông như “Lan Huệ sầu ai”, “Nhạn về xóm Liễu” được diễn với tên soạn giả là Mộc Linh thay vì Ngọc Điệp. Những tấm lòng còn đến với ông trong những tháng ngày lao đao là nghệ sĩ Bạch Tuyết, nghệ sĩ Minh Phụng và soạn giả Hoài Nhân. Nhưng cơn mưa rào không cứu được nắng hạn, ông kéo dài sự sống trong cô đơn và bệnh hoạn. Nếu những tác phẩm của ông đã lấy nhiều nước mắt của khán thính giả hâm mộ cải lương thì cuộc đời đổi thay đã khiến ông cạn nước mắt. Soạn giả Ngọc Điệp sinh ra từ Bình Đa_Vĩnh Cửu 1932, ngày cuối đời ông cũng trở về với Vĩnh Cửu_Bình Đa. Ông mất đi vào năm 1990.
Những tác phẩm nổi tiếng sẽ được trân quý và lưu truyền qua nhiều thế hệ.Nay mai đây,những nhà nghiên cứu về văn học nghệ thuật nước nhà,nhất là thời hoàng kim của sân khấu cải lương trước 1975, nếu còn được nhắc nhớ những người có công đóng góp vào nghệ thuật sân khấu thì tên của soạn giả Ngọc Điệp (người của Biên Hòa) sẽ được nhắc đến.
Một nén hương lòng nhân ngày giỗ của ông cùng với đồng hương Biên Hòa và thân hữu đã biết Bình Nguyên Lộc với tác phẩm “Đò Dọc”, Nguyễn Tất Nhiên trong tập thơ “Thiên Tai”, Lê Hựu Hà với dòng nhạc “Tôi Muốn”, chúng ta còn dịp biệt thêm một tài danh Biên Hòa trên sân khấu cải lương: Soạn giả Ngọc Điệp với “Tuyệt Tình Ca”
Soạn giả Ngọc Điệp, tên thật là Nguyễn Hữu Được sinh năm 1932 tại Vĩnh Cửu, Bình Đa, Biên Hòa (trước năm 1954 vùng đất từ Tam Hiệp kéo dài vô Bình Đa có tên là Vĩnh Cửu, Bình Đa). Mất vào ngày thứ năm 7/6/1990 tại Bình Đa, Biên Hòa.
Thân sinh là một công chức chính phủ thời bấy giờ.Mẹ là bà Bảy Ất một đông y chuyên trị bệnh đàn bà nổi tiếng từ những năm 1960_1970 tại Hãng Dầu (Phước Lư),Biên Hòa. Cháu gọi ông Biện Tình (một võ sư nổi tiếng một thời) bằng cậu.Gia đình có 3 chị em, hiện còn người chị cả ở Bình Đa (nơi ông yên nghỉ) và một người em gái vẫn còn sống tại căn nhà cũ tại Hãng Dầu.
Thuở nhỏ học trường Vĩnh Cửu (tức Tam Hiệp bây giờ) rồi lên Biên Hòa bạn học cùng thời với ông Đỗ Cao Thanh,lớn lên cùng người chị tham gia kháng chiến chống Pháp trong đội “Thanh Niên Tiền Phong”. Bước chân ông đã qua các vùng Tiền Giang và các tỉnh miền Đông.Trước năm 1963,ông làm việc cho Ty Thông Tin Thủ Dầu Một,bị quản thúc một thời gian tại Sài Gòn (dành cho những người tham gia kháng chiến trở về), sau đó viết văn làm báo và tham gia sân khấu cải lương.Đến năm 1976,ông bị bắt biệt giam hơn 5 năm tại Biên Hòa.
Hiện thời được biết ông có hai người con trai định cư ở Đan Mạch và những người con còn lại đang sống tại cư xá Kiến Thiết Thủ Đức.Thời kỳ vàng son là soạn giả thường trực cả hai đoàn hát lớn Dạ Lý Hương và Kim Chung.Nhận giải Văn Học Nghệ Thuật của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1971 với tác phẩm “ Thân gái dặm trường”. Tổng Thư Ký Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ đến năm 1975,là người có công đầu và đóng góp nhiều công sức thành lập,duy trì và phát triển chùa_nghĩa trang Nghệ sĩ Gò Vấp trước năm 1975.