Trang 14/14 ĐầuĐầu ... 4 10 11 12 13 14

Chủ đề: Phụng Hoàng Cầu

  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    PHỤNG HOÀNG CẦU
    (tức Phụng Hoàng Lai Nghi)

    Trong bốn bản oán tổ nhạc tài tử Nam Phần, chỉ có hai bản Tứ Đại Oán và Giang Nam là tương đối thống nhất về căn bản lòng bản giữa các nhóm tài tử địa phương và nhất là giữa hai nhóm nhạc sư Miền Đông và Miền Tây Nam Phần.
    Hai bản oán còn lại là Phụng Hoàng và Phụng Cầu, mỗi địa phương, mỗi miền đàn mỗi khác. Hoà đàn đã không ăn rồi, nhưng cũng còn có thể linh hoạt điều chỉnh cho ăn với nhau trong tinh thần hoà nhã được. Ngặt một điều là bài ca đặt không ăn thanh vận (dấu giọng), khi ca sĩ nhóm này ca với dàn đờn nhóm khác, phải bẻ hơi bẻ giọng, thậm chí còn bị "ăn trét", nghe giống như ca sai (trật).
    Cũng vì chỗ này mà hai bản Phụng Hoàng và Phụng Cầu rất hiếm khi được chơi trong các cuộc đờn ca.
    Do dự "chệch choạc" nói trên mà bản Phụng Hoàng cải lương được ra đời nhằm khắc phục"" sự bất tiện nói trên với 12 câu tạo thành lòng bản "thống nhất" để đàn trên sân khấu.
    Từ ngày có bản Phụng Hoàng cải lương, nhạc giới ưa chuộng và phổ biến khắp nơi, làm cho người ta quên luôn bản Phụng hoàng tài tử (kể cả bản Phụng Cầu).
    Năm 1956, trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ được thành lập ở Saigon. Mà địa bàn Saigon thuộc phần đất Miền Đông Nam Phần, các nhạc sư nhạc sĩ của trường đều thuộc nhóm Miền Đông, cho nên hầu hết căn bản lòng bản của Miền Đông được áp dụng giảng dạy và phổ biến trên sân khấu cải lương. Do ưu thế trên mà bài bản của nhóm nhạc sư Miền Đông thắng thế, được lấy làm căn bản chung cho nhạc giới
    Không những chỉ có bốn bản oán, mà nhiều bài bản lớn khác cũng đồng chung tình trạng như vậy.
    Sau năm 1975, nhạc tài tử được phát động lại, phục hồi các bài bản. Một số nhạc sĩ ở Miền Tây vào bưng nay trở ra giữ theo căn bản của nhóm Miền Tây (trước khi vào bưng). Ở ngoài thành thì các nhạc sĩ theo căn bản của trường quốc gia âm nhạc phổ biến, lại tiếp tục có sự lọt chọt, cho tới hiện nay nhiều lòng bản cũng vẫn chưa thống nhất.
    Ở đây chúng ta bàn về bản Phụng Hoàng.
    Bốn bản oán, hồi xưa, nhón nhạc sư Miền Tây gọi tên: Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng, Giang Nam và Phụng Cầu. Cũng bốn bản oán này, nhóm nhạc sư Miền Đông gọi tên là Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng Lai Nghi (hoặc Phụng Hoàng Cầu), Giang Nam Cửu Khúc và Phụng Cầu Hoàng Duyên. Chỉ nội cái tên mà cũng không thống nhất, nói chi tới lòng bản.
    Bởi vậy chúng ta nghe trong các cuộc thi các giải như Bông Lúa Vàng, Giọt Nắng Phù Sa v.v... cũng như trong các câu lạc bộ đờn ca tài tử, khi chơi bản Phụng Hoàng không thống nhất với nhau về lòng bản cũng như ca từ (lời ca).
    Cho nên bây giờ người học đàn phải học hết các "dị bản" để biết mà xoay sở, quyền biến.
    Trong topic này, NP xin post bản Phụng Hoàng (tài tử) tức Phụng Hoàng Cầu tức Phụng Hoàng Lai Nghi theo căn bản của nhóm nhạc sư Miền Đông mà trước đây áp dụng trong trường quốc gia âm nhạc.
    Ngày nay cô Kim Loan giảng viên trường sân khấu nghệ thuật (là hậu thân của trường quốc gia âm nhạc trước 1975), dạy ca Phụng Hoàng cũng vẫn dùng lòng bản theo căn bản của Miền Đông.
    Sau đây là lòng bản Phụng Hoàng Cầu (Phụng Hoàng Lai Nghi) theo căn bản Miền Đông.

