NSND Ngọc Giàu đã tổ chức buổi tiệc ấm cúng mừng sinh lần thứ 66 tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM trưa 1-1. Bà đã cùng với con gái nuôi Hương Lan nấu hai món ăn đặc biệt đãi các đồng nghiệp.
Thắp hương khấn nguyện Tổ nghiệp và NSND Phùng Há tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM
Trong không khí ấm áp, ca sĩ Hương Lan đã hát tặng các cô chú nghệ sĩ lão thành đã một thời là đồng nghiệp của cha chị - cố nghệ sĩ Hữu Phước, bài “Còn thương rau đắng mọc sau hè” của nhạc sĩ Bắc Sơn. NSND Ngọc Giàu đã ca bài vọng cổ “Mẹ vẫn đợi con về” của soạn giả NSND Viễn Châu.
NSND Ngọc Giàu và vợ chồng ca sĩ Hương Lan chúc mừng năm mới các nghệ sĩ lão thành tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM
Ca sĩ Hương Lan đã trao tặng 200 ký gạo cùng với 27 bao lì xì chúc mừng năm mới. Nghệ nhân dân gian Việt Nam – Bạch Huệ òa khóc khi gặp lại “bé thần đồng” Hương Lan năm xưa.
Nghệ sĩ Bạch Huệ xúc động gặp lại ca sĩ Hương Lan
NSND Ngọc Giàu và nghệ sĩ Bạch Huệ bên chiếc bánh sinh nhật 66 tuổi của NSND Ngọc Giàu
Ca sĩ Hương Lan ủng hộ 200 ký gạo và 27 bao lì xì chúc mừng năm mới các nghệ sĩ lão thành
NS lão thành Ngọc Đáng (85 tuổi) hát bài Làng tôi tặng NSND Ngọc Giàu
NSND Ngọc Giàu ôn lại kỷ niệm khi rời bến phà Thủ Thiêm để theo gánh hát. Sau gần một năm hát cho gánh Hoàng Kinh – Ngọc Đáng, bà đã được bà bầu Kim Chưởng mời về ký hợp đồng để hát chánh với nghệ sĩ Minh Chí (biệt danh “Vua xàng xê”) với mức “công tra” (hợp đồng) giá 50 ngàn đồng. “Thời điểm đó vàng chỉ có 1.500 đồng/lượng, tôi đã nhờ số tiền đó mà đổi đời cả gia đình. Cuộc đời tôi mang ơn gánh hát Hoàng Kinh – Ngọc Đáng” – NSND Ngọc Giàu kể lại.
Trong không khí này, các đồng nghiệp bùi ngùi nhắc lại một số nghệ sĩ lão thành hiện nay đang nằm điều trị tại Bệnh viện: Hoài Nam, Thanh An, Mỵ Lan… và một số nghệ sĩ đã vĩnh viễn rời xa Khu dưỡng lão nghệ sĩ: cô sáu Ngọc Sương, nghệ sĩ kép độc Văn Ngà…
NSND Ngọc Giàu và ca sĩ Hương Lan chuẩn bị món ăn đãi các nghệ sĩ lão thành
Bữa ăn mừng sinh nhật và chào đón năm mới thật ấm tình nghệ sĩ
Anh nhớ là cô Ngọc Giàu đoạt giải Thanh Tâm năm 1960, lúc cô 16 tuổi. Vậy có lẽ cô sinh 1944 hợp lý hơn. Mấy ông phóng viên dạo này sao hay đưa thông tin không chính xác vậy ta ?
Nghệ sĩ Ngọc Giàu, tên khai sinh là Phong Ngọc Giàu, sinh năm 1945, trong một gia đình lao động nghèo ở Thủ Thiêm (nay là Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Ký ức tuổi thơ của NSƯT Ngọc Giàu là những chuỗi ngày bần hàn, cơ cực, nhưng Ngọc Giàulại rất mê ca hát. Ngoài giờ học, những lúc rảnh rỗi bà thường học hát qua đài. Rồi bà vừa học vừa làm thuê trong gánh hát Kim Phụng. Tại đây, bà được học múa ươm tơ, múa cấy lúa, được làm tỳ nữ trên sân khấu.Nhờ có giọng hát trời phú nên tuồng hát nào bà cũng được tham gia hát một câu vọng cổ, hoặc những vai diễn có sự xuất hiện rất ít trên sân khấu. Ở đoàn hát Kim Phụng được một thời gian, Ngọc Giàu cùng anh trai được giới thiệu vào Đoàn Sơn Đông mãi võ.Một năm sau, lúc đó bà 12 tuổi, bà được nhận vào gánh hát Mai Lan Phương - Ngọc Chiểu.
Lúc đầu chỉ làm tỳ nữ, rồi ngâm thơ hậu trường, đến khi về đoàn Ngọc Kiều của Hoàng Kinh - Ngọc Đáng, bà tròn 13 tuổi, được đóng những vai đào nhì, chỉ 2 tháng sau được nâng lên đào chính. Rồi một hôm được giao vai Juliette cùng diễn chung với Nghệ sĩ Hùng Cường. Một lần cùng đoàn đi diễn ở Quảng Ngãi, đoàn Ngọc Kiều diễn vở Đôi mắt giai nhân. Trong số khán giả đến xem đêm diễn ấy có bà bầu của đoàn Kim Chưởng – bà đã được mời về làm diễn viên của Đoàn Kim Chưởng. Sau hơn một năm cùng đoàn đi lưu diễn khắp các tỉnh từ miền Trung đến miền Tây.Năm 1958, về đến Sài Gòn, Ngọc Giàu được chủ rạp hát Hưng Đạo mời dự lễ khai trương, đồng thời tham gia vai đào chính trong vở Hai cánh én đầu xuân, đóng cặp cùng nam diễn viên tài danh Minh Chí. Sau lần diễn đó, Nghệ sĩ Minh Chí đã đưa bà đi giới thiệu với các hãng băng đĩa ở Sài Gòn.
Chủ hãng Asia, một hãng đĩa lớn ở Sài Gòn, sau khi nghe cô bé 14 tuổi ngâm thơ và hát thử đã ký hợp đồng dài hạn.Hai năm sau, bà được soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng ở đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga mời về đoàn. Từ đó tên tuổi của Ngọc Giàu ngày càng được đông đảo khán giả cải lương ở khắp các tỉnh, thành miền Nam mến mộ. Với những thành công qua nhiều vai diễn, đặc biệt là vai đào chính Điêu Thuyền, bà được trao giải Thanh Tâm vào đầu năm 1960. Bốn năm sau, bà lại vinh dự đón nhận giải thưởng Thanh Tâm vào năm 1963.Ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga,Ngọc Giàu có cơ hội hóa thân vào nhiều vai diễn từ đào mùi, đào mụ, đào lẳng, đào võ, đến những vai giả lão, giả trai, và cả những vai... con nít, bà già.
Tên tuổi của bà gắn liền với vai: Bà mẹ điên trong Bông hồng cài áo; Dương Vân Nga trong Thái Hậu Dương Vân Nga; Nhung trong Tướng cướp Bạch Hải Đường; Năm trong Tình yêu và lời đáp; Thi Lộ trong Rạng ngọc Côn Sơn; Bà Hương trong Đời cô Lựu… Năm 1979, khi mới 34 tuổi, bà đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 1995, bà được trao Giải thưởng Mai Vàng lần thứ 1. Năm 2003 bà đoạt giải thưởng Diễn viên được yêu thích nhất trong Gala cười 2003.Cho tới nay, hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật, và là nghệ sĩ, người thày mẫu mực của Nhà hát Trần Hữu Trang, nghệ sĩ Ngọc Giàu đã có hơn 100 vai diễn trên sân khấu cải lương, khoảng 50 vở kịch, hàng chục phim truyện nhựa, video, tấu hài.