Loan Thảo là soạn giả tài danh duy nhất dẫn đầu về sáng tác tuồng tích sân khấu lẫn tân cổ giao duyên về số lương và chất lượng.Tuồng của ông ngoài những mảng xã hội, sử, hương xa như nhiều tác giả khác Yên Lang, Hà Triều, Hoa Phượng, còn có nhiều tác phẩm của ông có mang sắc thái Hồ Quảng như Tiêu Anh Phụng, Sở Vân Cứu Giá, Sờ Vân Cưới Vợ, Chung Vộ Diệm, Phàn Lê Huê...làm cải lương thêm đa dạng, sinh động, những tuồng để đời của ông như Lan và Điệp, Tiếng Hạc Trong Trăng, Khi Rừng Mới Sang Thu , Trương Chi Mỵ Nương, Tiêu Anh Phụng, Chung Vô Diệm, Trăng Lên Đỉnh Núi,Tây Thi, Xin một lần yêu nhau... với văn chương trẻ trung, thật như có ở trong cảnh mới hiều người trong cảnh, sang ,luôn được nhiều thế hệ đem ra dựng lại như kịch của Shakespeare.
Đương thời, ngoài là soạn giả cho các đại bang như Kim Chung, Da Lý Hương... Loan Thảo còn là soạn giả tại hãng đĩa Việt Nam, vừa có quyền như là một biên tập - một cách gọi ngày nay, cứ như là cánh tay trái cũa hãng đĩa cô Sáu Liên. Ông đã khám phá và tạo đều kiện cho hai nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ,Chí Tâm sáng chói dù trong thời chiến ác liệt, sân khấu phải đóng cửa thường xuyên vì lệnh giới nghiêm. Nhiều tuồng của những soạn giả nổi tiếng khác cùng thời khi gởi đến hãng đĩa Việt Nam đều được ông trao chuốt, chỉnh lý làm cho hay hơn như Bóng Hồng Sa Mạc, Mùa Thu Trên Bạch Mã Sơn, Chiều Đông gió lạnh về, Đợi Anh mùa lá rụng... những bài nhạc cũa nhạc sĩ Đức Phú được chèn vào đề chuyển cảnh rất tài tình.Loan Thảo tuy còn trẻ nhưng chiếm một vị trí nhất định trong giới thầy tuồng.
Nói về tân cồ giao duyên, Loan Thảo là bậc kỳ tài bậc nhất, hầu hết những bài tân cổ được yêu chuộng, một thời ru giấc ngủ trưa, hay đêm của biết bao nhiêu người. Bài vọng cổ của ông cũng như nhiều tác giả khác viết về đề tài sử, cố tích Việt Nam và Á Đông, những giai thoại, những câu chuyện tình, tấm gương xúc động lòng người, hay giao duyên với những bài nhạc ngũ cung, ông còn có những bứt phá mãnh liệt khi kết hợp những dòng nhac khó nuốt, ý nhạc ít mà tạo ra những nhân vật, những câu chuyện hấp dẫn và đem cái gần gũi cuộc sống từ mọi miền vào tân cổ như Hò Huế (Mưa trên phố Huế), những điệu lý, giọng hò, sự đối đáp đẩy đưa đầy ẩn ý, vui nhộn từ các miền (Lý Quạ Kêu, Lý chim quyên, Lý Ru Con, Bánh Bông Lan, Về Sa Giang,Tiếng dân chài, Mười Thương,Trống Cơm,Tình Đôi Ta...), hay những dòng nhạc dân ca, trữ tình của Phạm Thế Mỹ (Thuyền Hoa, Thương Quá Việt Nam, Gánh Lúa, Rước Tình Với Quê Hương, Rạng Đông trên quê hương, Trăng Tàn trên hè phố...), đến những dòng nhạc của Phạm Duy, Duy Khánh, Hoài Linh, Trúc Phương (Thư gửi người miền xa) hay những bài hát về đời lính (Kẻ ở miền xa, Xin anh giữ trọn tình quê, Vườn Tao Ngộ...)
