1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Có thể nói, trong các nghệ sĩ bước ra từ giải chuông vàng vọng cổ do Đài truyền hình TP.HCM tổ chức, thì NS Kim Hồng là một trong những cô đào trẻ có mức tiến bộ rõ rệt nhất về ca diễn. Khi nhắc đến NS Kim Hồng, điều đầu tiên mà khán giả ấn tượng về cô chính là giọng ca: một giọng ca trong trẻo và rất đỗi chân phương.
    TUỔI THƠ CA HÁT.

    NS Kim Hồng được sinh ra và lớn lên ở vùng quê Tân Châu tỉnh An Giang. Nơi là điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam, nức tiếng bởi lụa Tân Châu bóng láng. Ba của NS Kim Hồng công tác ở Trung tâm văn hóa huyện, phụ trách mảng văn hóa văn nghệ, cũng tham gia đờn ca tài tử ở địa phương nhưng không chuyên nghiệp.

    Năng khiếu ca hát của NS Kim Hồng sớm được bộc lộ từ khi còn rất nhỏ, đặc biệt là hát những bài ca cổ. Nhưng có lẽ điểm đặc biệt nhất chính là NS Kim Hồng chỉ học hát qua karaoke, vậy mà Kim Hồng được các cô chú trong ban nhạc phát hiện và rủ rê đi hát.

    NS Kim Hồng chia sẻ: “Hồng nhớ lúc sáu tuổi, nhà đối diện có tổ chức văn nghệ. Hồng đi ăn cưới với ba rồi xin lên hát một bài. Mọi người thấy Hồng nhỏ xíu mà lên hát nên rất thương. Vậy đó mà mỗi khi có tiệc cưới là Hồng được các cô chú trong đội văn nghệ dẫn đi hát.

    Tuy mới sáu tuổi nhưng Hồng toàn hát ca cổ không hà, hạnh phúc lắm vì rất được bà con ủng hộ....Có lần đi phục vụ ở xã Vĩnh Xương -tỉnh An giang bằng xe lam, lúc đó đường đi ở vùng sâu vùng xa chỉ là đường đất. Xe đang chạy thì bị sụp bùn. Cả nhóm phải xuống xe đẩy cả buổi mới đi tiếp.....vui lắm.

    TIỀM NĂNG TRẺ.

    Do có năng khiếu đặc biệt về ca hát, nên suốt thời học sinh NS Kim Hồng luôn là hạt nhân về phong trào văn nghệ ở trường. Năm 2002, là năm rất đặc biệt với cô học trò lớp chín, khi Kim Hồng tham dự Liên hoan Tiếng hát phát thanh truyền hình do Đài PTTH An giang tổ chức và đạt luôn giải nhất, khi tham dự ngay lần đầu tiên với bài ca cổ Tân Châu quê lụa.

    Nhớ về kỷ niệm đẹp ấy, NS Kim Hồng cho biết : "Lúc đó Hồng cũng đang bước vào kỳ thi học kỳ hai. Buổi chiều hôm đó sau khi thi xong, ba liền chở Hồng từ Tân Châu xuống An Giang để thi. Kết quả đến với Hồng thật bất ngờ, vì từ trước đến giờ hầu như Kim Hồng chỉ hát theo bản năng là chính, đến khi đi thi thì mới được bác Năm Suôl chỉ dạy thêm về cách luyến láy, nhã chữ cũng như kỹ thuật hát làm sao hay và đẹp".

    Tuy đạt giải cao trong một cuộc thi có tầm vóc khá lớn, nhưng lúc đó trong suy nghĩ của Kim Hồng chỉ là thích hát nên đi thi chứ chưa hề có sự đam mê và cũng không nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ gắn với sân khấu cải lương. Năm 2006, Kim Hồng tốt nghiệp phổ thông trung học.

    Được sự định hướng của gia đình, đặc biệt là người cha của mình (Ông Lê Khánh Văn - giải bạc Bông lúa vàng năm 2003), Kim Hồng thi đậu vào trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh Thành phố HCM. Vì lúc đó Kim Hồng cũng chưa định hướng được cho mình sẽ chọn ngành nghề gì để học tiếp.

    Những bỡ ngỡ về ngôi trường mới, những ồn ào của Thành phố náo nhiệt và cả nỗi nhớ nhà quay quắt ....đối với Kim Hồng cũng dần lùi xa để nhường chỗ cho sự đam mê của những bài học, những vai diễn thật hay trong các vở tuồng. Thế rồi niềm đam mê sân khấu không biết được vun bồi từ lúc nào, để mỗi khi hè về xa trường xa lớp là thấy nhớ....rồi tự mình đứng trước gương để ra bộ khóc cười.

    Cuộc sống sinh viên với nhiều khó khăn. Tuy được sự lo lắng đầy đủ của gia đình, nhưng Kim Hồng vẫn tham gia vào các đội múa tiệc cưới, biểu diễn trong các chương trình thông tin lưu động.....chỉ mỗi khi được nghỉ học, để có thêm kinh nghiệm và sự dạn dĩ trên sân khấu. Vì đối với Kim Hồng việc học quan trọng nhất, phải cố gắng lĩnh hội hết các kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy cho mình.

