“Nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng không thể mua lại được. Mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên”. GS - TS Trần Văn Khê chia sẻ.
GS - TS Trần Văn Khê xuất hiện trên chiếc xe lăn với chiếc áo dài xanh và khuôn mặt hiền hòa, nhẹ nhàng khi bắt đầu câu chuyện về hành trình 91 năm qua. Đó là giấc mộng đem âm nhạc truyền thống, đem văn hóa tinh túy của Việt Nam để truyền bá cho bạn bè trên toàn thế giới.
GS - TSKH Trần Văn Khê và nghệ sĩ Hải Phượng trong buổi nói chuyện chuyên đề về nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử tại tư gia.
Tìm lại văn hóa dưới lớp bụi thời gian Những chương trình GS Trần Văn Khê tham gia, tổ chức không thể đếm hết được. Ở tuổi xưa nay hiếm ông vẫn hào sảng trong giao tiếp và một trí nhớ cực tốt, điều đó làm cho người đối diện không khỏi cảm phục.Đối với ông, còn sống là còn cống hiến, còn truyền lửa nhiệt huyết cho thế hệ trẻ. Khi tôi đặt câu hỏi hiện nay một bộ phận giới trẻ đang quay lưng với âm nhạc truyền thống, hướng ngoại để hòa nhập với thế giới, ông phân tích cho tôi thấy từ nguyên nhân đến kết quả và những mong muốn của ông đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.Theo ông, giới trẻ bây giờ không có điều kiện tiếp cận và yêu âm nhạc truyền thống.
Nguyên nhân xuất phát từ lịch sử xa xôi. Dân tộc ta thời gian dài bị Pháp thuộc, đi cùng với việc khai thác về mặt kinh tế, Pháp áp đặt văn hóa bằng cách đưa, phổ biến văn hóa Pháp tại Việt Nam và đưa văn hóa chúng ta vào bóng tối.Chiến tranh liên tục 30 năm đã làm cho dân tộc Việt Nam hao tốn nhiều sức lực và tiền của, con người. Thanh niên không biết đến một bài hát ru, một bài đồng dao... là điều dễ hiểu. Hòa bình lập lại, cả nước dồn lực hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, người Việt có phần tự ti khi thấy vẻ xa hoa, hào nhoáng của những nhạc cụ, dàn nhạc phương Tây so với sự nghèo nàn của nhạc cụ truyền thống Việt.
Từ những nguyên nhân trên, một bộ phận không nhỏ người Việt không còn lo nghĩ đến việc xây dựng hay phát triển văn hóa, dần dà một số văn hóa truyền thống đã bị mai một và quên lãng. Sau đó sự ồ ạt của âm nhạc ngoại quốc đã làm cho giới trẻ chạy theo phong trào học âm nhạc nước ngoài. Những biến động ấy của lịch sử đi kèm sự thiếu định hướng đã làm cho giới trẻ không kiểm soát được mình.Vì thế, khi quyết định trở về nước sinh sống, GS Trần Văn Khê đã đem tất cả nghiên cứu của cả đời mình truyền bá cho giới trẻ. Ông tìm mọi nỗ lực trong qũy thời gian ngắn ngủi còn lại của đời mình để từng bước khơi gợi lại tình yêu âm nhạc truyền thống trong lòng người con đất Việt dưới lớp bụi thời gian.
Vẫn đặt niềm tin vào thế hệ trẻ Ở các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản... sự phát triển kinh tế luôn đi kèm phát triển và bảo tồn văn hóa truyền thống. Điều đó đồng nghĩa với việc một đất nước hùng cường phải có một nền tảng văn hóa xã hội vững chắc, đặc biệt là âm nhạc truyền thống. Âm nhạc chính là linh hồn, là giá trị cốt lõi thấm nhuần và đồng hành cùng con người từ khi lọt lòng đến khi chết.GS Trần Văn Khê cho rằng, hành trình vươn ra thế giới của văn hóa Việt sẽ bị trộn lẫn với các nước khác nếu để đánh mất âm nhạc truyền thống.
Giới trẻ hiện nay thuộc hát rap, nhảy hiphop rất sành, còn để thuộc, hiểu một bài đờn ca tài tử, cải lương, dân ca thì hiếm hoi lắm mới có một bạn biết...Vậy, chúng ta phải nên lấy điều đó là cái nhục bởi lẽ họ là thế hệ trẻ tiếp bước và gìn giữ truyền thống, đã là người Việt mà ngay cả gốc gác, giá trị cốt lõi của mình cũng không biết. Muốn hòa nhập vào dòng chảy chung của thế giới, trước tiên phải biết mình là ai và văn hóa của mình thế nào. Nếu không việc hòa tan vào dòng chảy chung ấy là việc một sớm một chiều.“Nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng không thể mua lại được. Mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên”.
