XUÂN NỮ NHẠC
Xuân Nữ nhạc được dùng làm nhạc nền cho hát bội và cải lương pha hát bội (tức cải lương tuồng Tàu).
Cải lương thuần tuý cũng dùng Xuân Nữ nhạc làm nhạc nền (
đờn màn).
Xuân Nữ nhạc không viết lời ca như các bài bản tài tử cải lương, mà chỉ đờn đệm để thán,
nói lối theo kiểu hát bội.
Thời còn hoàng kim của hát bội thì Xuân Nữ nhạc đờn theo nhạc lễ (lòng bản của nhạc lễ). Khi hát bội thoái trào, thì các soạn giả chuyển qua hat bội pha cải lương, thường là tuồng tích từ truyện Tàu nên gọi là cải lương tuồng Tàu.
Vì hát bội dàn đờn phải lấy dây theo cây kèn tiểu, giọbf quá cao, người hát phải bể giọng mới hát được. Cải lương thì đờn theo kiểu tài tử, muốn lấy dây cao thấp cỡ nào cũng được nên người hát không bị bể giọng, Vì vậy mà cải lương pha hát bội thích hợp cho các đào kép cải lương.
Cải lương tuồng Tàu cũng dùng một số bài bản của hát bội như Hạ nhạc, Nam nhạc (Nam chạy).
Dưới đây, mời anh chị nghe vở cải lương tuồng Tàu (cải lương pha hát bội) Chung Vô Diệm, có dùng dàn nhạc hát bội (kèn, trống...) và các bản nhạc hát bội như Xuân Nữ nhạc, Nam chạy, Hạ nhạc (Bài hạ lớp cống), và những bài bản cải lương thuần tuý.
Nghe để thấy quá trình nghệ thuật sân khấu của ngành cổ nhạc Nam phần từng thời kỳ từ lúc khởi thuỷ đền hôm nay.