NP có thể tranh thủ thời gian viết cho tôi xin thêm kí âm bản Tú Anh? Cảm ơn.
TÚ ANH 10 câu, 20 nhịp, hơi quảng (Trích trong tập tài liệu cổ nhạc của nhạc sĩ Trọng Khanh)
1. (XỪ), xừ xừ ú ú ú líu (CÔNG) 2. Cổng công líu xừ, xừ xang (XỪ), xang xê cống xừ cống xê (XANG), xang xang xang 3. Xán (U), u u u xán cồng xề cồng liu (U) 4. Ú ú công, công công (-) líu xàng xê cống líu cống, cống cống (XÊ) 5. Xê xê xê xừ xừ xang (XÊ) cống xê cống xạng xê xừ, xừ xừ (Ú) 6. Ú ú líu công cổng công líu (XỪ), xừ xang xừ, xang xê (CỐNG) 7. Xừ cống xê xang, xừ công (Ú), ú xừ xừ, xừ công (Ú) 8. Ú xừ xừ, xàng xê (CỐNG) xừ cống xê xang “xàng xê cống (-) líu xàng xê cống xàng xê cống xang” 9. Xán xán u (U) xán xán liu liu xán ú liu cộng (CỒNG) 10. Ú xán liu xán ú liu cộng (CỒNG)… xê xàng… xê (XÀNG).
Ghi chú: - Bản Tú Anh thường đi cặp (nối liền theo sau) với bản Sương Chiều, gọi là Sương Chiều qua Tú Anh. - Soạn giả Mộng Vân đặt (sáng tác) bản Sương Chiều 25 nhịp trường canh hoãn điệu, dứt nhịp ngoại (tức là 24 trường canh rưỡi), bản Tú Anh 39 nhịp trường canh trung điệu. - Ngày xưa khi hòa tấu (và đờn ca) thì bắt qua bản Tú Anh tại nhịp song lang gõ dứt ngoại của bản Sương Chiều (tức là chồng mí gối đầu lên nhau). Bản Sương Chiều gõ song lang hoãn điệu, bản Tú Anh gõ song lang trung điệu. Bởi vậy rất nhiều người không am tường hay lọng cọng ở chỗ này (chỗ nối 2 bản với nhau). - Ngày nay, người ta đờn Tú Anh gõ song lang bỏ một lấy một để giống với Sương Chiều, về nhịp cũng vậy, bỏ một lấy một, coi như hoãn điệu giống Sương Chiều cho đồng nhất cách nhịp. - NP viết bản Tú Anh trên đây phân nhịp theo ngày nay là bỏ một lấy một. Vậy bản Tú Anh viết theo cách này gồm có 20 câu với 40 nhịp hoãn điệu. - Giới tàitử đờn SươngChiềudứtngoại theo căn bản của soạn giả Mộng Vân. Cách dứt ngoại này hơi khó ca cho người yếu nhịp nên giới cảilương sửa lại là SươngChiềudứt nội.
- Xem thêm bên topic Sương Chiều.
Theo NP nghĩ, dùng CLS là diễn đàn có tính cách public vẫn hơn vì cũng có công dụng bảo tồn, phát triển và truyền tải bộ môn cổ nhạc tài tử cải lương, một công trình văn hóa của tiền nhân để lại cho chúng ta. Hơn nữa việc post bài vở trên diễn đàn public (CLS) cũng nhân tiện cho anh chị nào cần tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm thì cũng sẵn có.
Nếu vào FB thì có tính cách private, giống như "giấu nghề", không cho ai biết.
Bài viết ở CLS, NP thấy cũng có một vài người điều hành ờ website khác copy đem về bên của họ. Như vậy cũng có công dụng chia sẻ, trao đổi, xét thấy cũng tốt cho việc phổ biến rộng rãi, NP nghĩ cũng tốt.
Và, nếu "chia sẻ" bài bản trong FB thì NP không còn thời gian vào CLS nữa, có thể là say goodbye luôn. Điều này chắc anh MEM không "ủng hộ".
Phải vậy không anh MEM của em ơi... hihi...
Rất tán đồng với ý kiến của em trai. Thaydat phải chịu khó chờ đợi vậy. Thực ra khi tìm hiểu và hỏi ai cũng mong muốn được trả lời sớm nhất những thắc mắc của mình mong thaydat đừng giận em Nguyenphuc.