Không thấy nói về NS Trọng Khanh NP ơi. Nó ở nội dung nào?
Đây nè chú:
Nguyên văn bởi kepdep' pid='1997' dateline='1433214477
GIỚI THIỆU CÁC BẢN CỔ THẤT TRUYỀN
Vào thời chúa Nguyễn, ở Nam Hà thường đánh nhau với chúa Trịnh ở Bắc Hà, dân tình loạn lạc. Thời ấy ở Gia Định thành có nhạc công ra Phú Xuân thấy cảnh tốt tươi, ông sáng tác bài Phụng Nghi Đình để bày tỏ tình cảm đối với cảnh lạ, bài nầy âm điệu vui tươi. Sau đó, ông soạn thêm bài Trương Chi, khi ông ngồi thuyền nhớ tích Trương Chi My Nương, bài nầy âm điệu thanh thoát nhẹ nhàng. Thời gian sau đó, ông đang ở vùng Thuận Hóa, khi chiến tranh bùng nổ, ông sáng tác bài Chinh Phụ Khúc, thể hiện bối cảnh lúc bấy giờ, bài nầy âm điệu u buồn, bi thảm. Sau đó, ông soạn thêm bài Tư Mã Tương Như, dựa theo bản nhạc Trung Hoa cùng tên, nói lên tình cảm con người Nam Hà đang sống trong chiến tranh Trịnh Nguyễn, nên âm điệu sầu thảm oán than.
Được biết ông nầy gốc ở Qui Nhơn, vào Nam lập nghiệp lâu đời giữ chức Hương Lễ coi việc nghi lễ ở thành Gia Định, chuyên về nhạc lễ Nam Hà. Mãi về sau khi Đức Nguyễn Ánh trên bước đường bôn tẩu đến vùng Xoài Hột ở Mỹ Tho. Ngự ở chùa Sắc Tứ, được ban nhạc lễ đình thần vùng Xoài Hột hòa tấu 4 bài trên cho nhà vua nghe. Vua hỏi nhiều bài và nhạc lý. Trong đó có 4 bài nầy và nghe cả lời ca. Bài ca của Nguyễn Hùng, nội dung ta thán oán than cảnh chiến tranh ly tán thời buổi nhiễu nhương loạn lạc.
Sau khi vua khôi phục được giang sơn lấy niên hiệu Gia Long. Ông cấm lời ca gốc 2 bài Chinh Phụ Khúc và Tư Mã Tương Như.
Từ đó, vì sợ triều đình, nên nhạc công bấy giờ không dám tấu cả 4 bài kể trên, do đó, theo thời gian đã bị thất truyền trong giới cổ nhạc.
Bốn bài nầy hầu như rất ít người biết đến.
Lê Minh Chánh ghi: 23-Mars 1922.
Lê Thành Công typed: Sept.8, 2008. -------------------------------------------------------------------------------------- Giới thiệu : Bài Hạ Giang Lăng Trường Khúc
(Sưu tầm của Trọng Khanh)
Tương truyền bài Hạ Giang Lăng Trường Khúc tức là 3 bài Linh Châu Hạ, Tương Giang và Quảng Lăng được soạn từ đời nhà Trần. Nhạc công triều đình dựa theo lời ca của vong thần nước Tây Hạ.
Tây Hạ bấy giờ bị quân Mông Cổ thôn tính, viên tướng Tây Hạ than tiếc cảnh nước mất nhà tan, nhớ lại bao phen hưng thịnh làm cho nhà Tống phải nể nang, nay không may san hà đã về tay quân Mông Cổ. Tủi thân đất khách quê người, đã đặt bàì ca tỏ nỗi niềm tâm sự của mình.
Nhạc công thời nhà Trần dựa theo đó soạn ra bài Linh Châu hạ, âm điệu buồn thảm thê lương, lúc thanh thoát, lúc ê chề áo não (Linh Châu là thủ đô nước Tây Hạ vào khoảng thế kỷ 12, 13 sau tây lịch).
Viên tướng Tây Hạ còn kể lại một con nghĩa điểu của Lục Đăng làm quan Tiết Chế nhà Tống. Thời Liêu Tống can qua, Lục Đăng bị Liêu bắt, chim Anh Vũ buồn thảm, thê lương. Khi nghe tin Lục Đăng được tha, chim hót líu lo, vui mừng, nhảy nhót,… nhưng đó chỉ là tin đồn, Lục Đăng vẫn còn bị giam, chim Anh Vũ lại hót buồn thảm. Tướng Tây Hạ khen rằng loài nghĩa thú còn có nghĩa thay..!!!!