Loan Thảo có nhiều bài tân cổ diễn tả cảnh chia tay của tình yêu đôi lứa nhất với những trách hờn nhẹ nhàng nhưng đau nhói, nhiều câu văn cốt chuyện là những bài học đáng quí cho thế hệ trẻ, một người trách một người bằng kết quả cuộc tình hiện tại, một nguời phân bua, đẩy đưa rất hay với những lý do khó có thề trách được như là duyên số, hoàn cảnh, do cha mẹ và dùng nhiều từ nếu, thà trong quá khứ để nhắc về kỷ niệm, kỷ niệm càng nhiều thì nổi đau giờ càng sâu. Nhiều bài cùng một đề tài nhưng mổi bài là một câu chuyện, một kiếu trách hờn khác nhau không trùng lấp, đó làm cho bài tân cổ giao duyên của Loan Thảo sống mãi và nổi bật hơn các tác giả khác. Yêu Lầm, Bìm Bịp Kêu,Thà trắng thà đen, Lý Quạ Kêu,Tựa cánh bèo trôi, Thà Như Giọt Mưa, Phút Cuối, Dòng Lệ Thương Đau, Giòng Tâm Sự, Bao Nhiêu Ngân Lệ, Bao giờ em quên, Điệp khúc thương đau, Đò Tình Lỡ Chuyến, Đôi Lời Tâm Sư, Nếu, Nếu anh đừng hẹn, Nếu chúng mình cách trở, Nếu Duyên Không Thành, Nếu Ta Đừng Quen Nhau, Thiệp Hồng Báo Tin… Anh cũng buồn, em thì cũng đau khổ, không thề giải quyết vấn đề nếu kéo dài thì không được, đặc biệt tình yêu của người con gái trong tân cổ giao duyên luôn yêu hết mình và chân thật, hết mình, cư xử văn minh, và sẽ xoá bỏ hết và cũng đau khổ nhất. Bài Tân cổ cùa ông rõ ràng không lệ thuộc hoàn toàn vào nội dung bài nhạc, mà nó có cốt truyện, có một hơi thở. Dường như ông thích khám phá đề tài này.
Ngoài ra, ông có những bài ca nói về tình mẹ rất hay, không nặng tính kể lễ, khóc than, với văn chương mượt mà, ấm tình mẹ con, được nhiêu người ca nhưng người ta không biết đó là sáng tác của ông như Xuân Này Con Không Về, Con Gái Của Mẹ, Bông Hồng Cái Áo, Lòng Mẹ, Mùa Xuân Của Mẹ....
Ông là soạn giả hiếm hoi đo ni đóng giày các giọng ca vàng cho các tác phẩm tân cổ của mình. Tuy sống trên duơng thế không bao lâu (sinh năm 1942, mất 1982) nhưng với hơn 300 bài tân cố giao duyên để lại cho đời là một thách thức lớn cho những ai muốn theo bước chân ông. Ông để lại hai con gái là Quế Anh, Quế Chi cũng là hai bút danh mà Loan Thảo sử dụng. Những giọng ca vàng thập niên 60, 70 đều bận rộn thu âm các bản tân cổ tuyệt vời của ông như Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Lệ Thuỹ, Mỹ Châu, Bích Hạnh, Thanh Kim Huệ, Hùng Cường, Thành Được, Hữu Phước, Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Tuấn, Minh Phụng,Tài Bửu Bửu, Chí Tâm, Út Hiền, Viễn Sơn...
Các tuồng của soạn giả Loan Thảo:
1- Lan và Điệp
2- Đường Gươm Nguyên Bá
3- Tiếng Hạt Trong Trăng
4 -Bức Ngôn Đồ Đại Việt
5- Xin Một Lần Yêu Nhau
6- Trăng Lên Đỉnh Núi
7- Lưu Minh Châu
8 -Tây Thi (truớc 1975)
9- Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu
10- Chung Vô Diệm
11- Dạ Xoa Hoàng Hậu
12- Tái Sánh Duyên
13- Bảo công phò nhị tẩu
14- Đào Tam Xuân
15- Hành Khuất Đại Hiệp
16- Khi Rừng Mới sang Thu
17- Lương Sơn Bá II
18- Phàn Lê Huê
19- Sở Vân cưới vợ
20- Sở Vân cứu giá
21- Thanh Xà Bạch Xà
22- Tiêu Anh Phụng
23 Tiếu Ngạo Giang Hồ
24- Tô Đắc Kỷ
25- Trương Chi My Nương
26- Thủ Cung Sa
27- Mười Năm Không Nói
28- Giọt Lệ Cung Phi
29- Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ
30- Mạnh Lệ Quân Thoát Hài
31- Hạnh Nguyên Cống Hồ
.....
Ông tên thật là Nguyễn Tấn Vị sinh năm 1942, mất ngày 13 tháng 11 năm 1982. Ngoài bút danh Loan Thảo, ông còn bút danh khác là Quế Anh, Quế Chi, Anh Vị, Dạ Thảo, Hoàng-Loan (Hoàng Việt - Loan Thảo )
Thông tin đây con cũng mới biết tác giả Loan Thảo đã mất từ những năm 80 rồi, rất rất lâu rồi. Tuổi đời chỉ 40 nhưng số lượng tuồng và TCGD thì quá nhiều, có thể trung bình ông biết được một ngày từ 1 đến 2 bài TCGD!
