1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    VỚI NGƯỜI NGHỆ SĨ KHÔNG CÓ HẠNH PHÚC NÀO BẰNG KHI CÓ NGƯỜI CON NỐI NGHIỆP TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH ĐỂ LÀM RẠNG DANH DÒNG HỌ. TRONG CÁC ĐẠI GIA ĐÌNH NGHỆ SĨ MIỀN NAM HIỆN NAY, GIA ĐÌNH CÓ HAI THẾ HỆ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC PHONG TẶNG DANH HIỆU NSND, NSƯT CAO QUÝ.

    ĐỂ GHI NHẬN NHỮNG CÔNG LAO ĐÓNG GÓP CHO NỀN SÂN KHẤU HẦU NHƯ RẤT HIẾM, NHƯ NSND THÀNH TÔN, NSƯT THÀNH LỘC; NSƯT NAM HÙNG – NSƯT THANH THANH TÂM; NSƯT CÔNG KHANH, NSƯT LINH HIỀN, NSND THANH TÒNG, NSƯT QUẾ TRÂN. BÁO SÂN KHẤU XIN GIỚI THIỆU NSƯT LINH HIỀN – MỘT NGHỆ SĨ TÀI NĂNG CỦA SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG VÀ HÁT BỘI.


    KỲ I: THÀNH DANH Ở SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG - SỚM THEO NGHIỆP TỔ

    Bên ly cà phê, anh cười chia sẻ rằng cũng may là cha làm thầy mà anh chưa đốt sách. Vì cũng có nhiều người cũng xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật nhưng cũng không mặn nồng lắm với nghề, hơn nữa anh cũng tự hào vì bản thân mình lại rất say mê sân khấu và cũng có một chút gì đó cho cha vui về những thành công trong nghề nghiệp.

    Những sợi khói thuốc mỏng tanh làm sao chở hết những ưu tư của người nghệ sĩ có tới ba mươi bốn năm làm nghề. Nhưng nghề hát này là vậy, nhiều lúc nghĩ sao mà tủi thân, cũng là NSƯT nhưng một show người ta lãnh bạc triệu, còn với nghệ sĩ hát bội thì một suất hát được bồi dưỡng một trăm ngàn. Lắm lúc thấy người ta đi xe hơi mình cũng muốn lắm chứ… Nếu không yêu nghề, yêu văn hóa dân tộc thì có lẽ Linh Hiền và các anh chị khác đã bỏ nghề, biết làm sao được… âu đó cũng là phận số…

    Là một nghệ sĩ có tâm huyết với nghề, anh cũng mang nhiều nổi ưu tư: Trong những kỳ liên quan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc dành cho bộ môn nghệ thuật hát bội, Nhà hát NT hát bội TP.HCM đều hưởng ứng tham gia rất đầy đủ để góp phần thành công cho hội diễn, nhưng bên cạnh đó cũng đem về rất nhiều nổi buồn.

    Trong kỳ Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp năm 2013 diễn ra tại Tam Kỳ vừa qua anh cho là hợp lý, vì các nghệ sĩ có thể giao lưu, học hỏi nét đẹp văn hóa của từng vùng miền. Nhưng NSƯT Linh Hiền không dấu được sự bức…

    xúc: “những chiếc huy chương còn mang nặng tính hình thức, nhiều vai diễn chưa đủ tầm vẫn được trao huy chương vàng … Đây là hội diễn cấp toàn quốc chứ không dành riêng cho khu vực nào. Với người nghệ sĩ, khi lên sân khấu họ hát bằng tất cả lòng yêu nghề; những tấm huy chương như vậy có khi họ còn không màng, nhưng đã là Hội thi thì người “cần cân nảy mực” phải công bằng. Rất mong các cấp có thẩm quyến xem lại”.

    Gia đình NSUT Linh Hiền đã có 4 đời ăn cơm nghiệp Tổ, từ đời ông cố làm bầu gánh hát ở Tây Ninh, ông nội là nghệ sĩ hát bội lừng danh Minh Tốt, đến cha anh là NSUT Công Khanh và đến anh-NSUT Linh Hiền là thế hệ thứ 4.

