1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Lê Văn Gàn - Đổi đời nhờ giọng ca vàng"


    Thời gian trôi quá nhanh, mới đây mà đã 6 năm... Sáu năm trước, Lê Gàn Văn từ trong bóng tối, bước ra sân khấu rực rỡ muôn màu của nhà hát truyền hình HTV, nhận giải chuông bạc, trong cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ II.

    Khán giả ấn tượng với giọng ca khỏe, cao vút, ngọt ngào, cách sắp chữ hành văn điêu luyện, trên nền nhịp vững chắc, chất giọng kim pha thổ của Gàn đã chinh phục người nghe, làm liên tưởng đến một Minh Cảnh, một Tấn Tài thưởu nào, hai nghệ sĩ tài danh được phong vương ấy chính là thần tượng, người thấy mà Gàn đã học qua đĩa hát, qua băng cassette, một sự pha trộn tự nhiên, Gàn học những kỹ thuật ca , cách nhấn nhá các dấu, nhất là dấu sắc trên nền tảng làn hơi phong phú của mình, chớ không nhái giọng, làm một bản sao.

    Học cái hay của người đi trước là điều tốt, càng không bắt chước rập khuôn lại là điều tốt hơn, mỗi giọng ca có một đặc điểm riêng, muốn đạt đến trình độ một danh ca phải có sắc thái riêng của mình. Lê Văn Gàn là một phát hiện mới thú vị. Càng thú vị hơn khi biết Gàn xuất thân từ một nông dân nghèo, hằng ngày phải lao động rất vất vả.

    Lê Văn Gàn tâm sự; "Quê em ở Ấp Rạch Cát, Xã Long Hựu, Huyện Cần Đước tỉnh Long An, nơi có pho ca Tài Tử rất mạnh. Tiếng đờn tiếng ca làm vơi đi những cực nhọc hằng ngày. Em có nguời anh rể biết đờn, biết ca, sau những buổi đi làm mướn về, em hay đi theo anh dự các buổi đờn ca của bà con trong xóm ấp, dần dà ca trúng nhịp hồi nào không hay, ai cũng khen em có làn hơi tốt, lời khen ấy khuyến khích em cố gắng học tập, học từ karaoke, học từ anh rể, học ở các buổi đờn ca, nghe đài, nghe cassette.

    Sáng sớm đi làm, tối rãnh đi đờn ca... Em làm nhiều nghề, tới mùa vụ thì làm ruộng, xong mùa lúa chạy xe ôm, tàu đánh cá đi biển thiếu người thì lên tàu ra biển, có lúc đi nuôi tôm mướn cho người ta hay đổ đất làm vuông tôm…

    Nói chung là những công việc nặng nhọc . Nhờ vậy mà em có sức khỏe tốt, thân thể cường tráng, làn hơi khỏe cũng nhờ những tháng ngày lao động cực nhọc ấy". Thật vậy, khán giả ấn tượng một phần với giọng ca lạ thì lại càng ấn tượng hơn với những công viậc mưu sinh hằng ngày của Lê Văn Gàn, một nông dân chân chất, cởi mở, lúc nào cũng vui vẻ, hồn nhiên.

    Chính giải Chuông Bạc đã thay đổ cuộc sống của Lê Văn Gàn, show diễn nhiều hơn, cat-xe tăng lên, số tiền tích luỹ hằng tháng khá hơn nhiều gấp mấy chục lần những ngày tháng bán lưng cho đất, bán cho mặt trời, vắt cạn mồ hôi mà nghèo thì vẫn cứ nghèo. Sự nổi tiếng đến với Lê Văn Gàn như một giấc mơ, không ngờ những ngày tháng hát rong ở xóm làng cho thoả đam mê, cho quên mệt nhọc lại rèn luyện cho Gàn kỹ năng ca vọng cổ tuyệt vời.

    Học nghề có nhiều cách học, nếu chẳng có điều kiện đến trường học căn cơ, bài bản thì cần mẫn, tự học tự rèn kuyện cũng là phương pháp hay cho những ai có năng khiếu, có chất giọng, có thể đi theo con đường ca hát mà mình yêu thích. Thực tế ngày nay cho thấy, tuy sân khấu sàn diễn không còn đông khách nhưng nhu cầu thưởng thức cải lương lại cao hơn, người ta ngại đến rạp, nhưng rất thích xem nghệ sĩ hát thật ở ngoài đời, chỉ cần có ngoại hình để coi, giọng ca trung bình, có thể gia nhập vào đội ngũ hát rong.

    Ngoại trừ những ngôi sao nổi tiếng của sân khấu, những nghệ sĩ chuyên nghiệp bình thường hiện nay bị lớp nghệ sĩ chuông vàng lấn lướt từ sự yêu thích cho đến cát-xê, một lần nữa khẳng định, muốn hát được cải lương, trước hết phải có giọng ca hay.