Anh em thấy thiếu bài gì, bổ sung nhé!
Để MEM xem bài nào có audio rồi ở trang nhà sẽ đưa vào để mọi người thưởng thức cho dễ, cái nào chưa có thì chờ mọi người chia sẻ!
Người xưa - Chuyện cũ: Soạn giả Loan Thảo - Một bậc kỳ tài bạc mệnh
20/08/2014 8:30:30 SA Trong giới soạn giả Cải lương và tác giả viết Vọng cổ Nam bộ trước năm 1975, cố soạn giả Loan Thảo là một trong những soạn giả Cải lương và tác giả viết Vọng cổ tài hoa, nhưng lại bạc mệnh nhất.
Có thể nói, nổi bật nhất của ông là viết thể loại Tân cổ giao duyên đến hàng trăm bài và rất nhiều vở Cải lương nổi tiếng trên nhiều góc cạnh đề tài và loại thể. Bút pháp của ông xây dựng hình tượng nhân vật có sức sống mạnh mẽ, ngôn từ rất gần gũi với đời sống tâm lý xã hội, ca từ thông thoáng gợi cảm, giàu biểu hiện và tạo sự dễ dàng cho người ca cảm xúc.
Cố soạn giả Loan Thảo tên thật là NguyễnTấn Vị, sinh năm 1942 và mất năm 1982. Ông cầm bút sáng tác từ thời còn là học sinh (13, 14 tuổi), ban đầu ông viết báo tường và làm thơ. Vốn mê Đờn ca Tài tử - Cải lương nên ông học ít nhiều cả đờn Guitar phím lõm (đờn không hay) và ca; có lẽ, đó là yếu tố để làm cơ sở nền tảng cho công việc sáng tác của ông sau này. Ông vốn thông minh và nhạy cảm, tư duy giàu tưởng tượng; ông là một soạn giả - tác giả kỳ tài so với nhiều đồng nghiệp khác. Sở trường và sở đoản của Loan Thảo đều đa năng: soạn kịch bản Cải lương khá rộng về thể tài như tâm lí xã hội, hương xa, dã sử, màu sắc, kiếm hiệp… Ở thể loại Tân cổ giao duyên lại càng phong phú hơn về đề tài, bút pháp sắc bén, khai thác mọi ngõ ngách cuộc sống xã hội, nhất là nhiều bài Tân cổ giao duyên đi vào tình cảm mọi tầng lớp xã hội và gần gũi với cuộc sống đương thời, nhất là tình yêu đôi lứa với nhiều chuyện tình đa dạng, trắc ẩn… Ngoài bút danh Loan Thảo, ông còn có các bút danh: Quế Anh, Quế Chi, Anh Vị, Dạ Thảo, Hoàng Loan…
Về kịch bản Cải lương, mặc dù ông viết nhiều thể tài (thể loại - đề tài) nhưng có lẽ ở thể tài sửhương xa là đắt giá nhất. Ông vận dụng từ những cốt truyện sử Trung Quốc và nhuận sắc Cải lương mà trong giới thường gọi là hương xa (tuồng nước ngoài). Nét riêng của Loan Thảo là vừa kết hợp tâm lý xã hội về những câu chuyện tình cảm, tình yêu, với kiếm hiệp, nhất là thể tài màu sắc. Loan Thảo là soạn giả từng một thời chấp cánh cho nhiều đại bang Cải lương Sài Gòn trước năm 1975 nổi tiếng, nhất là các gánh của Công ty Kim Chung và Dạ Lí Hương. Một khối lượng kịch bản của ông đã làm nức lòng khán giả trước năm 1975, và những băng dĩa thu lại sau này vẫn còn nhiều thế hệ khán thính giả trẻ mến mộ. Những vở màu sắc theo phong cách ca kịch Hồ Quảng, phỏng theo cốt truyện Trung Quốc có: Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, Chung Vô Diệm, Dạ xoa Hoàng Hậu, Tái Sánh Duyên, Bao công phò nhị tẩu, Đào Tam Xuân, Lương Sơn Bá, Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Mạnh Lệ Quân, Hạnh Nguyên cống Hồ, Phàn Lê Huê, Sở Vân cưới vợ, Sở Vân cứu giá, Thanh xà Bạch xà, Tiêu Anh Phụng… Những nhân vật của ông hầu hết là nhân vật mang tính sử thi của Trung Quốc, mỗi nhân vật có tính cách khác nhau, ông sử dụng ngôn từ hội thoại (đa thoại, độc thoại) tạo cho các nhân vật đều bộc lộ khí phách khác nhau. Những nhân vật nữ thường là võ tướng - anh thư của ông vừa khí phách hào hùng, có lúc dịu dàng như một giai nhân, khiến cho đối tượng đối địch không những khi thua trận mà còn đem lòng yêu thương đối phương: một Lưu Kim Đính, Chung Vô Diệm (khi lột xác), Đào Tam Xuân, Phàn Lê Huê, Mạnh Lệ Quân…
