PHỤNG HOÀNG CẦU
(tức Phụng Hoàng Lai Nghi)
Trong bốn bản oán tổ nhạc tài tử Nam Phần, chỉ có hai bản Tứ Đại Oán và Giang Nam là
tương đối thống nhất về căn bản lòng bản giữa các nhóm tài tử địa phương và nhất là giữa hai nhóm nhạc sư Miền Đông và Miền Tây Nam Phần.
Hai bản oán còn lại là Phụng Hoàng và Phụng Cầu, mỗi địa phương, mỗi miền đàn mỗi khác. Hoà đàn đã không ăn rồi, nhưng cũng còn có thể linh hoạt điều chỉnh cho ăn với nhau trong tinh thần hoà nhã được. Ngặt một điều là bài ca đặt không ăn thanh vận (dấu giọng), khi ca sĩ nhóm này ca với dàn đờn nhóm khác, phải bẻ hơi bẻ giọng, thậm chí còn bị "ăn trét", nghe giống như ca sai (trật).
Cũng vì chỗ này mà hai bản Phụng Hoàng và Phụng Cầu rất hiếm khi được chơi trong các cuộc đờn ca.
Do dự "chệch choạc" nói trên mà bản Phụng Hoàng cải lương được ra đời nhằm khắc phục"" sự bất tiện nói trên với 12 câu tạo thành lòng bản "thống nhất" để đàn trên sân khấu.
Từ ngày có bản Phụng Hoàng cải lương, nhạc giới ưa chuộng và phổ biến khắp nơi, làm cho người ta quên luôn bản Phụng hoàng tài tử (kể cả bản Phụng Cầu).
Năm 1956, trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ được thành lập ở Saigon. Mà địa bàn Saigon thuộc phần đất Miền Đông Nam Phần, các nhạc sư nhạc sĩ của trường đều thuộc nhóm Miền Đông, cho nên hầu hết căn bản lòng bản của Miền Đông được áp dụng giảng dạy và phổ biến trên sân khấu cải lương. Do ưu thế trên mà bài bản của nhóm nhạc sư Miền Đông thắng thế, được lấy làm căn bản chung cho nhạc giới
Không những chỉ có bốn bản oán, mà nhiều bài bản lớn khác cũng đồng chung tình trạng như vậy.
Sau năm 1975, nhạc tài tử được phát động lại, phục hồi các bài bản. Một số nhạc sĩ ở Miền Tây vào bưng nay trở ra giữ theo căn bản của nhóm Miền Tây (trước khi vào bưng). Ở ngoài thành thì các nhạc sĩ theo căn bản của trường quốc gia âm nhạc phổ biến, lại tiếp tục có sự lọt chọt, cho tới hiện nay nhiều lòng bản cũng vẫn chưa thống nhất.
Ở đây chúng ta bàn về bản
Phụng Hoàng.
Bốn bản oán, hồi xưa, nhón nhạc sư Miền Tây gọi tên: Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng, Giang Nam và Phụng Cầu. Cũng bốn bản oán này, nhóm nhạc sư Miền Đông gọi tên là Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng Lai Nghi (hoặc Phụng Hoàng Cầu), Giang Nam Cửu Khúc và Phụng Cầu Hoàng Duyên. Chỉ nội cái tên mà cũng không thống nhất, nói chi tới lòng bản.
Bởi vậy chúng ta nghe trong các cuộc thi các giải như Bông Lúa Vàng, Giọt Nắng Phù Sa v.v... cũng như trong các câu lạc bộ đờn ca tài tử, khi chơi bản Phụng Hoàng không thống nhất với nhau về lòng bản cũng như ca từ (lời ca).
Cho nên bây giờ người học đàn phải học hết các "
dị bản" để biết mà xoay sở, quyền biến.
Trong topic này, NP xin post bản Phụng Hoàng (tài tử) tức Phụng Hoàng Cầu tức Phụng Hoàng Lai Nghi theo căn bản của nhóm nhạc sư Miền Đông mà trước đây áp dụng trong trường quốc gia âm nhạc.
Ngày nay cô Kim Loan giảng viên trường sân khấu nghệ thuật (là hậu thân của trường quốc gia âm nhạc trước 1975), dạy ca Phụng Hoàng cũng vẫn dùng lòng bản theo căn bản của Miền Đông.
Sau đây là lòng bản Phụng Hoàng Cầu (Phụng Hoàng Lai Nghi) theo căn bản Miền Đông.
PHỤNG HOÀNG CẦU (PHỤNG HOÀNG LAI NGHI)
Lớp 1 - 10 câu - nhịp tám
1. (-) (-) (-) Tồn là (LIU)
liu liu (-) tồn xề oan (LIU) tồn xang xế (XÊ) xế xang xừ (XANG)
2. Tồn (XANG) xế xê (-) tồn xang xừ (XANG) "xề xề (XANG)"
xế xang xư (XỀ) xề oan liu (Ú) xứ xề oan (LIU) "xề xán xư (LÌU)"
3. "Lỉu liu oan (XỀ) xừ xề oan (LIU) (-) Tồn là (LIU)
liu liu (-) tồn xề oan (LIU) tồn xang xế (XÊ) xế xang xư (XÀNG)
4. Tồn (XANG) xế xê (-) tồn xế xang (XƯ) "xề xề (XANG)"
xề oan liu (Ú) xế xang xư (XỀ) xừ xề oan (LIU) "xề xán xư (LÌU)"
5. "Lỉu liu oan (XỀ) xừ xề oan (LIU)" (-) Tồn là (LIU)
liu liu (-) tồn xề oan (LIU) tồn xang xế (XÊ) xế xang xư (XỀ)
6. Xề oan (LIU) tồn xang xế (XÊ) lỉu liu oan (XỪ) "xàng cộng (XỀ)"
xê oán (LÍU) tồn líu cống (XÊ) tồn xang xế (XÊ) xề xang xư (LỊU)
7. "Xề xề (XANG)" tồn xang cống (XÊ) xế xang xư (LÌU) tồn xang cống (XÊ)
xê oán (LÍU) tồn líu cống (XÊ) líu công xê (XANG) xề xang xư (LỊU)
8. Tồn (XANG) xế xê (-) xề xảng xang (LÌU) "xề oan (LIU)"
xế xang (XỰ) tồn xang xế (XÊ) líu cống (XÊ) xề xảng xư (LÌU)
9. "Lỉu liu oan (XỀ) xề xảng xư (LÌU)" (-) xế xang xư (LÌU)
liu oan (XÀNG) cộng xề (-) xế xang xư lìu (-) xự xế xừ (XANG)
10. Tồn (XANG) cống xê (-) hò xê xang (XỰ) "xề xề (XANG)"
xề oan liu (Ú) xế xang xư (XỀ) xừ xề oan (LIU) "xề xán xư (LÌU)".
Nghe cô Kim Loan, giảng viên trường sân khấu nghệ thuật ca
PHỤNG HOÀNG CẦU
(chú ý nghe ca và dò theo lòng bản đàn ở trên)
* Nhạc sĩ Vũy Chỗ đặt lời bài ca này.