    NSUT Công Khanh tên thật là Trịnh Công Khanh, sinh năm 1942, quê quán huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh có 5 người con (2 trai, 3 gái) nhưng chỉ có người con trai trưởng là NSUT Linh Hiền và cô con gái út Hồng Liên (ca sĩ Tân Nhạc) theo nghề sân khấu. Thuở sinh thời, ông đã lừng danh qua các vai diễn Lữ Bố, Tiết Đinh San, Đổng Kim Lân, Ngô Tôn Quyền, Triệu Quốc Đạt…Ông mất ngày 7/12/2012, được an táng tại Nghĩa trang nghệ sĩ. Trong suốt cuộc đời cống hiến cho sân khấu, ông được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý:

    - Huy chương vì sự nghiệp Văn học-Nghệ thuật co Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tặng.

    - Năm 1993, ông vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú để ghi nhận những công lao mà ông đã đóng góp cho nền sân khấu nước nhà.

    NSUT Công Khanh không những là cây đại thụ của sân khấu hát bộ, mà còn là một thầy đờn nên từ lúc 7, 8 tuổi thì cậu bé Trịnh Công Danh (tên thật của NSUT Linh Hiền) đã được cha dạy nghề; do đó đã nắm rất vững trường canh, nhịp nhàng. Tuổi thơ của Công Danh gắn liền với sân khấu, hãnh diện với các bạn lắm vì mình được lên sân khấu đóng vai Trịnh Ân trong vở Trảm Trịnh Ân hay các vai hỏa tử…

    Năm 1979, khi đó Công Danh được 14 tuổi đã tham gia lớp học hát bội, gồm có 36 học viên do các thầy Bá Huỳnh, Nguyễn Huân, Ba Xuân, Tào Thành giảng dạy nên Công Danh lại càng giỏi hơn về các trình thức vũ đạo. Trong thời gian này, Công Danh vừa được học nghề theo kiểu “cha truyền con nối”, vừa được học từ trường lớp hẳn hoi nên kinh nghiệm, kiến thức anh thu được rất vững chắc, dấu hiệu của một tài năng trên sân khấu trong tương lai.

    10 NĂM, MỘT NGÃ RẼ BẤT NGỜ

    Xuất thân từ gia đình có truyền thống hát bội, bản thân lại học hát bội; nhưng sua khi trưởng thành thì NSUT Linh Hiền lại chuyển sang cải lương. Năm 1984, sân khấu hát bội có rất nhiều nghệ sĩ tài danh như NSUT Kim Thanh, NSUT Ngọc Dung, NSUT Ngọc Nga, NSUT Xuân Quan… nên NSUT Linh Hiền chưa có điều kiện để phát huy tài năng của mình, vì vậy anh chuyển sang hát cải lương với nghệ danh Minh Minh Hiền.

    Do đã nắm rất chắc bài bản, các trình thức vũ đạo nhuần nhuyễn nên tâm lý của nghệ sĩ Minh Minh Hiền khi chuyển sang hát cải lương rất vững vàng. Trong 3 năm đầu anh cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì thời điểm này trên sân khấu cải lương cũng có rất nhiều nghệ sĩ tài năng như Thanh Thanh Tâm, Vũ Linh, Ngọc Huyền, Thoại Mỹ, Vân Hà…

    Năm 1987, nghệ sĩ Minh Minh Hiền đổi nghệ danh là Linh Hiền, đây cũng là một dấu mốc quan trọng với anh. Lúc này, tên tuổi nghệ sĩ Linh Hiền bắt đầu được các nhà chuyên môn đánh giá cao và cũng chiếm được rất nhiều cảm tình của khán giả vì anh có một giọng ca rất hào sảng, bi hùng và bộ vũ đạo đẹp đến tuyệt vời.

