Anh là một trong những thành viên tạo được nhiều uy tín đối với khan giả kiều bào Pháp thông qua những vai diễn trên sân khấu cải lương. Sau suất diễn 6-10 tại nhà hát Charenton ngoại ô thủ đô paris-pháp, anh đã có những suy nghĩ gửi đến Ô cửa nhỏ.

“ Tôi nhận thấy khán giả và nghệ sĩ đã tìm thấy một sự đồng thuận rất cao, đó là cùng trân quý giá trị nghệ thuật của sân khấu cải lương. Trong thời buổi khó khan hiện nay, đây là cơ hội để đúc kết những 74 bài học quý cho việc bảo tồn cải lương tại xứ người. Cũng như các nghệ sỹ sĩ tham gia chương trình, tô rất thcih1 chữ “ về nguồn”, là trên thế giới bất cứ một nền văn hoá nào cũng phải lưu giữ giá trị cho riêng mình, dù có hội nhập đến đâu, vì thế con người dù bôn ba xa xứ vẫn phải về nguồn.
Trong chương trình cải lương trên đất pháp nghệ sĩ không chuyên tham gia khá nhiều, nhưng họ đều có địa vị và việc làm ổn định trên đất Pháp, họ vượt qua nhiều khó khăn để cùng làm tốt các suất hát. Và giữa cái thiếu thốn tram bề, chúng tôi đã nổ lực thực hiện hai vở cải lương: Ngao sò Ốc Hến và Bên cầu dệt lụa, đáp ứng đầy đủ những điều mà đạo diễn NSUT Thanh Điền cần.
Cái khó là ở chỗ đã đồng lòng để vượt qua. Sung sướng nhất là chúng tôi đã được khán giả kiều bào yêu mến. Chương trình được đầu tư đàng hoàng, tuy rằng không quy mô, chưa thật đầy đủ phương tiện làm cải lương, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu muốn xem một chương trình nghệ thuật nghiêm túc, nơi có sự phối hợp hết sức đồng bộ trong ca diễn với tâm hồn và trách nhiệm thật cao.
Có một điều không thể ngờ, đó là nơi tập dợt là một phòng khách của một căn hộ nhỏ ở quận 13- Paris, mười mấy hai chục con người chen chúc tập dợt, cả nghệ sĩ lẫn dàn nhạc, hậu đài, nhắc tuồng…., thế mà chúng tôi vẫn tập được một chương trình nghiệm túc. Để khi ra sân khấu lớn, chúng tôi diễn cũng có tinh thần trách nhiệm cao.
Một điểm bất ngờ nữa, đó là hai bạn sinh viên Châu Trân và Đoàn Nam Dương, ban đầu không thích sân khấu cải lương, nhưng khi nghe thầy mình là NS Lê Hồng Phước giới thiệu, họ đã nhào vô cuộc, cùng với chúng tôi thực hiện tốt chương trình, để rồi bây giờ họ bắt đầu thấy yêu thích bộ môn nghệ thuật này”.
NS Lý Kim Thành đã diễn vai Nhuận Điền trong vở Bên cầu dệt lụa và cai Lý Trưởng hà trong vở Ngao sò ốc hến. Anh nói: “ Vở Bên cầu dệt lụa là vở tuồng kinh điển với thông điệp giáo dục không mòn theo thời gian: tấm gương hiếu đạo, chung thuỷ, vượt khó trong học tập và bất chấp thủ đoạn, quyền uy để giữ vững hạnh phúc của người dân Việt.
Còn Ngao sò ốc hến là một vở cải lương hài dân gian, được dàn dựng từ năm 1982, mang ý nghĩa châm biếm độc đáo, chua cay, mà đến nay giá trị của tiếng cười châm biếm này vẫn còn đủ sức lên án bọn quan tham, sâu dân. Tôi rất hạnh phúc khi có được hai vai diễn được khan giả khen ngợi, và có thêm kỷ niệm đẹp với NSUT Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Trọng Phúc và MC thanh Hiệp.
Đóng góp trong việc ra mắt Hội bảo tồn cài lương Về Nguồn, còn phải kể đến MC Tố Nga, chị là người am hiểu văn hoá và thông thạo Pháp ngữ, lại là một thành viên gầy dựng ngay từ ban đầu, cùng với chị Hà Mỹ Xuân làm nên ý tưởng thành lập Hội. Bên cạnh đó phải kể đến vai trò rất lớn của ban nhạc: Minh Thanh, Ngân Hà, Xuân Phước, Thanh Sơn và chị NS Kim Chi đã làm công việc nhắc tuồng cho cả hai vở diễn.
Tất cả những đóng góp đó cho thấy, để tỏ ra tôn trọng cải lương thì người nghệ sĩ phải dồn hết tâm trí và sức lực, vì khan giả luôn là người giám khảo khó tính, họ tôn trọng cải lương và cần nghệ sĩ diễn bằng cả trái tim. Do đó chúng tôi hoàn toàn không hát nhép, để sự thành công ngoài mong đợi của buổi diễn mãi là một bài học quý giá cho việc gìn giữ văn hoá thưởng thức cải lương trong thời đại hôm nay.
NHƯ LAN
Nguồn tin: Báo sân khấu