Giọng ca của Chú Thanh Tuấn giống như anh MEM nhận xét là một giọng ca lạ và đặc biệt. Lạ ở đây theo em nghĩ có thể một phần là do chú là người miền Trung, do đó cách lấy hơi, luyến lái mang một nét khác so với các nghệ sĩ gốc miền Nam. Có lần em nghe chú Thanh Tuấn tâm sự trên đài, thời chú Thanh Tuấn còn nhỏ, gia đình nghèo, nhà chú thì ở gần nhà một người trong Nam. Người hàng xóm của chú có một chiếc radio thường ngày hay đón bắt nghe những bài vọng cổ của Nghệ sĩ Út Trà Ôn, Minh Cảnh, Tấn Tài...vv thành ra chú mê vọng cổ lúc nào không hay, và tập tành ca theo... Thời điểm chú vào Sài Gòn lập nghiệp thì hình như chỉ 02 tháng là chú nói chuẩn giọng miền Nam.
Nói về làng hơi của chú thật sự chú có một chất giọng thiên phú, trầm ấm khi ca thấp, thánh thoát ở cao độ và đặt biệt cho dù có luyến lái như thế nào thì chú bắt nhịp vẫn rất chuẩn. Có những đoạn nghe chú luyến lái mà đổ mồ hôi vì sợ sai nhịp nhưng cuối cùng vẫn xuống ngay bon. Nhận xét về cách bỏ nhịp và nhã chữ của Chú Thanh Tuấn, nghệ sĩ Chí Tâm đã có lần nhận xét trên chương tình Tiếng Tơ Đồng rằng " Nói về nhịp điệu thì ngoài cố nghệ sĩ Hữu Phước thì Thanh Tuấn là nghệ sĩ có cách bắt nhịp chuẩn và đặt biệt nhất". Mình vẫn rất thích những đoạn chú Thanh Tuấn hát mà lời bài hát mang tính bi hùng, giọng chú trầm buồn nhưng mãnh mẽ khác thường nhất là cách nhất những chữ có thanh bằng (dấu huyền, nặng hoặc không dấu) nghe rõ từng chữ mà thấm đến tim, giống như một đoạn trong vỡ Phạm Lãi biệtTây Thi " Tây thi ơi tại sao ta không được nàng dân chén rượu tiễn đưa RỒI DẪN muôn binh tiến thẳng sang Ngô nhìn thành quách Cô Tô tan tành trong biển lửa, mà phải tự tay ta rót đầy chung rượu cuối mặt tiễn đưa, nhìn kẻ mình yêu LÀM ĐIÊN ĐẢO nhà Ngô bằng nhan sắc khuynh thành. NÀNG cạn chén men cay ta nuốc đắng cay vào TẬN đáy lòng......" ở những bài bi hùng giọng chú lên cao chót vót kèm theo những luyến lái điêu luyện rồi bỗng nhiên đến khoản cuối câu xuống vọng cổ lại trầm xuống và ngân dài tạo cho người nghe nhiều cung bật cảm xúc khác nhau trong câu lên vọng cổ.
- Đối với những bài buồn mình thấy chú ca với nghệ sĩ Mỹ Châu là hợp nhất, còn nhớ ở bày Bông Hồng Cài Áo, câu vọng cổ chú vào nhe nhàng ở tông thấp như ru mà thấm thía như tiếng lòng của một người con xa mẹ " Có ánh sao nhưng muôn sao đều vụt tắc. Đi giữa dòng đời như đi giữa lòng sa mạc bởi mẹ hiền tôi đã mất đời quạch hiu như THỜI trái đát mới sinh thành....." Dù ca ở tông thấp nhưng giọng chú vẫn rất chuẩn, ấm vang, không rè, không phô và tiếng ngân ở cuối câu " sinh ....thành" tiếng ngân bị ém lại trong cổ như nghẹn ngào rưng rức thật não lòng.
Để đạt được trình độ như vậy, mình nghĩ ngoài chất giọng thiên phú thì phải khâm phục rất nhiều ở cái khổ luyện và ý chí học hỏi của chú. Các nghệ sĩ ngày nay thường hát theo phong trào, luyến lái theo kiểu " đài phát thanh và tuyên truyền" tuy giọng có mượt mà nhưng không sâu lắng, không tạo được nét riêng hoặc không chủ động tìm cho mình một cái riêng để không nhằm lẫn với ai, tạo chỗ đứng tong lòng khàng giã.