    Với khả năng diễn xuất đa dạng, nghệ sĩ Linh Hiền không những thành công với tuồng cổ, mà anh còn rất thành công ở mảng cải lương xã hội. Năm 1990, với vai An trong vở Ánh sáng phù du, NSUT Linh Hiền đạt huy chương Bạc trong Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

    Mười năm trụ ở sân khấu cải lương, NSUT Linh Hiền đã cộng tác qua rất nhiều đoàn hát như: Bông Hồng Vàng, Nha Trang (Khánh Hòa), Cửu Long, An Giang, Khánh Hồng, Thủ Đức, Tây Ninh, Minh Tơ, Huỳnh Long, Sông Bé 1, Sông Bé 2. Ở sân khấu nào cũng là một kép chánh sáng giá.

    Anh chia sẻ một kỷ niệm vui: “lúc đó đoàn cải lương Sông Bé 1, 2 của ông Bầu Quới đang rất ăn khách với một số lượng “sao” hùng hậu, không dễ gì mà xin vào được. Sau khi xem giò, xem cẳng xong ông Bầu Quới phán liền một câu: “kép hát gì đâu mà lùn xịt, xấu hoắc! Đâu, hát thử xem chơi”. Hát xong vậy mà anh được giao ngay vai Trác Phùng Quân trong vở Mù thu trên Bạch Mã Sơn, khi hát xong anh được ông Bầu ký liền hợp đồng, lãnh 3 chỉ vàng đem về. Cầm 3 chỉ vàng trên tay mà run, mừng đến rơi nước mắt”.

    (CÒN TIẾP)

    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    MEM (23-06-2013), romeo (24-06-2013), Thanh Hậu (22-06-2013)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Hồi trước Namlua có dẫn anh Linh Hiền đi off với CLB 01 kỳ. Giờ đọc bài mới biết nhiều hơn thông tin về anh. Ko biết được lên báo mấy kỳ anh Linh Hiền có khao ko ta?! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (24-06-2013), Thanh Hậu (23-06-2013)

  5. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    NSƯT Linh Hiền - Sáng Mãi Ngọc Nghề (phần 2)

    TRỞ VỀ VỚI SÂN KHẤU HÁT BỘI, NSƯT LINH HIỀN VÀ CÁC CÔ CHÚ, ANH EM ĐỒNG NGHIỆP CÙNG CHUNG TAY ĐỂ BẢO TỒN LỌAI HÌNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THÀNH CÔNGỐNG RẤT ĐỘC ĐÁO CỦA DÂN TỘC. GIỜ ĐÂY, HẦU NHƯ CÁC ANH CHỊ EM NGHỆ SĨ CŨNG KHÔNG CÒN MÀNG ĐẾN SỐ TIỀN BỒI DƯỠNG RẤT ÍT ỎI SAU MỖI ĐÊM HÁT, MIỄN LÀ ĐƯỢC ĐỨNG TRÊN SÂN KHẤU ĐỂ PHỤC VỤ NHÂN DÂN TRÊN KHẮP CÁC NẺO ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC.

    ĐỂ HÒAN THÀNH SỨ MẠNG TO LỚN CỦA THẾ HỆ KẾ THỪA TRONG VIỆC GÌN GIỮ, PHÁT HUY VÀ LƯU TRUYỀN NHỮNG TINH HOA CỦA NỀN SÂN KHẤU HÁT BỘI MÀ ÔNG CHA ĐÃ CHẮT CHIU TẠO DỰNG.


    KỲ 2: CHO THỎA NỖI NHỚ NHUNG

    TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA

    Những năm 1990 trở đi sân khấu cải lương đã bắt đầu bước vào giai đọan “thóai trào”, nhiều anh chị em nghệ sĩ cũng tìm cho mình một cuộc sống khác. Anh cười vui nói rằng nếu không có niềm say mê và lòng nhiệt huyết với sân khấu thì Linh Hiền cũng đã đi bán bánh bò tiêm mất rồi.

    Điểm cuối cùng anh trụ lại với sân khấu cải lương là đòan Hùynh Long năm 1994, đây cũng là một giai đọan vô cùng khốn khó mà giờ nghĩ lại Linh Hiền còn sợ. Trầm ngâm trong khói thuốc, anh tâm sự: “ Người ta thường nói trên đời có bốn cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.

