1. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai



    Trong một chuyến về Tân Châu - An Giang cứu trợ, nhìn những em bé chân trần đen đũi đang chạy dọc hai bên bờ kinh, cố đuổi theo chiếc xuồng có chở NSƯT Bạch Tuyết, chính cô hồn nhiên cười bảo: "- Mình cũng đã lớn lên từ một tuổi thơ như thế ! Ừ nhỉ ! Có ai biết trước được rằng, trong đám trẻ lêu nghêu ấy lại là một nghệ sĩ hay là một nhân vật nào đó của sau này?"
    Một tuổi thơ có đầy đủ sự tinh nghịch, suốt ngày đùa giỡn với nắng gió, với hương vị phù sa ngọt lịm từ dòng sông Chín khúc, ban đêm ngon giấc trong tiếng ầu ơ của mẹ. Để từ đó rót đầy tâm hồn, ấp ủ giọng ca mà thành hình một chân dung nghệ thuật: NSƯT -Tiến sĩ Bạch Tuyết.
    Tiếng ru hời đã đứt quãng vào một ngày của tết 1955. Biến cố đầu tiên và cũng là biến cố lớn nhất trong đời của Bạch Tuyết là sự ra đi quá sớm và bất ngờ của người mẹ trong một tai nạn giao thông. Mồng 7 Tết, hai chị em tất tả chạy vào nhà thương. Màu trắng của những tấm dra, của những chiếc áo blouse và cả không khí lạnh lẽo của bệnh viện trong những ngày Tết. Chỉ duy nhất, ánh mắt của người mẹ là màu đen thăm thẳm, nấn níu nhìn hai đứa con thơ lần cuối, chỉ kịp dặn lại mấy câu: "- Con ráng sống làm sao để người ta đừng mắng là đồ không cha không mẹ !". Lời dặn dò ngắn ngủi trong sự mong manh giữa bờ sống - chết ấy lại trở thành cái Đạo lý của cả một đời người mà Bạch Tuyết và người chị gái của mình theo đuổi. Những bước đường chông chênh, gập ghềnh chính là chất xúc tác để người con vươn lên đạt thấu hai chữ Thành Danh và giữ trọn hai tiếng Thành Nhân trước vong linh của người mẹ và nỗi canh cánh của người cha đã bước thêm bước nữa.
    Được cha đưa vào học trường nội trú Saint -Esprit cũng là môi trường rèn luyện con người đi vào mọi khuôn khổ nề nếp từ đi đứng, lời ăn tiếng nói, nữ công gia chánh cho đến những đỏan khúc Thánh ca cứ gieo vào tâm hồn, chắp cánh cho một tình yêu nghệ thuật đã nhú mầm. Ở trường, với làn da không đủ trắng nhưng cô học trò nhỏ Nguyễn Thị Bạch Tuyết lại luôn được các soeur, các thầy cô chọn làm Thiên thần bởi nhờ giọng ca vun vút.
    Và có lẽ, đôi cánh thiên thần đã không đưa Bạch Tuyết đến với nghề Luật sư như cô hằng mơ ước mà vô tình đáp xuống dòng sông nghệ thuật. Lạ một điều, dòng sông ấy dù mênh mang, bát ngát lại luôn chảy ngược dòng để tìm về cội nguồn của xứ sở, quê hương. Ngay cả khi đã dám giấu cha, lẻn theo người chú để đi hát show ca nhạc, rồi bị bắt gặp, bị cấm đóan, rồi đưa trở lại trường nhưng chỉ cần một nhạc sĩ rao lên mấy ngón đờn tranh là Bạch Tuyết cứ thế mà ca Bắc Nam, xuống vọng cổ ngọt ngào, không hề trật nhịp.
    Một thóang " hòai nghi": nghệ thuật ca - kịch cải lương đã chọn đúng tên cô hay cô đã tìm đến lọai hình nghệ thuật đặc trưng của văn hóa Nam Bộ này ?!
    Một lời khẳng định: Đó là cuộc hội ngộ giữa một tâm hồn và tài năng khát khao giao cảm với đất trời, với lòng người cũng như sự đón nhận hào phóng nhất của thế giới nghệ thuật cải lương dành riêng cho Bạch Tuyết.
    Sọan giả Điêu Huyền là người đầu tiên đã chính thức bắt nhịp cầu đưa Bạch Tuyết vào với sân khấu đúng vào lúc cô tròn 16 tuổi ở đòan Kiên Giang. Người sọan giả tài hoa này, cũng đã ngầm nhận ra những " ẩn số" tài năng nơi Bạch Tuyết. Và ông cũng đã nhận cô làm con nuôi - một sự đỡ đầu tinh thần cần thiết cho cô gái đang ngỡ ngàng đặt chân vào thế giới của những Đào Kép - Tuồng tích, kể cả sự ganh đua và nổi tiếng...
    Chưa kịp qua khỏang thời gian làm vũ nữ ( đội múa), hay phải " thử thách" làm đào ba, đào nhì, Bạch Tuyết được nhận ngay vai chính trong Lá thắm chỉ hồng của Điêu Huyền. Với vai diễn đầu tiên này, Bạch Tuyết đã kịp " trình tên" với Tổ nghiệp và sân khấu cải lương được báo hiệu về sự xuất hiện mới từ một tên tuổi lạ.
    Rời Kiên Giang đầy tình nghĩa của ông bà Bầu Sáu Nhỏ, một nghiệp chủ giàu có, hữu duyên với nghệ thuật Cải lương để về Thống Nhất Út Trà Ôn từ năm 1963. Ngay trong khỏang thời gian mà xã hội đầy dẫy những biến động, Bạch Tuyết đã đảm nhận vai nữ chính trong Tàn một kiếp hoa của sọan giả Trọng Nguyên, và đọat giải triển vọng Thanh Tâm 1963. Như vậy, chỉ trên dưới hai năm kể từ ngày " gia nhập" giới sân khấu, Bạch Tuyết đã đăng quang. Để rồi, hai năm sau đó, khi về Dạ Lý Hương, với vai Lê Thị Trường An trong Tuyệt tình ca ( Người đối diện lương tâm ) của Hoa Phượng - Ngọc Điệp, Bạch Tuyết tiếp tục lên ngôi với giải xuất sắc Thanh Tâm. Danh hiệu Cải lương chi bảo đã ra đời từ đó, được chính giới ký giả kịch trường và nhiều sọan giả tiếng tăm khẳng định
    Ngày 30.4.1975 cột mốc lịch sử của cả dân tộc và cũng là điểm mốc cho một đời người. Những tưởng tấm màn nhung đã khép lại một cuộc đời sân khấu nhưng ngay chính giữa bao ngổn ngang thời cuộc ấy, có một người ở lại,tự nguyện gắn mình với những khó khăn chung của đất nước. Năm 1979, sự kiện Thanh Nga và tấm gương hy sinh lẫm liệt của người nữ nghệ sĩ tài sắc này đã gióng một hồi chuông lương tri đến tất cả những người dân Việt Nam. Giới SK cải lương kết đòan cùng ra trận với đồng lọat 7 Thái hậu Dương Vân Nga. Tình yêu và trách nhiệm của người NS - người công dân được tiếp sức cùng trái tim của một người mẹ trẻ - Bạch Tuyết đã xuất hiện trở lại trên SK của một Việt Nam đã hòan tòan thống nhất.
    Nghệ thuật được điểm tô bằng một sức sống mới đã tạo nên một phong cách Bạch Tuyết đạt đến độ chín mùi với tác phẩm Đời cô Lựu trên SK 2-84. Một lần nữa, ý thức công dân đã giúp những NS trong chuyến công diễn các nước Tây Âu trở thành những " sứ giả văn hóa" đầu tiên của giới SK TP Hồ Chí Minh. Đó cũng là một giai đọan " điểm son" trong cuộc đời họat động nghệ thuật của Bạch Tuyết bởi với một lọat những thành công trên SK của Nhà Hát Trần Hữu Trang, SK cải lương đã phục hưng thật sự.
    Trôi theo dòng chảy nghệ thuật của Bạch Tuyết, người ta sẽ nhận thấy rằng, sự xuất hiện của cô trên SK không ồ ạt, khá hiếm hoi. Song, từng vai diễn, vở diễn của Bạch Tuyết luôn tạo được một " độ nén" nghệ thuật có tính đột phá rất cao. Những quãng nghỉ, khỏang dừng trong cuộc đời ca hát của Bạch Tuyết dường như là để gom góp bấy nhiêu niềm đam mê, sự tìm tòi, khám phá tiếp tục dồn sức cho những thành công bất ngờ kế tiếp. Trong khả năng và điều kiện cho phép, Bạch Tuyết đã tự nâng cao hiểu biết của mình bằng thái độ không ngừng học hỏi. Tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn - tốt nghiệp Đạo diễn tại Bungary - tốt nghiệp Cao học rồi tiếp theo học vị tiến sĩ nghệ thuật học tại Anh - Bungary, với đề tài :" Sự thích nghi của Nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh họat hiện đại của khán giả thế kỹ thứ 21".
    Trên mọi thứ bằng cấp, học vị, danh hiệu, nơi Con Người Này là một thái độ sống và làm việc không mệt mỏi. Bao niềm vui, nỗi buồn, cả những vị mặn của thế thái nhân tình đi qua cuộc đời - sàn diễn, lại là chất liệu sống - gom thành cái Triết lý xanh tươi nhất cho Bạch Tuyết: "Sống là cho và được cho".
    Cuộc khai phá vào mảng SK thử nghiệm ở những năm đầu của thập kỷ 90 là dòng chảy bất tận đó. Diễn kịch một mình " cho cả cõi nhân sinh" -1992 đã mở ra một số phận diễn kịch cho SK thành phố. Hòang hậu của hai vua phân thân và đối thọai cùng lịch sử - một chứng nhân của nghệ thuật cải lương trữ tình và bác học đã hòan tòan thu phục giới SK trong nước và khu vực...
    Thuở thiếu thời, Bạch Tuyết đã chọn cải lương làm cánh cửa lập thân. Để đến ngày, cải lương đã trao cho cô tình yêu và sức sống nghệ thuật để nhiều thế hệ công chúng Việt Nam đi qua vẫn ngỏanh lại để chiêm ngưỡng, vẫn vươn tới để đón nhận ngôi vị Cải lương chi bảo - Bạch Tuyết.
    Source: NSBachTuyet
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to Tuyetmai For This Useful Post:


  3. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai
    NSUT BẠCH TUYẾT




    Ngày trước, gánh hát cải lương thường lênh đênh trên những chiếc ghe biểu diễn khắp vùng sông nước nên tôi luôn cầu trời ban cho mình một tấm chồng trên bờ. Tôi đã được toại nguyện và gặp Phạm Huỳnh Tam Lang, cầu thủ bóng đá nổi danh một thời. Dù sống với nhau rất hạnh phúc nhưng rồi chúng tôi phải xa nhau vì không có con.

    Tôi gặp anh năm 1967, khi đoàn Dạ Ly Hương của mình biểu diễn phục vụ đội tuyển bóng đá Việt Nam trước ngày tranh giải Merdeca Đông Nam Á ở Malaysia. Tôi được cử lên gắn huy hiệu và choàng vòng hoa danh dự cho Tam Lang và quen anh từ đó. Sau khi đội bóng đoạt ngôi vô địch, anh thường xuyên đến thăm đoàn hát của tôi, cả hai cùng đi chơi và tình yêu bắt đầu nảy nở.

    Chúng tôi lấy nhau và sống rất hạnh phúc nhưng vì nghề nghiệp nên hai đứa ít có thời gian bên nhau. Tuy nhiên, đó chưa phải là lý do chính làm chúng tôi xa cách, điều quan trọng là cả hai vợ chồng mong mãi mà chẳng có một mụn con nào. Vậy là đành chia tay.

    Là phụ nữ mà không sinh được con thì không nên có chồng nên tôi định đi chùa để giải tỏa phiền muộn. Một số bạn bè xui rằng, trước khi vào chùa hãy chơi cho thỏa thích để không hối tiếc. Vậy là sau những lần chơi bát ngát đó, tôi mang thai và sinh được cậu con trai kháu khỉnh. Bố của cháu là tiến sĩ kinh tế ở Pháp về thăm quê, có lẽ đó là duyên tiền định, nhờ anh mà tôi có được cuộc sống yên ấm và có điều kiện nâng cao kiến thức.

    Bạch Tuyết

    (Theo Thể Thao Ngày Nay)

    Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to Tuyetmai For This Useful Post:


  5. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai


    NSƯT Bạch Tuyết và nghệ sĩ Minh Vương trong trích đoạn cải lương Nguyệt Khuyết. Rất đông khán giả đến với Cội nguồn Việt để có dịp thưởng thức hai giọng ca vàng son này của cải lương Việt Nam.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai


    Bạch Tuyết sinh tại Khánh An (nay thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang). Từ thuở còn đi học đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm, thường được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ.
    Mồ côi mẹ năm 9 tuổi (1955), và bắt đầu đi hát ở những nhà hàng ca nhạc bằng những bài tân nhạc như "Nắng đẹp miền Nam", "Làng tôi", "Tiếng còi trong sương đêm"...

    Cũng như những bạn cùng lứa, Bạch Tuyết rất hâm mộ nghệ sĩ Thanh Nga… Trong một lần gặp gỡ, nghệ sĩ Thanh Nga nhận xét rằng Bạch Tuyết rất có khiếu hát cải lương, lời khích lệ đó là một trong những động lực đưa bà đến với nghiệp hát xướng.

    Năm 1960, Bạch Tuyết vào học trường nội trú, thời gian này bà giao du học hỏi với nhiều nghệ sĩ, trong đó có soạn giả Điêu Huyền. Nhờ đó tên tuổi của bà dần được xuất hiện trên các đài phát thanh, trên báo chí. Điêu Huyền nhận bà làm con nuôi, cho gia nhập đoàn Kiên Giang, sự kiện này giúp đỡ bà rất nhiều trong bước đường sau này.

    Năm 1961, đoàn Kiên Giang diễn vở "Lá thắm chỉ hồng", cô đào chính tới trễ, khiến Bạch Tuyết bất ngờ được giao vai cô lái đò Lệ Chi, diễn xuất của bà khiến khán giả hết sức ngạc nhiên. Sau đó là những vở "Kiếp chồng chung", "Suối mơ rền áo cưới"... Bà được Út Trà Ôn mời về đoàn Thống Nhất, với vở "Tiếng hát Muồng Tênh", tên tuổi bà bắt đầu nổi.

    Cuối năm 1962, bà vào đoàn Bạch Vân. Năm sau được giải Thanh Tâm cho diễn viên triển vọng.

    Năm 1964, bà về hát cho đoàn Dạ Lý hương, hợp tác với các soạn giả danh tiếng bấy giờ là Hà Triều - Hoa Phượng, tài năng của bà càng được khẳng định. Năm sau, vở "Tần Nương Thất" đã mang lại cho bà huy chương vàng giải Thanh Tâm cho nghệ sĩ xuất sắc.

    Năm 1966, Hùng Cường gia nhập đoàn Dạ Lý hương, cùng với Bạch Tuyết tạo thành 1 cặp đôi hoàn hảo trong mắt khán giả. Bà ở lại đoàn Dạ Lý hương thêm 2 năm nữa.

    Sau năm 1968, tình hình chiến tranh lan rộng, bà ngừng hát một thời gian. Đến năm 1971, cùng với Hùng Cường, mở gánh hát Hùng Cường - Bạch Tuyết (sau này đổi thành đoàn ca kịch Bạch Tuyết), diễn các vở kinh điển như: "Trăng Thề Vườn Thúy”, “Má Hồng Phận Bạc”, “Cung Thương sầu nguyệt hạ”. Gánh hát này được rất đông người hâm mộ, tuy nhiên do không biết cách quản lý, sau 1 thời gian đã ngưng hoạt động. Sau đó bà chuyển sang học Luật.

    Những vai diễn đáng nhớ
    Lệ Chi trong vở "Lá thắm chỉ hồng"
    Loan trong vở "Đoạn tuyệt"
    Cô Lựu trong vở "Đời cô Lựu"
    Trường An trong vở "Tuyệt tình ca"
    Tần nương trong vở "Tần Nương Thất"
    Giải thưởng
    Giải triển vọng Thanh Tâm 1963 trong vở Tàn Một Kiếp Hoa
    Giải xuất sắc Thanh Tâm 1965 cho vai Trường An (Tuyệt Tình Ca), Tần (Tần Nương Thất)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following User Says Thank You to Tuyetmai For This Useful Post:


  8. thanh liem
    Avatar của thanh liem
    ái mộ cô Bach Tuyết,thích cách ca của cô, nghe BT và MV hat vở Nguyệt khuyế hay ơi là hay
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL