Đời nghệ sĩ có những bước ngoặc khó quên, lúc vinh quang vui sướng khi đạt được thành quả tốt đẹp, lúc gặp bế tắc, đứng trước lối đi hẹp, có người nản chí buông xuôi, có người cố gắng vượt qua. Duy Thanh là một nghệ sĩ đã trải qua nhiều khúc quanh của nghề nghiệp. Đã có lúc anh bỏ nghề vì thấy sự nghiệp không có gì tiến triển, nhưng rồi ánh đèn sân khấu vẫn thu hút anh trở lại.
Năm 1988, trong thời gian theo học lớp 10 Duy Thanh tham gia phong trào văn nghệ xã An Thạnh, Bến Cầu, Tây Ninh. Nhờ có giọng ca anh được các cô chú, các cô trong đội tài tử của xã thương mến. Tình cờ anh lên TPHCM chơi biết đoàn cải lương Hàm Luông (Bến Tre) lúc đó đang trụ bến lại rạp Bình Chánh (nay là Nhà văn hóa Bình Chánh,cạnh bến xe miền Tây), đăng thông báo tuyển diễn viên.
Anh và 5 người bạn liền nộp đơn thi, nhưng chỉ có một mình anh đậu. Với cá tính vô tư, hồn nhiên, anh kèo nài trưởng đoàn:” Nếu muốn tôi theo nghề hát thì cho năm người bạn của tôi cùng vô đoàn cho vui”. Không ngờ yêu cầu của anh đucợ chấp thuận. Cả 6 anh em cùng quê được nhận vào đoàn Hàm Luông.
Thời gian này Duy Thanh được đoàn đào tạo bài bản. Mỗi ngày 7 giờ phải tập trung luyện thanh. ANh được giao đóng vai kép ba trong vở Người đẹp suối mây do NSUT Ngô Mạn trực tiếp giảng dạy. Bên cạnh đó Duy Thanh còn được cô Ngọc Ẩn và đạo diễn Hữu Tài truyền nghề.
Trên sân khấu đoàn Hàm Luông, Duy Thanh đã tham gia các vở Thiên Kiều công chúa, Thạch Sanh- Lý Thông, Người đẹp suối mây. Điều bất ngờ là anh đóng cặp với nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh, một cô đào miền tây nổi tiếng thời đó. Năm 1991 anh về đoàn cải lương Sông Bé 2, được nghệ sĩ Bo Bo Hoàng dạy nghề và chỉ dẫn nhiều kinh nghiệm trong biểu diễn.
Anh tham gia đóng các vở: Nữ chúa rắn phò mã cùi, Tình chị duyên em, Kiếp đam mê.. Sau đó anh về đoàn Nhân dân Kiên Giang, rồi Hoa Pơ lang, Công an Đồng Nai, diễn qua cá vở: Thằng gù hái mơ, 17 năm trường hận, Hờn anh giận em, Hai năm sau, Duy Thanh cảm thấy con đường nghệ thuật không tiến triển, anh tạm rời sân khấu, quay về quê tìm kế mưu sinh.
Thời gian này anh mang nỗi buồn của một nghệ sĩ đang nản chí, nhưng như anh nói” kiếp tằm đến thác vẫn còn vương tơ”. Năm 1996 anh xin về đoàn cải lương Long An, được tác giả Hữu Lộc tạo điều kiện để phát huy nghề nghiệp. Anh được đoàn cho theo học lớp nâng cao nghiệp vụ do các đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Thanh Hạp, Xuân Hiểu giảng dạy.
Từ những kiến thức này anh đã tham gia vở Hồn đàn (tác giả Lê Duy hạnh_ và đoạt HCB tạo Hội diến Sân Khấu cải lương chuyên nghiệp ĐBSCL năm 1996 tổ chức tại Cần Thơ. Thừa thắng xông lên, năm 1001. Duy Thanh vinh dự tham gia cuộc thi Tuyển chọn diễn viên triển vọng giải Trần Hữu Trang và anh đã đoạt HCV trong vở Đời Luận Anh Hùng (tác giải Lê Chí Trung).
Nói về vai diễn này, NS Duy Thanh vui mừng:” Đây là một lớp độc diễn hay, đòi hỏi thay đổi nhiều tâm trạng. Vai Trần Thủ Độ đối diện với những mưu đồ bất an của triều đình. Đứng trước thù trong giạc ngoài, Trần Thủ Độ phải đấu tranh với chính mình để giải quyết những mâu thuãn trong triều đình. Vai diễn hay nên tôi đã có được một cơ hội để lấy lại lòng yêu nghề”.
Những năm gần đây, NS Duy Thanh được Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang mời tham gia chương trình Thắp sang niềm tin, xuất hiện thật ấn tượng trong vở Sắc xuân gửi lại. Hiện nay, ngoài thời gian công tác với đoàn Long An, Duy Thanh còn tham gian biểu diễn trong nhiều chương trình sân khấu với những bài ca cổ hay một số trích đoạn được khán giả yêu thích như:
Đưa em về quê mẹ, An Lộc Sơn… Anh và nghệ sĩ Ái Hằng (đoàn Đồng ấu Bạch Long) được khán giả truyền hình yêu thích qua trích đoạn Con gái tên cướp biển. Anh cho biết sự nghiệp của mình cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa để không bao giờ nản chí như anh đã từng trên con đường đã chọn
Nam Khánh
Nguồn tin: Báo sân khấu