CHÂN DUNG
Tân nhạc: Anh Việt Thu
Vọng cổ: Viễn Châu
Trình bày: Thanh Tuyền
Dàn Cổ Nhạc: Năm Cơ - Bảy Bá
Hảng đĩa Hồng Hoa thu âm vào dĩa 45 vòng, ký hiệu K.D số 2774, phát hành ngày: 16-06-1966
Tân nhạc
Gió mùa Thu vi vu hắt hiu, gió mùa Thu vi vu hắt hiu. Mưa mây mưa gió mưa mùa, mưa ngâu tháng bảy mưa dầm mà chiều mưa em đưa tiễn anh, mà chiều mưa em đưa tiễn anh...
Vọng cổ
1_Ngủ đi anh, em sẽ ru anh ngủ trên giòng sông lơ lững một... con đò. Gió mùa Thu hiu hắt quyện sương mờ. Đêm nay trăng tàn lẻ bóng, có một con đò lướt sóng lặng lờ trôi. Đôi ta còn đêm nay nữa mà thôi, mai anh đi chưa hẹn buổi tương phùng. Trên con đò lơ lững giữa dòng sông, em thức suốt canh trường để ru cho anh ngủ...
2_Em sẽ vì anh nhóm lên bếp lửa để sưởi cho anh giá lạnh của đêm trường. Tiếng trống sang canh tê tái lạnh tâm hồn. Ngủ đi anh bốn bề sương điểm trắng mai anh về trên nẻo vắng biên cương. Anh hãy lắng nghe gió lạnh chiều hôm. Vi vút thổi giữa sa trường hoang vắng. Anh có ngỡ đó là tiếng ru buồn ảo não trên một con đò với chén rượu tàn canh...
Ngâm Thơ
Hò ơi... Gió mùa Thu mẹ ru con ngủ...
Năm canh chầy thức đủ năm canh
Biên thùy mây trắng trời xanh
Người đi có được... Hò ơi...
Người đi có được yên lành hay chăng?...
Vọng cổ
5_ Đò buông neo mơ màng trên bến vắng. Ai ru con não nuột tiếng... êm đềm. Lẫn với tiếng ru vang dưới rặng lau mềm. Ngủ đi anh đêm nay trời lạnh lắm. Khói sương nhiều cho cảnh vật buồn thêm. Đừng giật mình tỉnh giấc nghe anh. Đêm lặng lẽ nghe chừng còn khuya lắm. Con thuyền trôi mãi giữa bốn bề thanh vắng. Khi mù sa giăng kín phủ đêm trường...
Tân nhạc
6_Gió mùa Thu vi vu hắt hiu, gió mùa Thu vi vu hắt hiu. Chơi vơi vách núi lưng đồi. Trăng sao vỡ rụng bến đò mà đò xưa em đưa tiễn anh, mà đò xưa em đưa tiễn anh.
Về vọng cổ
Hãy ngủ đi anh giữa đêm nhiều sương lạnh trên thuyền mơ vẫn vọng tiếng ru buồn. Kéo chăn đơn em đắp kín cho anh, đò lướt sóng bồng bềnh trên mặt nước.
Ngủ đi giấc ngủ nồng say
Đêm nay gặp gỡ rồi mai chia lìa.
