Trang 97/97 ĐầuĐầu ... 47 87 93 94 95 96 97
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Cầm Ca Tân Điệu của tác giả Trần Phong Sắc người tỉnh Tân An viết vào thời nền ca nhạc tài tử còn phôi thai, gồm đủ loại bài bản (vào thời đó), cũng như quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Ca Nhạc Cổ Điển Bạc Liêu của tác giả Trịnh Thiên Tư viết sau này thì 4 bản oán tổ trong đàn ca tài tử có tên thống nhất là Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam, Phụng Cầu.
    Nhưng khoảng mấy chục năm gần đây lại xuất hiện thêm tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu và Phụng Cầu Hoàng Duyên để thay thế cho tên Phụng Hoàng và Phụng Cầu.
    Khi ngành sân khấu cải lương phát triển, một vài soạn giả tiền phong muốn đưa thêm bản Phụng Hoàng (tài tử) vào cải lương (ngoài bản Tứ Đại đã vào cải lương trước đó), để thêm phần phong phú. Nhưng bản Phụng Hoàng có mấy dị bản, không biết soạn lời ca theo bản nào, ngay cả các thầy đàn cũng không thống nhất lòng bản với nhau. Vì vậy một soạn giả tiền phong soạn ra vở tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo (vào khoảng cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ trước) đã lấy bản Phụng Hoàng tài tử sửa lại một số chỗ dị biệt và sửa những câu dứt 7 nhịp thành 8 nhịp cho đào kép dễ ca. Soạn giả này chỉ lấy 12 câu đầu của bản Phụng Hoàng tài tử mà thôi.
    Tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo xuất hiện bản Phụng Hoàng 12 câu (đàn theo cải lương) gây sự chú ý cho giới thưởng ngoạn.
    Mãi đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, soạn giả Hà Triều Hoa Phượng "vực dậy" bản Phụng Hoàng 12 câu nói trên đưa vào vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn, đã lấy nước mắt của không biết bao nhiêu lượt khán thính giả. Từ đó các soạn giả khác "phát huy" và Phụng Hoàng cải lương 12 câu đã đứng vững và tồn tại song song với Phụng Hoàng tài tử mà cũng là con đẻ của Phụng Hoàng tài tử.
    Nếu so sánh đối chiếu thì Phụng Hoàng cải lương và Phụng Hoàng tài tử (12 câu đầu) có cấu trúc lòng bản giống nhau, cải lương chỉ sửa lại những phần như đã nói trên đúng theo nghĩa "cải" là sửa "lương" là tốt", tức là sửa lại cho tốt hơn về nhịp nhàng, thang âm lòng bản.
    Thoạt kỳ thuỷ, bản Phụng Hoàng cải lương vô LIU như Phụng Hoàng tài tử, nhưng khi đào ca thì thường hay vô XÊ để không bị chìm hơi. Giống như bản vọng cổ có một thời thường vô XÊ (thay vì vô LÌU như hiện nay).
    Từ nay nhạc giới dùng tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu để chỉ bản Phụng Hoàng tài tử đã có từ khi thầy, tổ lưu truyền.
    Bản Phụng Hoàng Lai Nghi (và các bản oán tổ), giới tài tử thường đàn kìm với dây Tố Lan vì dây này nghe mùi mẫn, ai oán, thảm não...
    Dây Tố Lan ăn với dây Hò Nhì, cho nên khi hoà tấu, các nhạc cụ khác cũng phải đàn ở cung/bậc Hò nhì.
    Cách lên dây Tố Lan đàn kìm (để đàn bản oán) như sau:

    Dây lớn (tức là dây tồn):

    Buông dây là chữ HÒ
    Phím 1 là chữ XỪ
    Phím 2 là chữ XÀNG
    Phím 3 là chữ XỀ
    Phím 4 là chữ CỒNG
    Phím 5 là chữ LIU
    Phím 6 là chữ U
    Phím 7 là chữ XÁN
    Phím 8 là chữ XẾ

    Dây nhỏ (tức là dây tàn):

    Buông dây là chữ PHAN (OAN)
    Phím 1 là chữ LIU
    Phím 2 là chữ XỰ (già)
    Phím 3 là chữ XÁN
    Phím 4 là chữ XẾ
    Phím 5 là chữ PHAN (OAN) <-- âm vực cao
    Phím 6 là chữ LÍU (LIU đài)
    Phím 7 là chữ XỨ (già) <-- âm vực cao
    Phím 8 là chữ XÁN <-- âm vực cao

    Chơi tài tử mà không biết dây Tố Lan thì thật là một sự thiếu sót quan trọng, vì dây này dùng để đàn các bản oán, vừa hay vừa đúng điệu "dân chơi".

    (còn tiếp Phụng Hoàng Lai Nghi)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (08-06-2015), Candyman (07-11-2022), DOHOANG (29-06-2015), Giang Tiên (06-06-2015), Koala (06-06-2015), Lục Tỉnh (13-06-2015), MEM (07-06-2015), romeo (08-06-2015), SauLucBinh (06-08-2015), thaydat (06-06-2015)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình cắt bỏ câu 8 trước rồi dán câu 8 chỉnh lại ,sau đó mới in đưa cho nó.
    Sáng này cũng có uống coffee với ông bạn, ông ấy cũng khen kí âm câu 8 chỉnh lại sau này nghe hay lắm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (01-03-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Sáng này cũng có uống coffee với ông bạn, ông ấy cũng khen kí âm câu 8 chỉnh lại sau này nghe hay lắm.
    Chú nói với ông ấy là mai mốt rảnh NP sẽ sửa thêm một số chỗ nữa.
    Viết liên tục nhiều quá toàn là những con số nên dễ bị hoa mắt (tẩu hỏa nhập ma)... hihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (01-03-2016)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Hôm trước, mình có ghé ông bạn và nghe ổng đàn bài kí âm PHLN của NP(câu 1 đến câu 7) nghe giống trong audio lắm nhưng hình như còn nhịp thì chưa ổn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (01-03-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Hôm trước, mình có ghé ông bạn và nghe ổng đàn bài kí âm PHLN của NP (câu 1 đến câu 7) nghe giống trong audio lắm nhưng hình như còn nhịp thì chưa ổn.
    Câu thành ngữ nằm lòng của giới đờn ca cổ nhạc (tài tử, cải lương) là "nhất nhịp nhì đờn - nhất nhịp nhì ca". Cho nên phải ráng, phải thật cố gắng tập nhịp cho chắc nhịp, vì nếu không chắc nhịp thì dù ngón đờn hay giọng ca có hay cách mấy đi nữa thì cũng không chơi với ai được, chẳng khác nào bỏ đi, uổng công!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (01-03-2016)

Trang 97/97 ĐầuĐầu ... 47 87 93 94 95 96 97
ANH EM CHANNEL