    Vậy đó mà anh cũng vướng vào, phải nói thời điểm đó Linh Hiền hòan tòan suy sụp không còn thiết gì đến cuộc sống, nhưng thương con mới 2, 3 tuổi đầu nên mình phải cố gắng để vượt qua. Giờ ba mất rồi, nhưng nhiều lúc nghĩ lại không cầm được nước mắt. Ba động viên rất nhiều, ngôi nhà hát bội là nhà của mình, tuy cuộc sống khó khăn nhưng cũng đã nuôi dưỡng cả gia đình, về đi con để bảo tồn truyền thống ”.


    Tháng 4/1994 NSƯT Linh Hiền chính thức trở về Nhà hát bội TP. HCM sau mười năm xa cách với nhiều tâm sự. Từ đây, NSƯT Linh Hiền như con chim Phi ưng dang đôi cánh rộng thỏa sức làm nghề cho thỏa nỗi đam mê. Các vai diễn của anh rất đa dạng, khi là một dũng tướng oai phong lẫm liệt, khi là một quan văn từ tốn...nhưng các vai diễn ấy hình như đã mang them nhiều tâm trạng của người đi xa nay đã trở về.

    Từ khi trở về nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM, NSƯT Linh Hiền liên tục gặt hái được nhiều thành công như để bù đắp cho ngần ấy năm phiêu bạt. Trong các kỳ hội diễn chuyên nghiệp tòan quốc anh đều đạt thành tích cao, năm 1995 anh đạt huy chương vàng vai Nô, trong vở Chất ngọc không tan, năm 1999 đạt huy chương bạc vai Hòang Lễ trong vở Tiếng hát nàng Hiền Cơ.

    Năm 1998 đạt danh hiệu diễn viên xuất sắc vai Đăng Đại Độ trong kỳ Liên hoan sân khấu mùa thu, năm 2005 đạt huy chương vàng với vai Tú Tài Vật vở Lửa Thiêng, năm 2013 là huy chương bạcvai Đinh Bộ Lĩnh, và đặc biệt là vào tháng 8/2007 Linh Hiền đã được nhà nước trao tặng danh hiệu NSƯT. Anh chia sẻ “Đó là một danh hiệu cao quý, có ý nghĩa rất lớn đối với Linh Hiền.

    Linh Hiền tự hào vì mình đã làm tròn sứ mạng, làm trọn đạo nghĩa của một người con cháu trong một gia đình đã có bốn đời với sân khấu hát bội. Càng tự hào hơn khi cha con đều được trao tặng danh hiệu này, vì cho đến hôm nay hai thế hệ liền kề trong một gia đình được trao tặng danh hiệu như vậy rât ít. Đó cũng là một động lực rất lớn để Linh Hiền phấn đấu nhiều hơn nữa trong nghề nghiệp để xứng đáng với truyền thống gia đình”.


    Hiện nay, NSƯT Linh Hiền là diễn viên chánh của nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP. HCM. Anh vẫn thỉnh thỏang tham gia hát cải lương ở NVH thanh niên, các buổi hội nghị trong và ngòai thành phố, nhưng công việc của nhà hát bao giờ anh cũng ưu tiên hàng đầu, không bao giờ vắng mặt bất cứ suất hát nào trong lịch diễn của nhà hát.

    Công tác đào tạo diễn viên trẻ hiện nay cũng được nhà hát quan tâm hàng đầu, không bao giờ vắng mặt bất cứ suất hát nào trong lịch diễn của nhà hát.

    Công tác đào tạo diễn viên trẻ hệin nay cũng được nhà hát quan tâm hàng đầu, vì vậy mà NSƯT Linh Hiền cùng với các anh chị NSƯT Ngọc Nga, NSUT Ngọc Dung, NSUT Xuân Quan, … còn kiêm thêm công tác giảng dạy.

    Với NSƯT Linh Hiền, anh không dám xưng danh là thầy mà chỉ đem những gì mình biết truyền đạt lại cho các em. Theo NSƯT Linh Hiền, hiện nay số lượng các bạn trẻ đếnvới sân khấu hát bội để học nghề rất khan hiếm, vì đến với hát bội phải thật sự có lòng đam mê, có năng khiếu, phải cần cù và lao động một cách cật lực mới có thể trụ nổi qua các buổi học, vì cách ca, rồi các bộ vũ đạo trong hát bội cũng rất khó.