    Sau khi được chương trình truyền hình Ngân Mãi Chuông Vàng lăng xê những vai diễn nặng ký của những ngôi sao cải lương thế hệ trước như vai Ốc (Hoàng Ấn), Áo Vũ Cơ Hàn (Minh Phụng), Alikhan, Gù, Quang Sơn (Tấn Tài), Lữ Thanh Huy (Thanh Tuấn) trong các vở tuồng Ngao Sò Ốc Hến, Tâm Sự Loài Chim Biển, Bóng Hồng Sa Mạc, Khi Rừng Mới Sang Thu, Chiều Đông Gió Lạnh Về, Nửa Bản Tình Ca...

    Sự non nót nớt rõ trong diễn xuất ở một diễn viên không chuyên, nhưng nhờ giọng ca mà Lê Văn Gàn đã bù đắp lại khiếm khuyết của mình, khán giả yêu mến, chấp nhận sự cố gắng hết mình của Gàn.

    Ý thức được muốn tiến xa trên đường nghệ thuật trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp đúng nghĩa, càng nổi danh thì càng phải có tay nghề, Lê Văn Gàn và một số bạn bè trong nhóm Chuông Vàng đã tự bò tiền ra rước thầy dạy vũ đạo, cách khai thác tâm lý , hành động nhân vật trong vở diễn. Việc làm này thật đáng quý, đáng trân trọng, nếu không tự nâng mình lên, cứ hài lòng với cái hiện có thì sẽ sớm bị mai một.

    Gương của nhiều diễn viên triển vọng, chủ quan tự mãn đã bị đào thải vẫn còn đó một bài học giá trị mà Gàn đã biết. Gặp Lê văn Gàn bây giờ chững chạc hơn, chất nghệ sĩ nhiều hơn, duy tính cách hồn nhiên, chân thật luôn tươi cười thì không bao giờ thay đổi.

    Gàn tâm sự tiếp: "Em cám ơn chương trình Ngân Mãi Chuông Vàng, một sân khấu lý tưởng mà em không dám mơ tới, được diễn nhiều vai nổi tiếng của các chú, các bác nghệ sĩ tài danh thế hệ trước, em rất sung sướng. Hát rồi nhìn lại mới thấy mình quá nhỏ nhoi, chả có phần trăm nào để so sánh, thấy rõ hơn, họ xứng đáng là những tài danh thật sự, kh6ng ai thay thế được.

    Em tự hứa với lòng phải học, phải nâng mình lên hơn nữa, nghề hát đã cho em quá nhiều, đời em thay đổi lớn từ một nông dân nghèo trở thành một nghệ sĩ có chút tên tuổi, thoát khỏi cảnh nghèo khó, tích luỹ được một số vốn kha khá từ đồng tiền ca hát của mình, khán giả cả nước đã biết đến em, em cứ ngỡ như một giấc mơ trong truyện cổ tích.

    Nghề ca hát đã cho mình rất nhiều tiền bạc, danh vọng, vì vậy sống chết với nghề là lẽ đương nhiên. Những bạn trẻ yêu mến ca hát cải lương nếu có chất giọng tốt, vóc dáng đẹp thì đừng ngại gì khi lập nghiệp bằng nghề ca hát. Ngày nay tuy có nhiều phương tiện giải trí hấp dẫn nhưng cải lương vẩn rất được nhiều người ưa thích".

    Chia tay Lê Văn Gàn tôi nhớ mãi cách nói năng chân chất, không màu mè, Lê Văn Gàn không đẹp trai, không có bề ngoài sang trọng, Nhìn Gàn không ai nghĩ đó là một nghệ sĩ, một ngôi sao ca vọng cổ. Giọng ca vàng đã làm nên tất cả.

    Lê Văn Gàn hợp với Võ Thành Phê, Hồ Ngọc Trinh, Thu Vân, Ngọc Đợi...thành những bộ đôi ca diễn ăn ý, có những đột phá mới cống hiến cho khán giả yêu mến cải lương. Phía trước còn rất dài, bước đầu dưới chân họ đã được trải thảm đỏ, hy vọng họ sẽ trở thành những giọng ca vàng bất hủ, kế tiếp những thế hệ tài năng xuất sắc mà sân khấu cải lương từng có.
    ĐĂNG MINH

    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (17-07-2013), Giang Tiên (16-07-2013), Koala (17-07-2013), Nguyễn Ngọc Điệp (17-07-2013), romeo (16-07-2013), Thanh Hậu (16-07-2013)

  3. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Giờ mới để ý ngoài tài là tác giả thì chú Đăng Minh cũng thường xuyên viết bài, bình luận cho báo SK. Mùa hội diễn SKCNTQ 2012 DTN có được gặp chú, cùng chú tá túc ở đoàn Đồng Nai mấy ngày. Chú bình dị, hiền lành...thân thiện lắm!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    Nguyễn Ngọc Điệp (17-07-2013), romeo (17-07-2013), Thanh Hậu (17-07-2013)

ANH EM CHANNEL