NS Nguyễn Thị Luận kể rằng quê của Luận nghèo và nhà cũng nghèo lắm. Vùng quê ấp Vĩnh Phú, xã Thoại Sơn, tỉnh An Giang quanh năm người dân chủ yếu sớm tối bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống chủ yếu trông cậy vào những vụ lúa đồng xa hay thả lưới giăng câu vào mỗi mùa nước nổi. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Luận phải nghỉ học. sớm bươn chải để phụ giúp ba mẹ lo cho các em. Niềm đam mê cải lương của Luận có lẽ bắt đầu từ ba mẹ vì ông bà vốn dĩ rất mê cải lương.

Năm 2006, Nguyễn Thị Luận cùng gia đình rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp. cuộc sống mới ở thành phố với nhiều bở ngỡ và nhiều nỗi lo toan nhưng cũng tạo cho cô công nhân này cơ hội tiếp cận được với duyên ca hát.“Cả nhà ai cũng mừng quá trời. Chắc có lẽ ba mẹ của Luận mừng nhất, vì ba mẹ của Luận rất yêu cải lương nhưng do phải kiếm tiền nuôi chị em của Luận nên không có điều kiện.
Còn Luận mừng vì được nối tiếp ước mơ của ba mẹ và của chính mình. Từ ngày được vào học, Luận được thầy cô là những nghệ sĩ danh tiếng giảng dạy, được học kỹ thuật diễn xuất…nên Luận trưởng thành hơn. Tốt nghiệp loại giỏi năm 2012, Luận được vào Đoàn 1 Nhà hát Trần Hữu Trang, được cô chú và anh chị chỉ dạy thêm rất nhiều. Luận rất hạnh phúc khi được cùng đoàn đi diễn phục vụ bà con”.
NS Nguyễn Thị Luận kể rằng quê của Luận nghèo và nhà cũng nghèo lắm. Vùng quê ấp Vĩnh Phú, xã Thoại Sơn, tỉnh An Giang quanh năm người dân chủ yếu sớm tối bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống chủ yếu trông cậy vào những vụ lúa đồng xa hay thả lưới giăng câu vào mỗi mùa nước nổi.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Luận phải nghỉ học. sớm bươn chải để phụ giúp ba mẹ lo cho các em. Niềm đam mê cải lương của Luận có lẽ bắt đầu từ ba mẹ vì ông bà vốn dĩ rất mê cải lương.Năm 2006, Nguyễn Thị Luận cùng gia đình rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp. cuộc sống mới ở thành phố với nhiều bở ngỡ và nhiều nỗi lo toan nhưng cũng tạo cho cô công nhân này cơ hội tiếp cận được với duyên ca hát.
“Cả nhà ai cũng mừng quá trời. Chắc có lẽ ba mẹ của Luận mừng nhất, vì ba mẹ của Luận rất yêu cải lương nhưng do phải kiếm tiền nuôi chị em của Luận nên không có điều kiện. Còn Luận mừng vì được nối tiếp ước mơ của ba mẹ và của chính mình. Từ ngày được vào học, Luận được thầy cô là những nghệ sĩ danh tiếng giảng dạy, được học kỹ thuật diễn xuất.
Nên Luận trưởng thành hơn. Tốt nghiệp loại giỏi năm 2012, Luận được vào Đoàn 1 Nhà hát Trần Hữu Trang, được cô chú và anh chị chỉ dạy thêm rất nhiều. Luận rất hạnh phúc khi được cùng đoàn đi diễn phục vụ bà con”.
Chiếc Chuông Vàng Vọng Cổ 2013 lả một dấu mốc rất đặc biệt của cô đào trẻ này. Có thể nói đây là một bước đệm rất lớn cho Nguyễn Thị Luận khi cô bắt đầu bước vào sân khấu Cải Lương chuyên nghiệp. Các show diễn đến với Luận nhưng đồng thời cũng được khán giả và các nhà làm nghề “chú ý” nhiều hơn, do đó lúc nào Luận cũng phải cố gắng thật nhiều.
Là một nghệ sĩ trẻ, Nguyễn Thị Luận mới chập chững vào nghề chỉ non bảy năm nhưng cũng đạt được thành tích mà nhiều bạn bè khác mơ ước. Nhưng Luận ý thức rất rõ đây chỉ là bước khởi đầu, vì các anh chị và các bạn trưởng thành từ gia đình Chuông Vàng này ai cũng rất giỏi, nếu không tự cố gắng thì mình sẽ tự đào thải mình.
Chính vì thế mà Luận luôn chú ý quan sát để học hỏi thêm về cách diễn, cách ca để hoàn thiện bản thân.Biết rằng Cải lương hiện nay gặp nhiều khó khăn nhưng Luận xác định mình sẽ theo đến cùng vì Luận yêu nghề lắm. Luận mong rằng mình sẽ luôn được khán giả yêu mến, để tiếng Chuông Vàng được thánh thót nhiều hơn.
Binh San
Nguồn tin: Báo sân khấu