    PHỤNG HOÀNG CẦU (PHỤNG HOÀNG LAI NGHI)
    Lớp 1 - 10 câu - nhịp tám

    1. (-) (-) (-) Tồn là (LIU)
    liu liu (-) tồn xề oan (LIU) tồn xang xế (XÊ) xế xang xừ (XANG)
    2. Tồn (XANG) xế xê (-) tồn xang xừ (XANG) "xề xề (XANG)"
    xế xang xư (XỀ) xề oan liu (Ú) xứ xề oan (LIU) "xề xán xư (LÌU)"
    3. "Lỉu liu oan (XỀ) xừ xề oan (LIU) (-) Tồn là (LIU)
    liu liu (-) tồn xề oan (LIU) tồn xang xế (XÊ) xế xang xư (XÀNG)
    4. Tồn (XANG) xế xê (-) tồn xế xang (XƯ) "xề xề (XANG)"
    xề oan liu (Ú) xế xang xư (XỀ) xừ xề oan (LIU) "xề xán xư (LÌU)"
    5. "Lỉu liu oan (XỀ) xừ xề oan (LIU)" (-) Tồn là (LIU)
    liu liu (-) tồn xề oan (LIU) tồn xang xế (XÊ) xế xang xư (XỀ)
    6. Xề oan (LIU) tồn xang xế (XÊ) lỉu liu oan (XỪ) "xàng cộng (XỀ)"
    xê oán (LÍU) tồn líu cống (XÊ) tồn xang xế (XÊ) xề xang xư (LỊU)
    7. "Xề xề (XANG)" tồn xang cống (XÊ) xế xang xư (LÌU) tồn xang cống (XÊ)
    xê oán (LÍU) tồn líu cống (XÊ) líu công xê (XANG) xề xang xư (LỊU)
    8. Tồn (XANG) xế xê (-) xề xảng xang (LÌU) "xề oan (LIU)"
    xế xang (XỰ) tồn xang xế (XÊ) líu cống (XÊ) xề xảng xư (LÌU)
    9. "Lỉu liu oan (XỀ) xề xảng xư (LÌU)" (-) xế xang xư (LÌU)
    liu oan (XÀNG) cộng xề (-) xế xang xư lìu (-) xự xế xừ (XANG)
    10. Tồn (XANG) cống xê (-) hò xê xang (XỰ) "xề xề (XANG)"
    xề oan liu (Ú) xế xang xư (XỀ) xừ xề oan (LIU) "xề xán xư (LÌU)".

    Nghe cô Kim Loan, giảng viên trường sân khấu nghệ thuật ca
    PHỤNG HOÀNG CẦU
    (chú ý nghe ca và dò theo lòng bản đàn ở trên)



    * Nhạc sĩ Vũy Chỗ đặt lời bài ca này.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (05-09-2015), DOHOANG (30-08-2015), MEM (31-08-2015), romeo (28-08-2015), SauLucBinh (01-11-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Ý của mình muốn hỏi bản kí âm trước giống ông Ba Tu có dùng được không? Chổ nào NP viết nhầm thì chinh chổ đó để có nhiều cách đàn(vì ta có 2 bản kí âm) như NP nói ở trên.
    Nói tóm lại bản kí âm trước có dùng được nữa không?
    Nếu chú thích bản ký âm trước thì dĩ nhiên dùng vẫn được.
    Quan trọng là những chữ đờn căn bản tại các nhịp chính phải đúng theo cấu trúc lòng bản. Những chữ "râu ria hoa lá" thì dù có thay đổi cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến hơi điệu của bản đờn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (09-04-2016), thaydat (09-04-2016)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bản kí âm trước theo rơ Ba Tu NP chịu khó rà soát lại xem chỗ nào bị lầm chỉnh chỗ đó lại dùm để có được 2 phong cách(rơ) đàn.Xin Cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (10-04-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bản kí âm trước theo rơ Ba Tu NP chịu khó rà soát lại xem chỗ nào bị lầm chỉnh chỗ đó lại dùm để có được 2 phong cách (rơ) đàn. Xin Cảm ơn
    Ủa, chú đã in bản ký âm trước ra giấy rồi mà.
    Bản đó NP post trong diễn đàn nầy (không có lưu giữ), và đã edited thẳng trong diễn đàn nên không còn bản cũ nữa để mà "rà soát".
    Tuy nhiên, hai bản ký âm đó cũng là một, chỉ chỉnh sửa duy nhứt một láy giống nhau ở một số câu mà thôi, không bị sửa nhiều. Cho nên nói về "phong cách (rơ) thì cũng chỉ là một.
    Nếu là bản ký âm cho dây hò nhì thì mới là có khác rơ một chút ít (vì khác dây).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-04-2016)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nghe NP nói có một số chỗ cần chỉnh sửa nên mình sợ đàn theo bản kí âm đó sai( chỗ cần chỉnh sửa).Vậy NP dò lại và chỉnh sửa duy nhứt một láy giống nhau ở một số câu đi. Bản đó còn ở chỗ mục
    • Các bài di dời cho phù hợp chủ đề vào PHLN nó ở trang 75. Bản đó tôi có in rồi nhưng gõ lại lâu lắm nó còn ở mục nói trên


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (10-04-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    3. “Líu xê oán líu tồn xán xư liu tồn líu oán công oán công (XÊ) tồn xang xự xảng xang xư xàng xừ xử xang xư (LÌU)”
    Tất cả các "láy"
    tồn líu oán công oán công (XÊ) đều đã được sửa lại là tồn líu xứ liu cống (XÊ), chỉ có vậy thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-04-2016), thaydat (09-04-2016)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Láy đàn tồn líu oán công oán công (XÊ) Không ổn hay sao mà phải thay. Nó không đúng điệu thức oán phải không?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (10-04-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Láy đàn tồn líu oán công oán công (XÊ) Không ổn hay sao mà phải thay. Nó không đúng điệu thức oán phải không?
    Không phải không ổn, nhưng theo NP nghe thì không hay bằng tồn liu xứ liu cống (XÊ).
    Tuy nhiên như trên đã nói "nếu chú thích cái láy cũ thì vẫn có thể dùng láy đó, không có gì không ổn cả".
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-04-2016), thaydat (09-04-2016)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    Trong bản đàn PHLN mà ông Ba Tu đàn hay gõ nhịp (không phải nhịp mô). NP giải thích dùm tại sao phải gõ và ý nghĩa của việc gõ đó? Xin cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (01-05-2016), romeo (02-05-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Lòng bản đờn (những bài bản lớn), các nhịp đầu câu lẻ chỉ đờn có nửa nhịp. Gõ thùng đờn là thế vào chỗ nửa nhịp chân trái không có chữ đờn đó. Ông Ba Tu đờn theo tài tử xưa (để ý là ông Ba Tu chỉ gõ ở nhịp chân trái).
    Cải lương thì đờn trùm luôn nửa nhịp bỏ đó cho nghệ sĩ yếu nhịp dễ bắt nhịp dễ ca, vì bỏ trống như vậy người yếu nhịp sẽ chới với (mất phương hướng), dễ bị rớt nhịp.
    Ngày xưa những nhịp ngoại (không song lang) cũng bỏ trống và gõ thùng đờn, nghĩa là đờn trung thành theo lòng bản. Từ ngày có cải lương, người ta đờn trùm hết những chỗ bỏ trống (và nhịp ngoại không song lang) cho dễ ca và không bị nguôi (trống vắng).
    Gõ thùng đờn tại những nhịp chân trái đầu câu và những nhịp ngoại không song lang là đúng với rơ đờn tài tử của các thầy đờn xưa.
    Người yếu nhịp thường đờn trùm hết, không biết gõ thùng đờn nhịp chân trái.
    Nghe người đờn có gõ thùng đờn là biết dân tài tử chính thống.
    Đờn trùm, người ta gọi là "nhịp tầm bo", đều đều như gõ mõ tụng kinh, không hay, không ai khen bao giờ, nhưng dễ giữ nhịp.
    Không phải dân tài tử thì không hiểu được cái vụ gõ thùng đờn này.
    Học tài tử là học từ cái gốc, cải lương thường học cái ngọn, tức là cái phần sau khi đã "chế biến" để thích ứng với sân khấu và nghệ sĩ (vì nghệ sĩ cải lương không phải ai cũng cứng nhịp).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (02-05-2016)

Trang 14/14 ĐầuĐầu ... 4 10 11 12 13 14
ANH EM CHANNEL