    Mặt khác khi làm nghề rồi thì ít có cơ hội nổi danh, đồng lương còn rất khiêm tồn nên cuộc sống sẽ còn nhiều khó khăn. Do đó nhà hát cũng đang gặp rất nhiếu khó khăn trong việc tìm đội ngũ kế thừa. Đó cũng là một trăn trở rất lớn đối với NSƯT Linh Hiền, cũng như ban lãnh đạo nhà hát và các anh chị em nghệ sĩ yêu nghề.


    CUỘC SỐNG HIỆN TẠI VÀ NHỮNG DỰ ĐỊNH TƯƠNG LAI

    NSƯT Linh Hiền hiện sống hạnh phúc với vợ và hai con (anh đùa vui nhà báo đừng ghi ba vợ hai con là chết anh liền đó…). Cô con gái lớn đã 23 tuổi làm nghề uốn tóc, cậu con trai thì đang học lớp 10, cả hai đều rất ngoan và giống cha như đúc. Hằng ngày anh dẫn đi về căn nhà cấp 4 rộng rãi khang trang, ở số 22 Vĩnh Thuận- Long Bình-quận 9 trong sự ngóng đợi của tình yêu thương và rộn rã tiếng cười.

    Ba mươi bốn năm làm nghề, giờ NSƯT Linh Hiền cũng đã ngấp nghé bước qua tuổi 50 nhưng trông anh vẫn còn trẻ lắm. Cùng trải qua bao thăng trầm với nhà hát, được làm việc chugn với ban lãnh đạo nhà hát qua nhiều thời kỳ như cô Hồng Cúc, ông Hồng Quân, ông Trọng Namvà giờ là ông Nguyễn Anh Kiệt, với các nghệ sĩ nay anh chị đã về hưu như NSƯT Kim Thanh, NSƯT Ngọc Dung … thì làm sao tránh khỏi những buồn vui, nhưng với NSƯT Linh Hiền khi được đứng trên sân khấu để hát để diễn là quên hết.

    Hiện nay, NSƯT Linh Hiền được ban giám đốc nhà hát cử đi học lớp đạo diễn ở trường Đại học sân khấu điện ảnh và sẽ tốt nghiệp vào năm sau. Anh cười tươi chia sẻ “Phải nói đến được với lớp đạo diễn này anh cũng phải vượt lên chính mình, vừa đi hát vừa khóat ba lô đến trường để hòan thành các lớp 9, 10, 11, 12, cao đẳng, rồi đại học mất hết 9 năm ròng rã, giờ chị còn lại một năm nữa thôi.

    Có lẽ đây là một điểm nhấn trong đời mà anh nhớ mãi. Phải công nhận rằng NSƯT Linh Hiền có nghị lực lắm phải không em”. Đó cũng làmột sự chuẩn bị đối với NSƯT Linh Hiền khi sau này không còn diễn trên sân khấu, anh sẽ chuyển sang dàn dựng và đào tạo thế hệ nghệ sĩ trẻ sau này.


    NSƯT Linh Hiền không phải một ngôi sao sang trong vòm trời nghệ thuật. Nhưng những công lao mà anh cống hiến cho sân khấu nước nhà mà đặc biệt là đối với bộ môn nghệ thuật cổ truyền hát bội thì không còn gì phải bàn cãi. Với khán giả, NSƯT Linh Hiền bao giờ vẫn là một “đứa con cưng” với giọng ca rất hào sảng, một vóc dáng rất đẹp trên sân khấu, một điệu bộ vũ đạo rất điêu luyện.

    Còn với gia đình, NSƯT Linh Hiền là một người con tròn đạo hiếu, dành cuộc đời của mình để gìn giữ phát huy truyền thống của dân tộc. Còn đối với nghề anh vẫn mãi là một viên ngọc quí, cho dù khó khăn thế nào đi nữa thì NSƯT Linh Hiền vẫn quyết giữ ngọc nghề của mình mãi mãi sang trong.


    DƯƠNG HẠC LÂM
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Thanh Hậu (28-07-2013)

ANH EM CHANNEL