Đến dự buổi thi học kỳ có ông Phạm Huy Thục - Phó hiệu trưởng nhà trường ; Bà Lê Mỹ Phượng - Chánh văn phòng Hội sân khấu Tp. HCM ; Giảng viên - NSND - TS Bạch Tuyết ; Thạc sĩ Lê Nguyên Đạt - Trưởng khoa kịch hát dân tộc, GVCN lớp ; Võ sư Thu Vân cùng rất nhiều thầy cô trong khoa, anh chị em nghệ sĩ, bạn bè và người thân của các bạn sinh viên .
Lớp CĐDVCL K10 bắt đầu học từ tháng 02/2012 gồm có 10 sinh viên : Hoài Thanh, Văn Thanh, Thanh Phong, Trúc Phương, Cẩm Nguyên, Quốc Vị, Bạch Long, Hồng Thơ, Trung Kiên và Bá Thành. Các bạn sinh viên phải trải qua 6 học kỳ (3 năm) qua sự giảng dạy của các thầy cô NSND - TS Bạch Tuyết ( Kỹ thuật biểu diễn ) , NS Thanh Sơn ( Vũ đạo ) , NS Hải Long ( Ca ) , NS Ngọc Ngo, chị của nghệ sĩ Tú Sương ( Hóa trang ) … và nhiều bộ mân khác.
Đa số các bạn sinh viên trong lớp đều đến từ các tỉnh. Ban ngày đi học, ban đêm phải đi làm them để trang trải cho cuộc sống vì các bạn đều ở trọ. Bạn Trung Kiên chia sẻ : “ Gia đình em ở Sóc Trăng, vì quá đam mê cải lương nên xin phép ba mẹ khăn gói lên thành phố để thi vào trường.
Nhà có vài công đất, ba mẹ định bán để lấy tiền cho em đi học nhưng em không chịu, em muốn tự đi làm để trang trải. Ban ngày đi học tối em đi làm phục vụ them ở quán cà phê. Đa số các em trong lớp có hoàn cảnh cũng giống như em “. Vậy đó mà cả 10 bạn đã vượt qua rất nhiều khó khăn để thực hiện niềm đam mê của mình.
Khoảng một tháng trước khi thi, Hạc Lâm đã có dịp đến tham dự một buổi lên lớp của NSND - TS Bạch Tuyết mới cảm nhận được hết sự nỗ lực của thầy và trò. Thầy tỉ mỉ thị phạm và chăm chút cho trò từng điệu bộ đến câu ca, những điều chưa đạt phải tập cho bằng được mới thôi. Còn trò thì như bị thôi mien bởi cái tài của thầy lúc là một dũng tướng oai phong lẫm liệt, lúc thì là một bà hoàng đài các kiêu sa nên cố gắng lĩnh hội những tinh túy từ thầy như sợ nó bay đi mất.
Phương pháp dạy của thầy khoa học, cho trò tự do sang tạo nhưng phải lý giải được sự sang tạo của mình có phù hợp với nhân vật và hoàn cảnh hay không, chính vì vậy mà thầy đã khơi dậy được rất nhiều tiềm năng của trò.
Trở lại với đêm thi, các bạn sinh viên thể hiện những tác phẩm xuất sắc của Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh : Sáng mãi niềm tin , Độc thoại đêm , Hoàng hậu hai vua, Dời đô , Tâm sự Ngọc Hân và Diễn kịch một mình. Do còn mang nặng tâm lý nên cũng còn nhiều bạn vào vai chưa thật sự tự tin, còn yếu về diễn xuất và giọng ca. Nhưng các bạn đã thự sự làm người xem xúc động vì sự nhiệt huyết và tình yêu sân khấu của các bạn quá lớn.
Để lại ấn tượng đẹp nhất của chương trình chính là phần thi của bạn Trung Kiên với trích đoạn “ Diễn kịch một mình “ . Trung Kiên đã thực sự làm chủ được sân khấu qua sự biến hóa tài tình từ tâm lý của các nhân vật, giọng ca đến từng cử chỉ điệu bộ.
Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hình tượng đẹp đúng bản sắc “ cải lương. Qua đó mới thấy được “ con mắt “ nhà nghề của NSND - TS Bạch Tuyết trong việc khơi dậy và đào điều kiện cho trì thăng hoa trên sàn diễn. Trung Kiên là một nhân tố mới đầy tiề năng của sân khấu cải lương.
Nhận xét về học trò của mình, NSND - TS Bạch Tuyết cho biết : “ Trước hết là cách đào tạo của nhà trường rất bài bản, khoa học. Khi nhắm vào một người nào đó là đo ni đóng giày để khi ra trường điều bạn làm phải là của bạn, không làm cái của người khác. . Phải khơi dậy sự đam mê của người học, biến nhược điểm thành ưu điểm.
Cải lương là một loại hình nghệ thuật bác học, tất cả mọi điều trên sân khấu phải chuyên từ thi , ca , vũ , nhạc , kịch thì mới trở thành hát cải lương chuyên nghiệp. Mười bạn, mỗi bạn một vẻ nhưng đều có khả năng trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp , hoặc ít ra cũng có thể làm đầu tàu cho các sân khấu quận, huyện sau khi ra trường “ .
Các tiết mục của đêm thi đều là những tác phẩm xuất sắc của nhà viết kịch Lê Duy Hạnh ca ngợi lòng yêu nước của dân tộc ta trải theo các thời kỳ lịch sử được dàn dựng rất công phu và hoành tráng. Với những ngôn từ rất đẹp , bi tráng hào hung nhưng cũng rất mượt và tình cảm, rất giàu chất văn học đã đem đến cho thí sinh và cả người xem một cảm giác lâng lâng , nhớ về cội nguồn như lời chia sẻ rất than thương của Thạc sĩ Nguyên Đạt “ Xin gọi tất cả mọi người trong khán phòng là một gia đình , một gia đình yêu nước “ .
Buổi thi học kỳ kết thúc trong sự yêu thương , ấm áp và đong đầy niềm xúc động của tình thầy trò , đồng nghiệp và người thân . Với NSND - TS Bạch Tuyết , niềm yêu thương học trò như đong đầy trong ánh mắt .
Dẫu biết rằng con đường phía trước còn rất dài với rất nhiều những khó khăn nhưng bà tin rằng “ chúng “ sẽ đầy đủ bản lĩnh và tự tin để vững chãi trên con đường nghệ thuật đã chọn . Và bà cũng tự hào rằng vẫn còn nhiều lắm những bạn trẻ đến với Sân khấu cải lương bằng tất cả niềm đam mê , để mãi lưu truyền bộ môn nghệ thuật cải lương , một tinh hoa của văn hóa dân tộc.