Một số vở màu sắc hương xa, cốt truyện vừa có tính huyền sử, vừa đi vào tâm lí xã hội về tình cảm bằng những câu chuyện tình yêu trắc trở hay nghịch đảonhư: Đường gươm Nguyên Bá, Tiếng hạt trong trăng, Bức ngôn đồ Đại Việt, Xin một lần yêu nhau, Trăng lên đỉnh núi, Tây Thi (truớc 1975), Hành khuất đại hiệp, Khi rừng mới sang thu, Trương Chi - Mỵ Nương…Nhân vật nam thường tỏ khí khái hào hiệp, luôn tạo một hình tượng của những đấng trượng phu quân tử; nữ là những anh thư nhưng đầy nữ tính và quyết đoán. Để rồi Loan Thảo hướng cho những nhân vật của mình đi đến kết cuộc có hậu, thiện thắng ác, nhu thắng cương, chính thắng tà, trung thắng gian nịnh…
Với những tài năng về soạn kịch bản Cải lương đa dạng của ông, nên có một thời ông được hãng băng Việt Nam của cô Sáu Liên mời làm biên tập và kỹ thuật phòng thu. Tại đây, với một thời gian khá dài, kịch bản của nhiều tác giả khác, khi qua tay ông được nâng lên hoặc nhuận sắc, chỉnh lí tạo nên một tác phẩm có sức thu hút công chúng hơn. Chẳng hạn những tác phẩm nổi tiếng trước năm 1975 như: Bóng hồng sa mạc, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Chiều đông gió lạnh về, Đợi anh mùa lá rụng… Đặc biệt, soạn giả Loan Thảo còn là người “đo ni đóng giày” bằng thể loại Tân cổ giao duyên đã chấp cánh cho nhiều nghệ sĩ thành tài danh trước năm 1975 như:Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bích Hạnh, Thanh Kim Huệ, Thành Được, Hữu Phước, Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Tuấn, Minh Phụng,Tài Bửu Bửu,Chí Tâm, Út Hiền...
Có lẽ, thể loại Tân cổ giao duyên xưa nay khó có ai sánh kịp Loan Thảo, biết rằng mỗi người có thế mạnh và cái hay riêng, nhưng nét độc đáo của Loan Thảo là nổi trội hơn hết về bút pháp, ca từ. Bởi do sự nhạy bén của ông về đề tài và thể loại rất phong phú, những chi tiết đơn giản ở đời thường, khi ông đưa vào tác phẩm qua sự trau chuốt thành những ngôn từ văn chương bóng bẩy và hàm súc. Ông viết lời Vọng cổ cho Tân cổ giao duyên luôn quyện chặt nội dung giữa tân và cổ, không có nghĩa là lời tân một nơi, lời cổ một nẻo như một số bài của một số tác giả khác sau 1975. Ca từ của ông bám sát trạng thái tâm lý của chủ thể, ngôn từ thích nghi với từng hoàn cảnh, vừa mộc mạc, vừa trữ tình sâu lắng, có tính triết lí nhân sinh… Đơn cử chỉ một đoạn trong bài “Con gái của mẹ” cũng là bài nổi bật của NSND Lệ Thủy và NS Phượng Liên trước 1975:“Mẹ ơi, phận gái 12 bến nước biết bến nào trong, biết sông nào đục,biết rủi hay may một ngày xuất giá theo… chồng. Mẹ đã nuôi con nên vóc, nên hình. Mười mấy năm mẹ cưu mang, quản dưỡng,chưa một ngày đền tạ nghĩa ân. Mai mốt đây, con về làm dâu thiên hạ là cả cuộc đời trao trọn cho người ta,để mẹ cô đơn khi bóng xế tuổi già,ai hầu hạ, chăm