Dựa theo đó, nhạc công nhà Trần đã soạn thêm 2 bài Tương Giang và Quảng Lăng, gọi chung 3 bài là Hạ Giang Lăng Trường Khúc.
Sau đó, nước Việt bành trướng về phía Nam. Theo thời gian, những bản nhạc qua nhiều đời sau, thay đổi theo thời thế, xã hội cho phù hợp hoàn cảnh, dân gian, nhưng ý nghĩa không thay đổi.
Bản nguyên thũy cũng không ai biết tiết tấu, tên từng bài. Tấu từng bài hay tấu liên tiếp 3 bài gọi là Anh Vũ mà không gọi Hạ Giang Lăng.
Đặc biệt, khi tấu Anh Vũ thì lúc dứt Tương Giang, phải thêm câu Vĩ của Tương Giang, câu nầy mỡ Ai và qua luôn khúc Quãng Lăng đến hết. Những cuộc tấu quan trọng mới tấu bài Anh Vũ.
Tương truyền, vua nhà Trần thường nghe nhạc công tấu bài Hạ Giang Lăng Trường Khúc. …
Lê Minh Chánh ghi: 23-Mars 1922
Lê Thành Công typed: Sep.8,2008.
Tài liệu chép tay của cụ Lê Minh Chánh, và Hoài Châu (Lê Thành Công).
*Nhạc công Trọng Khanh đã có công sưu tầm và lưu giữ, phổ biến 12 bản cổ thất truyền nầy. Từ đó suy ra cổ nhạc Nam phần đã có nguồn gốc từ rất lâu đời.
NP quote bài đó đem về đây nè chú.
Trong quote thấy nói Lê Thành Công tức Hoài Châu viết lại theo tài liệu chép tay ngày 23/3/1922 của cụ Lê Minh Chánh.
*Lê Thành Công (Hoài Châu) thấy sáng tác nhiều bài ca tài tử đăng trên nhiều diễn đàn cổ nhạc cải lương.
Nghe trên mạng người ta đồn Lê Thành Công (Hoài Châu) là cháu chắt gì của cụ Lê Minh Chánh.
Hình như Lê Thành Công ở California (Mỹ).
*12 bản cổ thất truyền nêu trên đã có đầy đủ trong diễn đàn CLS nhà mình.
Hai bản cuối cùng là Biên Ải và Ngàn Dặm Quan San cũng mới vừa post xong ngày hôm qua Dec 26, 2015.
NP ơi mình gởi bài đàn Nam xuân cho NP rồi đó. Hôm nay Nhờ ông thầy dạy tin học ổng làm dùm. Máy cùi bắp của mình không biết sao không két nối được phải lấy thẻ nhớ ra rồi dùng dụng cụ gì đó giống như USB gắn thẻ nhớ vào đó rồi mới đưa qua máy vi tính được.
NP ơi mình gởi bài đàn Nam xuân cho NP rồi đó. Hôm nay Nhờ ông thầy dạy tin học ổng làm dùm. Máy cùi bắp của mình không biết sao không két nối được phải lấy thẻ nhớ ra rồi dùng dụng cụ gì đó giống như USB gắn thẻ nhớ vào đó rồi mới đưa qua máy vi tín được.
Phức tạp quá. Nhà mình có cái điện thoại của thằng con(loại cảm ứng) chức năng nhiều. Nhưng mình chưa biết sử dụng để mình tập sử dụng cho quen và dùng nó để thu một số bài nữa( máy này dùng dây sạc đưa vào CPU thì nó kết nối liền hà) sau đó đưa vào CPU và gởi cho NP nghe để chỉ chổ đàn chưa được mà tập lại.
NP không bị gì thì mừng rồi. Lo phụ dọn gạch cả ngày nay thì nghỉ sớm dưỡng sức đi đừng thức khuya quá quen giấc tới hồi hết nghỉ lễ đi làm lại mệt lắm.
NP không bị gì thì mừng rồi. Lo phụ dọn gạch cả ngày nay thì nghỉ sớm dưỡng sức đi đừng thức khuya quá quen giấc tới hồi hết nghỉ lễ đi làm lại mệt lắm.
Dạ chút nữa em đi ngủ.
Bây giờ 4:11 AM rồi... hihi...