    Năm 2009, Kim Hồng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh. Và cũng từ đó, một hành trình mới lại bắt đầu với những niềm vui mới, nhưng cũng không kém những lo lắng của một cô đào trẻ đang chập chững bước vào nghề.

    Lọt vào top 7 cuộc thi Chuông vàng vọng cổ năm 2009 do Đài Truyền hình Thành phố HCM tổ chức, đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong sự nghiệp của NS Kim Hồng. Vì từ cuộc thi này khán giả yêu cải lương đã biết đến Kim Hồng. Cô đào có vóc dáng nhỏ nhắn, gương mặt khả ái, giọng ca thì ngọt ngào, trong trẻo và rất đỗi chân phương.

    Nhưng cũng từ đó, NS Kim Hồng cũng bắt đầu một với một quãng đường dài khó khăn trên con đường nghệ thuật. Một nghệ sĩ trẻ tự do trong bối cảnh chung của sân khấu cải lương "sàn diễn teo tóp, đèn buồn hắt hiu". Thời gian đó NS Kim Hồng cũng vất vả khi tìm kiếm những vai diễn để được làm nghề, tham gia quay cải lương, ca cổ cho các đài truyền hình, các show diễn.

    NS Kim Hồng tâm sự: "Em thấy buồn khi cải lương bây giờ không có đất để dụng võ. Nhưng em cũng biết đó là tình trạng chung. Để thay đổi không phải dễ. Giờ chỉ hy vọng sân khấu cải lương sẽ khởi sắc hơn, sân khấu sẽ được sáng đèn trở lại. Được đứng trên sân khấu là hạnh phúc mà người nghệ sỹ chân chính nào cũng đều mong muốn.

    Ngày xưa khi còn đi học chỉ nghĩ đơn giản là được thoả niềm đam mê. Khi ra thực tế rồi mình phải bắt đầu lại từ đầu. May mắn là qua cuộc thi Chuông vàng vọng cổ, em được nhiều cơ hội để cọ xát với nghề. Và qua mỗi vai diễn em có thêm một kinh nghiệm cho mình".

    Cho đến nay, trong hành trang nghệ thuật của mình, NS Kim Hồng đã có nhiều vai diễn. Với cải lương truyền hình có thể kể như: vai Thanh Vân trong Tình yêu và lời đáp, vai Thùy Dung trong Gánh Cỏ Sông Hàn, vai Tú trong Phai Màu Áo Trắng, vai Xuân trong Cho Trọn Cuộc Tình, vai Công chúa trong Phò mã là con gái.

    Về sân khấu của chương trình Ngân mãi chuông vàng: Bích Vân công chúa trong Bên cầu dệt lụa, Diệu trong Nửa đời hương phấn, Bảo Châu trong Bóng hồng sa mạc, Dạ Ngọc trong Chiều đông gió lạnh về, Thu Ba trong Khách sạn hào hoa.... Tuy những vai này chỉ thuộc hàng đào nhì, nhưng với tài năng và độ sắc nét của mình, nếu cô đào chánh không đủ bản lĩnh cũng phải "chết" với NS Kim Hồng.

    Hiện tại, NS Kim Hồng đang là thành viên của đội ca cổ đoàn văn công Quân khu 7. Về với Quân khu 7, NS Kim Hồng cũng rất yên tâm khi mình có một nơi để ổn định làm nghề.

    Qua mỗi chuyến đi, tận mắt chứng kiến nỗi vất vả của các anh, nhưng các anh vẫn rất lạc quan yêu đời. NS Kim Hồng thấy rằng những khó khăn của mình đang gặp phải trong nghề thật nhỏ nhoi, và tự nhủ rằng mình phải cố gắng thật nhiều.

    So với những bạn cùng trang lứa, cuộc sống của NS Kim Hồng khá bình lặng và tạm ổn với nghề hát. Và điều mong ước lớn nhất của NS Kim Hồng hiện nay là cải lương sẽ khởi sắc hơn để những người làm nghề, đặc biệt là thế hệ nghệ sĩ trẻ như Hồng sẽ có nhiều cơ hội phát huy khả năng và phát triển thêm về nghề nghiệp.

    Dương Hạc Lâm
    Nguồn tin:Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (25-05-2014), MEM (25-05-2014), romeo (27-05-2014)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Hình đẹp của Kim Hồng (DTN)





    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Duongtonhu (25-05-2014), romeo (27-05-2014)

  5. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Ba của Kim Hồng là chú Lê Khánh Văn. Chú từng đoạt HCV giọng ca CL hàng tuần, HCB giải BLV 2003 ( năm đó Tạ Thiên Tài đoạt HCV) và rất nhiều giải thưởng cao khắp các đài tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Chú có một giọng hát khỏe, cực kì chân phương và nỗi tiếng với những bài: Cây bàn Côn Đảo, Bâng khuâng mùa hạ...

    Năm 2003 Kim Hồng cũng cùng cha tham dự cuộc thi BLV và đoạt giải thí sinh nhỏ tuổi nhất được vào vòng chung kết.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    MEM (25-05-2014), romeo (27-05-2014)

ANH EM CHANNEL