lo từng bát cơm chén nước… Nuôi con khôn lớn mẹ đâu mong gì con nuôi lại mẹ,chỉ mong sao chuyện nợ duyên của con suôn sẻ, tròn đạo dâu con, vẹn phận vợ hiền. Bấy nhiêu thôi là mẹ đủ vui mừng…”.Còn nội dung dí dỏm, ca từ đối đáp trữ tình, duyên dáng mà chân chất mượt mà như bài “Bánh bông lan”, bài mà NSND Lệ Thủy và NSƯT Minh Vương chiếm cảm tình công chúng nhất: “ (nam) Cô Hai ơi! cái bông lan nhụy vàng cánh trắng, còn cái bánh bông lan thì (thì làm sao?) nhụy vàng mà cánh cũng vàng luôn. Vậy đó mà hễ vắng lâu là trong dạ thấy buồn, chắc là mai mốt tui về tui ở luôn... dưới... này. Ủa, sao mà cô Hai nín thinh không nói một lời. Ông bà ta có bảo: “hễ có ăn thì phải có nói”, sao cô Hai hà tiện với tui từng lời ăn tiếng nói vậy cô Hai? (nữ)Dạ phải rồi đó anh Ba, ông bà mình nói đúng “hễ có ăn thì có nói” nhưng từ sáng tới giờ tui bán chứ hổng có ăn. (nam)Ủa, nói vậy từ sáng tới giờ tui ních gần cả chục cái bánh bông lan rồi hả? Thôi, cái điệu này chắc là tui phải ở đây nói hoài nói luôn cho tới sáng…”. Ngoài ra, Loan Thảo còn sáng tạo đưa hò Huế vào Tân cổ giao duyên để “đi ni đóng giày” cho NS Minh Cảnh đi vào lòng người những bài như: Mười thương, Mưa trên phố Huế…; ông còn kết hợp những ca khúc vui nhộn trữ tình, mang tính dân gian qua các bài Lý: Lý quạ kêu, Lý chim quyên, Lý ru con… Hàng loạt tác phẩm Tân cổ giao duyên chuyên chở nội dung phong phú ở nhiều đề tài rất thực tế với đời sống tâm lý xã hội, nhất là trạng thái tâm lý về tình yêu đôi lứa; và điều này, tác giả Loan Thảo đã thay mặt cho biết bao tình nhân để bày tỏ nỗi niềm trắc ẩn của họ. Có thể thấy qua một số tác phẩm của ông nói lên điều đó như:Yêu lầm, Bìm bịp kêu,Thà trắng thà đen, Lý Quạ Kêu,Tựa cánh bèo trôi, Thà như giọt mưa , Phút cuối, Dòng lệ thương đau, Giòng tâm sự,Bao nhiêu ngân lệ, Bao giờ em quên, Điệp khúc thương đau, Đò tình lỡ chuyến, Đôi lời tâm sự, Nếu, Nếu anh đừng hẹn, Nếu chúng mình cách trở, Nếu duyên không thành, Nếu ta đừng quen nhau,Thiệp hồng báo tin… Ở đề tài về mẹ, ông cũng có tác phẩm miêu tả tình cảm, tâm trạng người mẹ như: Con gái của mẹ, Bông hồng cài aó, Lòng mẹ,Mùa xuân của mẹ, Xuân này con không về... và bài “Xuân này con không về” đã được xem như trong trong những bài nổi bật của NSƯT Thanh Tuấn trước 1975. Ca từ giàu tính xúc cảm và biểu hiện, thấm đẫm tình mẫu tử sâu sắc: “Chiều nay én liệng trời cao, hoa mai đào vàng trên rẫy, nẻo quê hương mù sa diệu diễn, mẹ ơi, xuân năm nay chắc con sẽ không… về. Chắc mẹ giờ đây còn tựa của đợi chờ. Ngày ra đi con có hẹn rằng sẽ trở lại, khi mai đào rụng cánh đầy sân. Trời bây giờ trời đã sang xuân mà con mẹ vẫnđôi đường cách trở, nhớ mẹ nhiều con không thể về thăm, chắc nỗi chờ mong tóc mẹ nhuộm màu sương tuyết…”.
Cố soạn giả Loan Thảo là một trong những soạn giả Cải lương và tác giả viết Tân cổ giao duyên hiếm hoi trong làng Cải lương Nam bộ, nhưng rất tiếc ông ra đi về với Tổ nghiệp quá sớm (1942 - 1982). Dù vậy, nhưng tài năng nghệ thuật sáng tạo của ông chắc hẳn trong giới và những ai mộ điệu, thì Loan Thảo vẫn xứng đáng để cho hậu thế truyền tụng và sống trong sự kính nể của bao người.