GS chia sẻ, nhưng trong câu chuyện với ông, tôi vẫn tìm thấy niềm tin lấp lánh nơi ánh mắt ông vào thế hệ trẻ rằng, họ sẽ tìm ra giá trị văn hóa dân tộc khi đang song hành tiếp cận với văn minh nhân loại. Một số đối tượng không yêu âm nhạc truyền thống, văn hóa dân tộc bởi vì họ không hiểu được giá trị vốn có của nó - “Có hiểu mới yêu” được. Theo ông, để thế hệ trẻ có thể hiểu về giá trị đó trước tiên chúng ta cần có những chương trình đào tạo cụ thể, quảng bá, khôi phục và định hướng đúng mức, đúng chuẩn mực...
Giữ gìn bản sắc văn hóa từ chiếc áo dài Không chỉ là người có kiến thức uyên thâm, GS Trần Văn Khê còn là biểu tượng mẫu mực trong phong cách ăn mặc. Ông luôn xuất hiện trước mọi người bằng những bộ trang phục vô cùng lịch sự và nhã nhặn, đặc biệt là cùng với chiếc áo dài truyền thống. Chiếc áo ấy tạo nên vẻ đẹp cho một nhân cách lớn, một biểu tượng văn hóa.Ông tâm sự: “Chiếc áo dài của người Việt không chỉ đẹp mà còn rất ý nghĩa”, “Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời / Thân sau vạt trước nên lời nước non”.
Trong ký ức của ông, những năm sống ở nước ngoài hình ảnh chiếc áo dài quê hương vẫn luôn hiện hữu cháy bỏng trong huyết quản.Khi tham gia những buổi biểu diễn âm nhạc, bao giờ ông cũng xuất hiện trong chiếc áo dài khăn đóng, điều này làm cho bạn bè quốc tế vô cùng ấn tượng và thuyết phục, bởi lẽ chiếc áo nói lên nguồn gốc xuất xứ và mang thông điệp của một dân tộc. Nhiều sinh viên Việt Nam ở nước ngoài đã rơi nước mắt khi nhìn thấy thầy mặc áo dài quê hương.
Ông thể hiện quan điểm nên lấy áo dài làm quốc phục: “Chúng ta có thể cách tân, cách điệu nhưng phải giữ được hồn cốt của chiếc áo, đừng để giống bất cứ trang phục của dân tộc nào. Chiếc áo không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn có giá trị lớn về mặt lịch sử và văn hóa”.Mới đây Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch có văn bản số trình Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng mẫu lễ phục Việt Nam, ông cho biết đây là một việc nên làm và ông rất mừng về điều này.
Hơn nửa thế kỷ quảng bá cho âm nhạc dân tc ở 67 quốc gia GS TSKH Trần Văn Khê có hơn 50 năm học tập và làm việc ở nước ngoài. Năm 1958, ông theo học khoa nhạc học tại Đại học Sorbonne (Pháp). Tháng 6 năm đó, ông đậu TS Văn khoa (môn Nhạc học) của đại học Sorbonne (Pháp)... Ông đã tham gia biểu diễn và quảng bá âm nhạc dân tộc Việt Nam ở 67 quốc gia, giảng dạy âm nhạc dân tộc tại 17 trường đại học trên giới. Đồng thời, ông tham gia hàng trăm buổi giao lưu văn hóa, hội thảo khoa học... giới thiệu văn hóa và âm nhạc Việt đến bạn bè năm châu. Ông là hội viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc các nước Pháp, Mỹ và Quốc tế với nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc, Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest...Hướng về nguồn cộiNăm 2004, GS - TSKH Trần Văn Khê đã đưa trên 420 kiện hiện vật quý của riêng ông từ Pháp về TP. Hồ Chí Minh, gồm rất nhiều loại nhạc cụ dân tộc Việt, tài liệu âm nhạc, các công trình nghiên cứu của ông và cộng sự, sách báo, bản thảo băng từ hình ảnh về âm nhạc học. Đây là toàn bộ số gia sản mà ông đã dành cả cuộc đời mình để sưu tầm và nghiên cứu.