huongxua
huongxua - TCGD Chân Dung (Thanh Tuyền) huongxua - TCGD Lạy mẹ con đi (Minh Vương - Mỹ Châu) LẠY MẸ CON ĐI Tân nhạc: Anh Bằng Cồ nhạc: Quế Chi MỜI NGHE AUDIO Ở TRANG CHỦ Nhạc: Lạy Mẹ con đi, ôm ấp linh hồn Việt Nam. Lạy Mẹ con đi, nối theo chí hùng ngàn năm. Vắng con Mẹ buồn là bởi ý thiên khơi nguồn. Nhưng còn gì hơn tình nước vướng trong tình con. Từ nhỏ con chưa xa vắng quê nhà mẹ ơi Một buổi xa con nhớ thương chắc mẹ chẳng vui, Biết con đi rồi nhà cửa vắng thêm một người. Ôi mẹ vì con từng hy sinh cả cuộc đời. VỌNG CỔ CÂU 1 Con vẫn biết Mẹ đã vì con gần trọn đời gian khổ, nếu phải xa con chắc Mẹ héo mòn thương nhớ, mái tóc pha sương rồi trắng nổi mong chờ. Hôm sớm vào ra hiu quạnh một thân già. Con đã cùng Mẹ cận kề gần gũi, từ buổi ngây khờ đến độ lớn khôn. Tình Mẹ thương con sông biển nào đo được, chăm sóc ân cần chuyện ấm lạnh đói no. Đâu nghĩ đến một ngày con, Mẹ phải xa nhau, bóng xế tuổi già còn nặng sầu thương nhớ. CÂU 2 Con của Mẹ hãy ngồi xuống đây nghe Mẹ nói, con đi rồi thì Mẹ thương Mẹ nhớ nhưng không khóc đâu vì đưa tiễn Mẹ quen rồi. Sống buổi loạn ly Mẹ cũng quen chuyện đợi chờ... Ngày con nằm nôi mới đầu mùa khói lửa, Mẹ đã một lần đưa tiễn Cha con. Rồi từ đó ngày nắng đêm sương, nội ngoại hai bên một vai gầy gánh vác. Nối chí Cha con Mẹ thường khuyên trẻ, thương Mẹ đành rồi nhưng thương nước phải nhiều hơn. NHẠC Mẹ ơi Tổ quốc trông chờ tình con. Đổ tiếng chiêng khua trống dồn, Bên nợ bên tình làm sao vuông tròn. Mẹ ơi lửa khói mang sầu biệt ly, Mẹ đón con yêu sẽ về trong ngày thái bình. Lạy mẹ con đi. Câu 5 Bữa cơm chiều nay sẽ không có con bên cạnh, nhà này rồi sẽ thêm phần hiu quạnh. Một mình Mẹ vào ra yên lặng âm thầm. Con cũng đừng nên quá bận bịu buổi lên đường. Ngày cúng thôi nôi mừng con đầy tuổi, Mẹ đã thở dài khi con chọn thanh gươm. Biết rồi một ngày con sẽ nối bước Cha con nhưng lòng Mẹ mà, quá thương con nên cứ tưởng nó mãi mãi nhỏ dại. Cho đến khi con ngập ngừng từ giã, mới chợt nhớ ra con của Mẹ lớn khôn rồi. CÂU 6 Gần sáng rồi thôi Mẹ hãy ngồi đây cho con lạy một lạy gọi là từ giã. Kể từ nay trên nẻo đời sóng gió, con không còn được nghe lời dạy bảo khuyên lơn. Bước nổi trôi ấm lạnh một mình con, nhớ thương Mẹ chỉ biết nhìn về quê cũ. Nhìn chân trời xa chập chùng màu mây bạc, tưởng ai đem tuyết sương nhuộm trắng tóc Mẹ hiền. Mẹ nghèo lắm không có gì để cho con giờ đưa tiễn, chỉ gửi theo tình thương của trùng dương. Nghe ngoài kia dập dồn bao nhịp bước, giây phút tạ từ xin lạy Mẹ con đi. huongxua - TCGD Tấm ảnh ngày xưa (Kim Nguyên 1966) Dưới đây là những chia sẻ của nhà văn Ngành Mai về bài hát và nghệ sĩ Kim Nguyên: Nghệ sĩ Kim Nguyên là tay ca vọng cổ có hạng, tiếng ca ru hồn người mộ điệu, nhiều lần được truyền đi trên làn sóng phát thanh đài Sài Gòn. Ông bầu Long, chủ nhân đoàn Kim Chung, biết chắc rằng khai thác tiếng ca Kim Nguyên thì khán giả sẽ đầy rạp mỗi đêm, nên đã đi Cần Giuộc gặp Kim Nguyên thương lượng ký hợp đồng. Lúc Kim Nguyên mới về đoàn Kim Chung, người ta tưởng đâu do tiếng ca rặt Nam Kỳ thì Kim Nguyên sẽ đóng cặp với cô đào miền Nam nào đó. Thế nhưng, mọi người đều bất ngờ là ông bầu Long giao vai chánh cho Kim Nguyên đóng cặp với nữ nghệ sĩ Bích Hợp, đệ nhất đào thương đất Thăng Long. Đến gần cuối năm 1966 hãng dĩa Continental do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông điều hành, mua được bản quyền nhạc phẩm “Tấm Ảnh Ngày Xưa” của Lê Dinh khai thác bài tân cổ giao duyên, và soạn giả Yên Sơn đã viết xong phần cổ nhạc. Đến khi chọn ca sĩ thu thanh, nhạc sĩ Đông đến rạp Olympic vào buổi tối lúc đoàn Kim Chung đang diễn. Thấy cặp nam nữ nghệ sĩ Nam-Bắc này ca diễn hay quá nên đã mời Kim Nguyên thu dĩa. Lúc bấy giờ bầu Long mới nói nhỏ với nhạc sĩ Đông rằng, chàng Kim Nguyên mà ca cặp với nữ ca sĩ miền Bắc hay miền Trung thì mới đúng “gu,” thành công nắm chắc! Thế là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mời ca sĩ Hà Thanh ca phần tân nhạc, Kim Nguyên ca vọng cổ trong bài tân cổ giao duyên “Tấm Ảnh Ngày Xưa.” Do tình tiết nội dung bài ca nói về vấn đề cô gái tặng cho chàng trai tấm hình, nên khi thu thanh xong, trong lúc còn ngồi chung bàn giải lao, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đề nghị Hà Thanh hãy tặng Kim Nguyên tấm hình kỷ niệm, giống như trong bài ca vậy. Hà Thanh có tặng ảnh hay không chẳng biết, nhưng nghe nói Tết Mậu Thân, Hà Thanh về Huế, do biến cố Mậu Thân nên kẹt lại tại đây khá lâu. Ở Sài Gòn không có tin tức gì hết về cô ca sĩ người Huế này, Kim Nguyên ăn ngủ chẳng được, ngồi đứng không yên, và thường hay lấy tấm ảnh ra nhìn mà mặt mày buồn rười rượi. Câu chuyện trên không biết có hay không, chỉ nghe nghệ sĩ đoàn Kim Chung đồn đãi như vậy. huongxua - TCGD Tấm ảnh ngày xưa (Kim Nguyên 1966) TẤM ẢNH NGÀY XƯA Tân nhạc: Lê Dinh Vọng cổ: Yên Sơn Trình bày: Hà Thanh, Kim Nguyên Thu đĩa Continental Tân cổ số 29 Phát hành 1966 MỜI NGHE BÀI HÁT TẠI TRANG CHỦ Nhạc: Ngày xưa, anh còn nhớ trong khung trời đầy hoa bướm; tình đôi ta thắm thiết nồng say em đã hát với anh rằng: Ngày nào em đến chơi tặng anh một chiếc hình, Ghi nhớ ngày chúng mình vừa quen nhau, Năm tháng dài ngày sau ghi nhớ mãi, Tặng anh để mai sau mình vẫn nhớ nhau hoài, Dẫu xa xôi lòng vẫn nhớ thương hoài, Thương nhớ lâu dài này anh nhé đừng quên, Tình đầu quyến luyến mãi… Vọng Cổ: 1- …Như hoa mộng thuở xuân thời… Đây là tấm ảnh ngày xưa một kỷ vật trong đời… Anh cất mãi không xa rời gang tấc những đêm buồn khi gió lộng ngoài hiên. Dưới đèn mờ anh ngắm mại hình em, đôi mắt phượng như ru hồn trong giấc mộng. Mấy lượt Xuân về Hè đến Thu sang, anh vẫn mong chờ một người yêu lý tưởng. 2- Nhà của em bên kia bờ sông vắng, đến nhà tôi phải cách một con đò… Mỗi bình minh nghe tiếng em hò… Hò ơ… Gác chèo xuôi thả trôi giòng sông lạnh, Ánh bình minh lấp lánh mặt sông đầy, Thuyền tình bến mộng chờ ai, Tóc thề buông nhẹ… ờ… Hò ơ… Tóc thề buông nhẹ hoa cài phất phơ… Nghe tiếng hò của em như khúc nhạc mơ màng. Lối: Từ dạo đó tôi thường hay lui tới, Tìm gặp em để khởi chuyện làm quen, Lén nhìn em qua bộ đồ đen, Tay xách nước tưới cà bên thửa ruộng. Thơ: Nước tỏa muôn màu trong nắng mai, Nhờ tay em tưới, đã bao ngày, Cà xanh đơm nở đài hoa tím, Sắc tím u buồn như mắt em. Vọng cổ: 5- Em thường nhìn anh với đôi mắt buồn vơ vẩn, như chứa đựng nỗi niềm riêng u ẩn tự bao ngày… Anh cũng vì em mà chôn lấp sầu tư theo tháng lụn năm dài. Muốn tỏ cùng em nhưng ngại ngùng không nói. Em cũng mong chờ sự thố lộ của anh. Nhưng bao ngày tháng buông trôi, Một hôm em đến tặng anh chiếc hình, Dưới trăng mờ tỏ lung linh, Lòng anh tan vỡ vì tin em đã theo chồng. Nhạc: Giờ đây trong bóng đêm mình anh bên chiếc hình, Bao kỷ niệm êm đềm ngày xa xưa, Như sống lại người ơi trong ánh mắt, Dù cho cách xa nhau, Lòng vẫn nhớ nhau hoài, Tháng năm qua hình bóng khó phai mờ, Ôi khó phai mờ, thuở niên thiếu mộng mơ. 6- (về vọng cổ) Giấc mộng của anh đã tan dần theo xác pháo, giữa lúc nhà em kết tuội hoa hồng… Ngày em cất bước lên xe hoa, Ngày anh ra đứng vườn cà năm xưa, Mỗi ngày hai buổi sớm trưa, Nhìn em trong ảnh (khi) gió đưa vườn cà. huongxua - TCGD Tình thơ mộng (Thanh Nga 1972) TÌNH THƠ MỘNG Tân nhạc: Hoàng Trọng (lời Vĩnh Phúc) Vọng cổ: Nguyễn Liêu Trình bày: Thanh Nga Trích trong Dĩa hát Continental Tân Cổ số 33 Phát hành 1972 MỜI NGHE BÀI HÁT TẠI TRANG CHỦ Nhạc: Em yêu chiều phai nắng, yêu trời thanh vắng, Yêu đời sống êm như mộng… Em yêu ngày xanh thắm, yêu tình say đắm, Yêu hình bóng anh ngàn năm… Yêu anh bằng thương mến, yêu bằng âu yếm. Muôn vàn thiết tha trên đời, Yêu anh bằng mong nhớ, Yêu bằng muôn đóa hoa tươi đẹp của tình mơ, Tình em viết bằng lời của trái tim. Kết bằng hẹn ước khó quên… Vọng Cổ: 1- …và trong giọng hát êm đềm… Em yêu những hoàng hôn nắng đổ bên thềm… Yêu những áng mây chiều phiêu lãng đang bay về vạn hướng trời xa. Em yêu những cánh tay ngà đang trao lên vòng hoa chiến thắng, cho những người anh trai dãi dầu sương nắng đã hiến trọn đời mình cho tiếng gọi quê hương và tình thương sông núi. 2- Em yêu sóng trùng đương ngập tràn bể cả, yêu nắng chiều mơ trên vạn ngả quê nghèo… Yêu khói mờ lam quyện mái tranh chiều… Em yêu những tâm hồn mộc mạc quanh năm cần cù bên ruộng lúa nương dâu, yêu những bà mẹ quê tóc đã phai màu, nhưng năm tháng vẫn rạt rào nhớ mong con ngoài trận tuyến, em yêu những chàng trai nặng lòng lưu luyến với tình người nơi hậu tuyến xa xôi. Nhạc: Tình em viết bằng lời thơ của trái tim, Hát bằng giọng hát ấm êm, Trong câu tình ca yêu mến, Tình em kết bằng mộng ước trắng trong, Ghép bằng ngàn nỗi nhớ nhung, Ghi trong ý tình chờ mong. Vọng Cổ: 5- Tuổi của em vừa mới tròn trăng mộng, em muốn gởi tình em vào lớp sóng cuồng say cho xao động nước sông hồ… Tình yêu em ghép bằng vạn ý mong chờ… Em yêu bằng muôn ngàn tha thiết, không bao giờ phai nhạt giữa tâm tư, em yêu bằng muôn đóa hoa tươi, bằng muôn sao giữa khung trời mờ ảo. Tình yêu em chỉ một lần trao gởi nhưng ngàn năm em vẫn nguyện chân tình. Nhạc: Với bao ngày bao tháng, bên người yêu dấu, Êm đềm như giấc mơ, Và mãi không phai tàn, Êm như mùa thu đến, Đem tình yêu ngất ngây vỗ về ngập trần gian. 6- (về vọng cổ) Tình yêu mênh mang như ý đời cao rộng, em nguyền gởi người đi ôm mộng tang bồng. Tình yêu em không là vị kỷ, mà tình yêu trong ý nghĩ thiêng liêng. Thơ: Mối tình thơ mộng đầu tiên, Em nguyền trao gởi cho riêng một người. huongxua - Hãng đĩa Continental, Sơn Ca, Premier Đây là chương trình nghệ thuật do Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông phác thảo và Nhạc sĩ Y Vân đã dày công sưu tầm tài liệu, chọn lựa kỹ lưỡng từ trong kho tàng nhạc dân gian của 3 miền Nam Trung Bắc rồi cho phát triển theo hướng hiện đại. Hãng đĩa Continental đã đầu tư một tài khoản lớn cho công cuộc sưu tầm nghiên cứu này, gồm luôn khảo sát tại các miền nếu có thể được, sưu tập nhạc khí cổ, tập hợp ca sĩ và ca nương, trình bày theo mẫu xưa, đúng với tập tục cổ truyền của từng địa phương. Chương trình gồm có 20 tiết mục dân ca chọn lọc phân chia đều cho 3 miền đất nước với những giọng ca tiêu biểu cho từng vùng. Tập trung vào các ca sĩ gốc Nam Trung Bắc như: Thái Thanh, Bùi Thiện, Hoàng Oanh, Sơn Ca, Mai Hương, Hồng Vân, Thanh Tuyền và các ca sĩ trong hai ban Tam Ca Đông Phương và Bốn Phương - chuyên hát loại dân ca. Chương trình này còn có thêm ấn bản bằng Anh ngữ mang tựa đề ”VIETNAMESE TRADITIONAL SONGS” để gởi tặng cho Toà Đại Sứ các nước và các cơ quan văn hóa ở hải ngoại. Việc làm này có tiếng vang lớn trong quốc nội lẫn quốc tế, được tổ chức Unesco của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam khích lệ và hứa giúp đỡ giới thiệu ra thế giới. Unesco sẵn sàng đón nhận hồ sơ khi hoàn tất thủ tục ghi danh là "di sản thế giới" (world heritage). Nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ chí tình của tổ chức quốc tế nói trên, Ban Giám Đốc hãng đĩa Continental cùng với Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông và Nhạc sĩ Y Vân đã hoàn tất hồ sơ "Dân ca 3 miền" vào năm 1974, để sau cùng thông qua 2 Bộ Ngoại Giao và Bộ Thông Tin duyệt xét, trước khi chính thức chuyển cho tổ chức Unesco. Hồ sơ dự tính trình lên Unesco vào đầu năm 1975 nhưng thật không may vì thời gian này tình hình chiến sự đã có những chuyển biến phức tạp, thời cuộc năm 1975 diễn biến quá nhanh đã làm tuột khỏi tầm tay một dịp may hiếm có, để Việt Nam Cộng Hòa có cơ hội bước chân vào thế giới văn hóa của tổ chức Unesco. Theo Phan Anh Dũng (Cỏ Thơm Magazin) 1- THỀ NON NƯỚC - Ý thơ của Tản Đà - soạn theo làn hơi Hát Ả Đào, địa phương Hà Đông. 2- LÊN THÁC XUỐNG GHỀNH - Ca dao VN, phát triển làn hơi Chèo Bắc. 3- LÝ CÁI CÒ - Ca dao VN, dân ca Bắc, địa phương Bắc Ninh. 4- MÔ, TÊ, RĂNG, RỨA - Dân ca ba xứ Thanh, Nghệ, Tĩnh. 5- LƯỢNG VÀNG KHÔNG TIẾC - Ca dao VN - Dân ca miền Nam. 6- GIÓ ĐÁNH ĐÒ ĐƯA – Lời ca dân gian - phát triển làn điệu ca Bắc. 7- LÝ QUA ĐÈO - Lời ca dân gian - Dân ca miền Trung. 8- LÝ NUÔI ONG - Lời ca dân gian - Dân ca miền Nam. 9- VANG BÓNG THỜI XƯA - Dân ca miền Nam. 10- VĂN TẾ KHÓC CHỒNG - Ca dao VN - soạn theo Chầu Văn. 11- HÁT BAI, HAI BÁT - Ca dao VN – Dân ca Bắc địa phương Sơn Tây. 12- LÝ CHIM QUYÊN - Lời ca dân gian – Dân ca miền Nam Trung Việt. 13- TUỔI VỀ CHIỀU - Ý thơ xưa - soạn theo Chèo cổ Bắc. 14- CẦU SƯƠNG, ĐIẾM CỎ - Ý thơ xưa - soạn theo điệu nhạc Huế - Thừa Thiên. 15- ĐÒ DỌC, ĐÒ NGANG - Dân ca Nam Bộ - Tiền Giang, Hậu Giang, Cửu Long. 16- LÝ TOAN TÌNH - Ca dao VN - Dân ca Bắc Bộ. 17- QUA CẦU GIÓ BAY - Ca dao VN - soạn theo Quan Họ Bắc Ninh. 18- LÝ GIANG NAM - Lời ca dân gian - Dân ca miền Trung. 19- HÁI QUẢ - Ca dao VN - soạn theo hơi Bắc Quan Họ. 20- VIỆT NAM MUÔN THUỞ - soạn theo Dân nhạc, hơi Bình bán cải lương. huongxua - Hãng đĩa Continental, Sơn Ca, Premier huongxua - TCGD Đất bằng nổi sóng (Ngọc Giàu, Dũng Thanh Lâm - 1966) ĐẤT BẰNG NỔI SÓNG Tân nhạc: Hồng Vân Vọng cổ: Nguyễn Liêu Cổ Nhạc: Văn Vĩ, Năm Vĩnh Trình bày: Dũng Thanh Lâm & Ngọc Giàu Hãng dĩa: Continental Số 56 G.P 1579/BTT/BC3/XB ngày: 01/06/1966 TÂN NHẠC Gió loạn một chiều anh đi một chiều nào đâu anh có biết, rằng anh mới vắng em chưa kịp nhớ bỗng dưng gót giặc về đây. Đất pha máu người cây rừng hoen ố lá xanh kia rụng xuống, giữa cơn loạn ly ta cùng chung sức đấu tranh ngăn giặc thù… Nếu một ngày nào anh quay trở lại tìm em nơi chốn cũ, thì nơi chốn ấy hoang sơ đổ vỡ sẽ xui khiến chẳng gặp em. Biết anh thế nào cũng buồn em lắm sẽ cho em bội ước. Chứ anh hiểu đâu trong lòng em cũng héo hon như ruột tằm… VỌNG CỔ 1_ Khi tiếng súng ngàn xa vang âm còn vọng lại. anh cất bước chinh yên theo cát bụi đường xa qua chiều gió lộng bốn… phương trời. Lệ hồng chinh phụ trong em nhỏ xuống đôi lời, nhớ em vượt đường sương gió vì lũ giặc bạo tàn giày xéo quê hương. Chiếc nhà xưa còn nhớ bàn tay anh buộc từ nuộc lạt, chung trà xưa còn ngào ngạt vị hương. Nhớ người xông pha đêm đêm ngủ nệm sương hàn quan tái… 2_ Đất bằng còn pha màu máu hận là em còn giận lũ tham tàn, là anh còn đội sương khuya vượt suối băng ngàn, anh ơi máu quê hương còn chảy thì người trai còn thực hiện mộng tang bồng hồ hải. Em vẫn đợi chồng mang bên lòng giấc mộng quê hương. Cũng như đất Đồng Nai sẽ ghi ơn người chiến sĩ áo lá cây rừng đã bạc màu sương… NÓI LỐI Trong lúc đời ta đã từ lâu không được trông thấy nhau Nơi mái nhà xưa tiếng mẹ ru những đêm không còn nữa Nay đã tan hoang mới làm cho chim rừng thôi hót ca, Hoa úa cỏ khô chứ chẳng tươi như ngày xưa em ơi… VỌNG CỔ 5_ Tiếng hát ru con của người mẹ hiền dâng âm trong gió lộng. Hòa theo tiếng súng gần xa vang động… khung trời. Trẻ thơ giật mình khóc thét thay cười, tất cả thanh âm dịu hiền thuở trước đã thay bằng tiếng nức ở đầu môi. Ngàn dân tủi nhục nghẹn lời nói sao cho hết cuộc đời đau thương. Nhìn nhau thầm hỏi can trường Chung lưng đứng dậy mười phương diệt thù… TÂN NHẠC Nói thời còn dài anh không thể nào ngồi nghe em nói hết. Đời trai quốc biến tay anh gìn giữ chớ nên dối lòng vì yêu. Sống trên đất Mẹ ta cùng đau xót lúc xăm lăng dầy xéo. Nước chưa bình yên quê còn tang tóc mãi chăm lo diệt thù. 6_ (về vọng cổ) Em ơi chuyện quê hương là trọng đại đang cần những lòng trai hăng hái lên đường. Vậy anh quyết đem can trường đập tan luồng sóng dữ đang tung hoành trên mảnh đất quê cha.Hẹn em một buổi thái hòaMang về khúc hát nhà nhà yên vui… huongxua - Hãng đĩa Continental, Sơn Ca, Premier huongxua - Hãng đĩa Asia Sóng Nhạc, Việt Thanh Hãng đĩa Asia Electric Gồm các nhãn đĩa asia Việt Thanh Sóng Nhạc Âm Nhạc Âm nhạc miền Nam trước 1975 đã có sự phát triển rất phong phú và đa dạng cả về đề tài lẫn số lượng và chất lượng, với hàng chục ngàn bài hát được sáng tác, hàng trăm ca sĩ nhạc sĩ vang danh và được yêu thích đến tận ngày nay sau hơn nửa thể kỷ. Một điều đặc biệt là thời gian đã qua lâu nhưng những ca khúc được thu âm từ 60 năm trước vẫn được được khán giả ngày nay tìm nghe. Để có được những thành tựu lớn đó, không thể không kể đến những đóng góp của các hãng băng đĩa và phòng thu âm. Có đến vài chục hãng dĩa nhựa và băng (tape) reel to reel từng hoạt động trước 1975, tiêu biểu nhất là Dĩa Hát Việt Nam, Continental, Sơn Ca, Trường Sơn, Shotguns… và tiêu biểu nhất vẫn là hãng đĩa Sóng Nhạc, thường được gọi là Asia Sóng Nhạc của ông Nguyễn Tất Oanh, đã phát triển rực rỡ nhất thời kỳ thập niên 1960, giới thiệu và lăng xê được rất nhiều tên tuổi nữ ca sĩ nhạc vàng được yêu thích nhất suốt 60 năm qua. Hãng Asia ban đầu được ông Ngô Văn Mạnh thành lập từ năm 1939 tại Sài Gòn. Tên gọi Asia có ý nghĩa là hãng dĩa của người Việt ở Châu Á, cũng là hãng phát hành đầu tiên của người Việt ở xứ Đông Dương, bên cạnh các nhãn hiệu nước ngoài như Pathe, Oria, Beka. Hãng Asia – sau đó là Việt Thanh – chủ yếu thu âm và phát hành cổ nhạc Việt Nam, với sự điều hành chung của ông Ngô Văn Mạnh cùng với em gái thứ 7 của mình là Ngô Thị Khá. Bà Ngô Thị Khá phụ trách hầu hết về phần bài vở, làm việc với soạn giả, nghệ sĩ… Hãng Asia và Việt Thanh hợp tác với hầu hết những nghệ sĩ tiên phong của cổ nhạc miền Nam, như Ba Vân, Tư Sạng, Năm Châu, cô Bảy Phùng Há, Tám Thưa… Bên cạnh nhãn hiệu dĩa mang tên Asia, ông Ngô Văn Mạnh còn thành lập thêm nhãn hiệu dĩa mang tên Việt Thanh, dần dần giao lại toàn bộ công việc ở hãng dĩa cho em gái là bà Ngô Thị Khá, trong hình bìa của Việt Thanh có ghi tên như sau: Nhãn hiệu dĩa Asia, Việt Thanh được thành lập và phát triển vào lúc ở Việt Nam chưa có đĩa nhựa (vinyl), mà đó là thời kỳ của đĩa đá 78 vòng, đầu phát không chạy bằng điện, phát nhạc bằng cách quay dây thiều. Gọi loại đĩa này là đĩa đá vì nó giòn như đá, rớt có thể bị bể. Dĩa chạy được 78 vòng mỗi phút, được làm từ nhựa cánh kiến (shellac). Loại này có 2 kích thước là 10 inch và 12 inch, phát được âm thanh từ 3 đến 5 phút mỗi mặt đĩa. Các loại dĩa 78 vòng, trong đó có cả Asia lẫn Việt Thanh Đến cuối thập niên 1950, sức khỏe bà Ngô Thị Khá không còn tốt, bà nghỉ ngơi và để lại toàn bộ công việc quản lý cho chồng là ông Nguyễn Tất Oanh. Lúc này vì muốn chuyển hướng sang phát hành tân nhạc nên hãng đĩa lập thêm nhãn hiệu mang tên là Sóng Nhạc, bắt đầu sản xuất loại đĩa nhựa (vinyl) 45 vòng, sau đó là 33 vòng, thực hiện cả tân nhạc lẫn cổ nhạc. Trước đó ông Nguyễn Tất Oanh chỉ phụ trách về phần kỹ thuật, nhưng từ năm 1960 ông điều hành tất cả công việc ở hãng Asia Sóng Nhạc cho đến đầu thập niên 1970. So với loại dĩa 78 vòng thì dĩa nhựa vinyl này có nhiều ưu thế hơn, chất liệu bền hơn và thời lượng sử dụng cao hơn do tốc độ quay chậm, phát được nhiều bài hát hơn. Vì vậy người ta hay gọi loại dĩa mới này là LP vinyl (long playing vinyl – dĩa nhựa phát được thời gian dài). Máy phát dĩa nhựa (LP player) Hãng Sóng Nhạc có văn phòng đặt tại số 37 đường Phạm Ngũ Lão Quận 1. Cơ sở kỹ thuật của hãng Sóng Nhạc gồm có phòng thu thanh, phòng ép dĩa và sang băng đặt trụ sở ở đường Bến Hàm Tử (nay là Võ Văn Kiệt). Thời điểm đầu thập niên 1960, hãng Sóng Nhạc đã độc quyền phát hành giọng hát của 4 nữ danh ca hot nhất thời đó là Phương Dung, Thanh Thúy, Trúc Mai, Minh Hiếu. Đó cũng là 4 giọng ca nhạc vàng thế hệ đầu. Sau thời điểm đó thì các ca sĩ Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hương Lan, Phương Hồng Quế… mới lần lượt xuất hiện. Ngoài ra, ông Nguyễn Tất Oanh và Sóng Nhạc còn hợp tác chặt chẽ với các nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng để lăng xê nhiều ca sĩ mới của lớp nhạc Lê Minh Bằng, cũng như thu âm, phát hành nhiều ca khúc nổi tiếng của nhóm nhạc sĩ này ngay sau khi được sáng tác. Dù nhãn hiệu dĩa hát mang tên mới là Sóng Nhạc, nhưng tên công ty vẫn là Asia, tổng phát hành ở địa chỉ số 37 Phạm Ngũ Lão – Saigon, nên người ta vẫn thường gọi là dĩa Asia Sóng Nhạc. Đến đầu thập niên 1970 tại Sài Gòn, khi dĩa nhựa hết thời và chuyển sang thời kỳ băng cối (reel to reel tape, thường được gọi là băng magnetic) phát trên đầu băng cối Magnetophone thì ông giám đốc Nguyễn Tất Oanh đóng cửa Sóng Nhạc, ông chuyển về sống ở ngã tư Bảy Hiền và làm nghề khác. Đầu phát băng cối (magnetophone), thường được gọi là máy akai, là thương hiệu của máy hát nổi tiếng nhất thời đó Các bản thu cũ của Sóng Nhạc vào thập niên 1960 được các công ty khác mua lại bản quyền và phát hành trên băng cối và băng cassette sau này. Đó là lý do mà từ đầu thập niên 1960, dù ông Nguyễn Tất Oanh đã ngưng hoạt động hãng Sóng Nhạc, nhưng vẫn có nhiều băng magnet mang tên Sóng Nhạc vẫn được phát hành. Mời các bạn nghe lại: Nghe băng Sóng Nhạc 6 – Tiếng hát Phương Dung Sau năm 1975, trụ sở của Asia tại Bến Hàm Tử được quốc hữu hoá, nhưng bỏ hoang trong 2 năm. Từ năm 1977, UBND Thành phố có Quyết định số 480/QĐ-UBND để khôi phục hãng dĩa hát ASIA và thành lập Công ty hợp doanh. Năm 1988, cơ sở dĩa hát Asia Sóng Nhạc ở Hàm Tử trở thành xí nghiệp quốc doanh, và cũng là xí nghiệp băng nhạc đầu tiên của Thành phố kể từ sau 1975, mang tên là Sài Gòn Audio (Hãng phim Bông Sen). Đây từng là một trong những trung tâm băng đĩa lớn nhất cả nước. Khoảng cuối thập niên 2000, Saigon Audio đã hợp nhất với công ty băng đĩa khác là VAFACO, đổi tên thành Saigon Vafaco. Cho đến nay, vì tình hình băng đĩa ế ẩm nên Saigon Vafaco gần như đã dừng hoạt động. Sau này, khi nhạc sĩ Anh Bằng sang hải ngoại và thành lập trung tâm Lê Minh Bằng, sau đó đổi thành Dạ Lan, và cuối cùng dùng lại chữ Asia (Trung tâm Asia hiện nay). Ông Nguyễn Tất Oanh sinh năm 1916 và qua đời năm 2002, hưởng thọ 86 tuổi. Đông Kha Nguồn: Nhacxua.vn huongxua - HÃNG ĐĨA TÂN/ CỔ NHẠC trước 1975 Nội dung này hay quá! Để mình sẽ tìm thêm tư liệu các hãng đĩa. Nickname : huongxua
Tên thật : Chưa có thông tin !
Sinh nhật : Chưa có thông tin !
Email : Chưa có thông tin !
Nghề nghiệp : Chưa có thông tin !
Sở thích : Chưa có thông tin !
Đến từ : Chưa có thông tin ! Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Chưa có chữ ký ! Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
|
Bài hát
|