1. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Diễn cải lương lệch gốc



    Cần đào tạo ca diễn cho đúng bản chất, giúp thế hệ diễn viên trẻ không bị mất gốc, lai căng là ý kiến của giới chuyên môn hiện nay khi nhìn thấy diễn cải lương đang lệch gốc

    Trước khó khăn chung của sàn diễn cải lương, một lớp diễn viên trẻ đang nỗ lực làm nghề. Tuy nhiên, lỗ hổng trong đào tạo đã khiến nhiều diễn viên không khẳng định được tài năng, ảnh hưởng đến việc cảm thụ của công chúng khi hiểu sai lệch về nghệ thuật biểu diễn của bộ môn độc đáo này.



    Mắc chứng “múa ra bộ”

    Đúc kết sau mùa giải Trần Hữu Trang lần thứ 12 - 2014, NSND Bạch Tuyết, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo chuyên môn, cảnh báo: “Hiện nay, một số diễn viên trẻ mắc chứng “múa ra bộ”. Vai diễn nào cũng sử dụng động tác, lạm dụng một cách quá mức khiến người xem khó chịu. Trước hết, các em không hiểu rõ về nghệ thuật ca diễn, thầy cô và đạo diễn không phân tích kỹ. Do vậy, diễn tuồng tâm lý xã hội mà các em cũng “múa ra bộ”, quơ tay, quơ chân; còn diễn thể loại cải lương tuồng cổ thì động tác cường điệu khiến nhân vật không rõ tính cách do không chú ý đến phần diễn đạt nội tâm”.


    Một tiết mục biểu diễn trong lễ trao giải Trần Hữu Trang 2014



    NSND Thanh Tòng nhận xét thêm: “Một nam diễn viên chọn trích đoạn Bức ngôn đồ Đại Việt để dự thi. Ban đầu, nhân vật ra sân khấu trong tình trạng say rượu, diễn một lúc thì quên mất mình say vì cứ mải múa ra bộ để chứng tỏ ta đây diễn rất nghề”. Theo NSND Thanh Tòng, thiếu hụt kiến thức cơ bản về hình thức vũ đạo và khai thác tâm lý nhân vật nên một số diễn viên trẻ ngày nay cứ bị so sánh kém hơn thế hệ nghệ sĩ đi trước. Không phải các thế hệ đi trước muốn triệt tiêu sự thăng tiến của các em, mà vì chính các em không ý thức học hỏi và thầy dạy nghề cho các em đã quá xem nhẹ việc truyền đạt kiến thức cơ bản nhất để cải lương không bị cho là rườm rà, pha tạp quá nhiều hình thức.

    Trên thực tế, không chỉ qua mùa giải thưởng Trần Hữu Trang, do Hội Sân khấu TP HCM tổ chức, giới chuyên môn mới nhìn thấy thực trạng này. Nhiều chương trình cải lương trên màn ảnh nhỏ, diễn viên trẻ đã quá lạm dụng việc “ra bộ”, kết hợp với múa. Không ít khán giả đã khó chịu khi xem một bài ca cổ có múa minh họa hoặc một liên khúc ca cổ nhiều người cùng ca nhép, rồi múa ra bộ loạn xạ. NSƯT Ca Lê Hồng cho rằng cải lương hiện nay bị một hội chứng là sợ không gian bị nguội nên cứ đẩy mạnh tiết tấu mà quên mất một điều cơ bản: Sân khấu cải lương là tự sự. Càng mộc mạc, giản dị càng dễ đi vào lòng người.


    Có “của hồi môn” mà không biết khai thác
    Thực tế sàn diễn khó khăn đã khiến nhiều diễn viên trẻ của bộ môn cải lương không có nhiều cơ hội cọ xát. Muốn giỏi nghề, diễn viên phải sống với những nhân vật và thẩm thấu số phận nhân vật dưới ánh đèn sân khấu qua từng đêm diễn. NSND Ngọc Giàu nói: “Qua từng đêm như lớp phù sa bồi đắp dần tạo nên phong cách, bản lĩnh. Vì vậy, không thể đòi hỏi các em tỏa sáng như các lớp thế hệ trước được. Nhưng một thực tế cần phải điều chỉnh là phương pháp dạy nghề trong nhà trường và truyền nghề bên cánh gà của bộ môn cải lương, cần phải được dung hòa và nghệ thuật cải lương cần sự đổi mới trong ca diễn”.

    Qua khảo sát của nhiều nhà chuyên môn, giáo trình giảng dạy nghệ thuật ca diễn cải lương ở một số trường nghệ thuật, kể cả ở TP HCM, đã bị đơn giản hóa. Đạo diễn Thạch Sỹ Long (Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ) phân tích: “Múa trong nghệ thuật cải lương khác rất nhiều với tuồng cổ và hát bội. Nó mềm mại, nhẹ nhàng, không phải lúc nào cũng dùng bộ tay, bộ chân thể hiện hào khí, bi hùng như hát bội và tuồng cổ. Thế nên, một số em ra trường, chỉ nhìn bộ tay, bộ chân là biết ở lò đào tạo nào. Còn ngày nay, các em múa… “rừng”, quơ bừa cho ra vẻ có học nhưng thực chất thì rỗng tuếch, chẳng có một kiến thức cơ bản nào được nhớ và vận dụng thuần thục”.
    Theo nghệ sĩ lão thành Kim Chưởng, nếu đào tạo một tài năng mà để các em diễn hư thì lỗi là do người thầy. Tài năng học từ nhà trường, từ việc truyền nghề của thầy là để làm cho đúng, còn làm cho hay thì chính là do tài nghệ của mỗi cá nhân. “Ngày nay, sàn diễn cải lương thưa vắng khán giả, lực lượng nghệ sĩ trẻ đúng ra là chủ nhân của “ngôi nhà sân khấu” trong thời đại mới nhưng lại đành bất lực trước ngôi nhà quá nghèo nàn, lạc hậu bởi có của hồi môn mà không biết khai thác rồi ngửa mặt kêu trời” - nghệ sĩ lão thành Kim Chưởng nói.


    Nhà trường phải kết hợp với sàn diễn
    Đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc - người đã từng viết giáo trình giảng dạy nghệ thuật biểu diễn sân khấu cho khoa kịch, cải lương và đạo diễn - nói: “Hội thảo tổ chức nhiều, bàn đi tính lại rất tốn kém thời gian, tiền bạc nhưng chưa đúc kết được phương pháp đào tạo, dẫn đến việc một số diễn viên ra trường vẫn bị vướng vào những hạn chế do mất cơ bản trong đào tạo diễn xuất. Phương pháp truyền nghề trực tiếp có đặc thù riêng nhưng thiếu tính đúc kết khoa học. Do vậy, hai nguồn giảng viên ở nhà trường và sàn diễn cần ngồi lại với nhau để đi đến việc thống nhất trong đào tạo diễn xuất của bộ môn này. Nếu cứ để kéo dài tình trạng này thì chúng ta có lỗi rất lớn với tiền nhân”.


    Bài và ảnh: Thanh Hiệp
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Koala (05-05-2014), romeo (07-05-2014)

  3. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Bài viết đúng quá. Có lẽ giờ người ta nhầm chút đỉnh ấy mà. Thứ thực sự trống không phải là sân khấu, mà trong tim khán giả ấy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    romeo (07-05-2014)

ANH EM CHANNEL