Nguyên văn bởi
Giang Tiên
Ngày xưa, chơi đờn ca tài tử là thường hay chơi cặp (và đó cũng là phong cách chơi tài tử chính hiệu).
Thí dụ, nếu chơi Nam thì đờn và ca 3 bài Nam liên tục liền suốt y như một bài nhiều hơi. Bởi vậy từ hơi nầy đổi qua hơi khác (như Xuân qua Ai) mới có câu phản mà người ta hay gọi là 4 câu phản Xuân hoặc Nam Ai 4 câu phản. Nếu nghe bài Liên Nam Cổ Khúc thì sẽ thấy rõ, mỗi khi đổi qua hơi khác thì phải có câu phản để "chuyển mạch".
Nếu chơi bắc thì hai bài Tây Thi Vắn và Cổ Bản Vắn đi liền suốt, người ta gọi là Tây Thi Cổ Bản.
Hoặc hai bài Lưu Thủy Trường là Phú Lục Chấn (Lưu Thủy Phú Lục) cũng chơi thành một cặp đi liền suốt với nhau. Bài ca cũng phải đặt nội dung cốt truyện liền suốt.
Thí dụ "Bá Nha Tử Kỳ" (Lưu Thủy Phú Lục)
Hoặc "Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn" (3 bài nam)
Hay "Tích Thúy Kiều" (soạn giả Phan Trúc Quân) là 3 bài nam đi suốt.
Bài ca Tích Thúy Kiều ra đời cuối thế kỷ 19, hình như trước bài Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn.