Đã bốn năm trôi qua, sân khấu nghệ thuật cải lương Việt Nam vĩnh viễn vắng bóng một nghệ sĩ tài hoa, một cây cổ thụ lớn của nghệ thuật cải lương đó là nghệ sĩ nhân dân Phùng Há. Sự ra đi của bà đã để lại vô vàng tiếc thương trong lòng đồng nghiệp và khán giả mộ điệu.
Bà để lại cho sân khấu, cho thế hệ nghệ sĩ trẻ và công chúng một tấm gương sáng trong sự miệt mài lao động nghệ thuật, một nhân cách to lớn của bậc tiền nhân, một tấm lòng nhân ái cao đẹp đối với tất cả mọi người mà cho đến ngày hôm nay khi nhắc đến tên tuổi Phùng Há ai ai cũng ngưỡng mộ và tâm phục nhân cách của Bà.
NSND Phùng Hákhi trẻ Bia mộ của NSND Phùng Há
NSND Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo (30/4/1911 – 5/7/2009) sinh tại làng Điều Hòa, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, Cha là ông Trương Nhân Trưởng, người làng Phú Lạng, huyện Hạc Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Mẹ là bà Lê Thị Mai, người làng Điều Hòa, Mỹ Tho, Tiền Giang. Từ nhỏ cuộc sống của Bà vốn rất khó khăn hàng ngày phải mò tôm, bắt óc để phụ mẹ kiếm miếng ăn qua ngày.
Năm lên 10 tuổi NSND Phùng Há đi làm ở lò gạch để có tiền phụ giúp gia đình, công việc vất vả cực khổ, đối với Bà niềm vui chính là lời ca tiếng hát trong lúc làm việc vất vả, cũng chính từ những lời hát nghêu ngao đó mà người ta phát hiện ra Bà có một giọng hát thiên phú, nhanh chóng được mọi người chú ý. Và tiếng đồn cô xẩm lai trong lò gạch có giọng hát hay nên ông Hai Cu, bầu gánh hát tìm đến nghe thử, Ông bèn đề nghị với gia đình Phùng Há cho Bà gia nhập gánh hát Tái Đồng Ban của ông.
Năm 1924, khi ông bầu Hai Cu thành lập gánh hát Tái Đồng Ban và mời Bà tham gia với vai trò đào chính để đóng cặp với kép chính NSND Năm Châu, và Ông cũng là người gợi ý Bà sử dụng cái tên Phùng Há làm nghệ danh. Soạn giả Nguyễn Công Mạnh, NSND Năm Châu và nhạc sĩ Tư Chơi (tức là nghệ sĩ Huỳnh Thủ Trung) là những người thầy đầu tiên của Bà trong cuộc đời nghệ thuật. Vai diễn đầu tiên đánh dấu cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Bà đó là vai Giả Thị trong vởcải lương Hoàng Phi Hổ Quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh lúc đó Bà được 13 tuổi.
Vai đào chính đầu tiên Phùng Há đảm nhận là Thúy Kiều trong vở Kim Vân Kiều của soạn giả Trương Duy Toản. Sau này, Bà còn thủ vai chính trong nhiều vở tuồng nổi tiếng như Tái sanh duyên, Mổ tim Tỷ cang, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga, Phụng Nghi Đình, Tình sử Dương Quý Phi, Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Mạnh Lệ Quân, Thôi Tử thí Tề Quân, Anh hùng náo Tam Môn Nhai, Khúc oan vô lượng, Tội của ai.
Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật NSND Phùng Há đã 6 lần lập gánh hát, một lần mang bản hiệu gánh hát Huỳnh Kỳ và 5 lần với bảng hiệu đoàn cải lương Phụng Hảo, Bà vừa làm bầu gánh, vừa là đào chánh. Đoàn hát của Bà đều được công chúng đón nhận nồng nhiệt khắp cả nước, mỗi đêm diễn đều đầy ấp khán giả. , không đủ vé để bán, lúc ấy đoàn của Bà quy tụ một dàn nghệ sĩ hùng hậu tên tuổi như: Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélène…
Ngoài ra NSND Phùng Há còn tham gia giảng dạy tại khoa Diễn viên cải lương, trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn từ năm 1963. Hàng trăm học trò do Bà đào tạo về sau này đều thành công và là các nghệ sỉ ưu tú nghệ sĩ nhân dân như: Thanh Nga, Bạch Tuyết, Thanh Sang, Thanh Thanh Hoa, Nam Hùng, Thành Được, Tô Kim Hồng, Thanh Thanh Tâm, Đỗ Quyên, Thanh Nguyệt, Quốc Nhĩ, Tú Trinh, Hoàng Trinh, Thúy Uyển, Tuyết Sĩ, Phương Ánh, Hương Xuân, Minh Ngọc…
Sau ngày miền Nam giải phóng, NSND Phùng Há cùng NSND Nguyễn Thành Châu, NSND Ba Vân làm cố vấn cho Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và tiếp tục tham gia giảng dạy, đào tạo các thế hệ sau như: Thanh Thanh Tâm, Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tấn Giao, Tô Châu, Thanh Lựu, Mỹ Hằng…
Về đời tư của Bà không được hạnh phúc như bao người thường, Bà ba lần có chồng. Người đầu tiên là soạn giả Tư Chơi tức nghệ sĩ Huỳnh Thủ Trung một thời gian thì hai người chia tay., người thứ hai là ông Lê Công Phước, còn gọi là Phước George, tức Bạch công tử trong giai đoạn ”Hắc – Bạch công tử xài tiền như nước” và cuối cùng là ông Nguyễn Bửu, thân sinh của tướng Nguyễn Khánh thời Ngô Đình Diệm.
Năm 1948, NSND Phùng Há là một trong những nghệ sĩ tiền phong đúng ra lập Hội Ái Hữu Tương tế nghệ sĩ đặt trụ sỡ tại số 133 đường Cô Bắc, quận 1, TP.HCM. NSND Phùng Há nhiều lần tái đắc cử Hội Trưởng Hội Ái Hữu nghệ sĩ. Bà tổ chức hát Hội, quyên tiền lập quỹ giúp d9o74 các nghệ sĩ bệnh hoạn, nghèo yếu neo đơn,, Bà vận động nghệ sĩ tiếp tay cứu trợ các nạn nhân hỏa hoạn Khánh Hội, giúp đỡ các nạn nhân vì chiến cuộc ở khu Nancy năm 1955.
Hội nghệ sĩ Ái Hữu còn tương tế còn đại diện các nghệ sĩ Việt Nam tiếp đón các phái đoàn văn nghệ các nước bạn Trung Hoa Dân Quốc, Ấn Độ, Pháp Quốc, Hoa Kỳ trong các cuộc giao lưu văn hóa nghệ thuật với Việt Nam trong đầu thập niên 50 tại Sài Gòn.
Năm 1958, NSND Phùng Há vận động sự tài trợ của Hội Đua Ngựa Phú Thọ giúp cho một ngày doanh thu của Hội đua ngựa để có tiền mua đất lập chùa nghệ sĩ và khu nghĩa trang nghệ sĩ ỡ Hạnh Thông Tây, Thống Nhất, Gò Vấp. Năm 1997, NSND Phùng Há cũng thay mặt cho Ban Ái Hữu Nghệ Sĩ xin với chánh quyền một khu đất ở đường Âu Dương Lân quận 8 để xây nhà Dưỡng Lão Nghệ Sĩ.
Đây là khu đất thuộc Viện Tế Bần cũ thời chế độ cũ, bỏ hoang đã lâu. Được sự chấp nhận của chánh phủ, Bà tổ chức hát Hội để lập quỹ xây dựng Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ. Nhiều mạnh thường quân, các chủ thương buôn ở chợ Bến Thành, chợ An Đông, chợ Bình Tây ái mộ cải lương, các chủ quán có ca nhạc, các nghệ sĩ tài danh và Nhà nước tài trợ, nên Viện dưỡng lão đã được xây dựng rất khang trang và chung quanh có vườn cây cảnh đẹp. NSND Phùng Há và các quan chức thành phố, các nghệ sĩ tài danh tổ chức khành thành Viện Dưỡng Lảo Nghệ Sĩ vào ngày 07 tháng 3 năm 1998.
Gần 100 tuổi đời NSND PHÙNG Há đã cống hiến hết cuộc đời mình cho nghệ thuật và xã hội, Bà đã thực hiện được nhiều việc từ thiện giúp cho nhiều nghệ sĩ bệnh tật, nghèo yếu neo đơn và giúp cho đồng bào bất hạnh, nạn nhân của thiên tai, bão lụt, là người nòng cốt trong việc Chùa Nghệ Sĩ và các nghệ sĩ vận động quyên góp tiền, tổ chức hơn 30 chuyến đi đến tận nơi bị thiên tai bão lụt để giúp đồng bào nạn nhân.
Với tư cách là hội trưởng Hội Ái Hử tương tế và với uy tín cá nhân, Bà đã cùng với Hội Sân Khấu TP.HCM thực hiện được ba công trình có tầm vóc quốc tế: Đó là lập Chùa Nghệ Sĩ, Nghĩa Trang Nghệ Sĩ và Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ.
Bà là người đầu tiên làm những việc đầy ý nghĩa như thế, và đến nay trên thế giới, chưa có nghệ sĩ nào làm được như vậy, chưa có ngành nghề náo làm riêng cho ngành nghề của mình như giới nghệ sĩ cải lương đã làm được cho nghệ sĩ cải lương ở Việt Nam, đó là một công lao vô cùng to lớn mà NSND Phùng Há đã thực hiện được trong cuộc đời Bà.
Gần trăm tuổi đời, hơn 70 năm dâng hiến cho sân khấu, rực rỡ với hàng trăm vai diễn đặc sắc, suốt cuộc đời mình, NSND Phùng Há đã góp phần bảo tồn và phát triển vẻ đẹp lâo5ng lẫy bộ môn ca kịch truyền thống của dân tộc, luôn để lại cho thế hệ mai sau một tấm gương đạo đức cao đẹp, công lao to lớn của Bà mãi mãi được nhà nước và thế hệ mai sau ghi nhớ.