Phong_Vũ - Nghệ sĩ cải lương Bích Thủy qua đời^^ (NLĐO) - Khán giả mộ điệu sân khấu cải lương đều biết đến cặp đôi Hữu Tài - Bích Thủy. Họ đã tạo nhiều dấu ấn sáng tạo trong ca diễn và sáng tác kịch bản, được công chúng ngưỡng mộ.
Nghệ sĩ Hữu Tài đau buồn cho biết vợ của ông là nghệ sĩ Bích Thủy (sinh năm 1949) đã trút hơi thở cuối cùng lúc 22 giờ ngày 26-10 tại nhà riêng, hưởng thọ 74 tuổi.
Ông xúc động kể: "Tối qua, khi vợ tôi chuẩn bị được đưa vào bệnh viện do thấy khó thở, tôi đưa bà ấy vào nhà vệ sinh, rồi đi lấy giấy tờ. Nhưng sau đó khá lâu vẫn chưa thấy bà ấy rời khỏi nhà vệ sinh, tôi xô cửa vào thì vợ tôi đã nằm bất động.
Nhiều năm qua vợ tôi đã được giải phẫu để nong tim do hở mạch vành, thường xuyên khó thở, bà còn bị bệnh tiểu đường. Sự ra đi của vợ tôi là mất mát lớn đối với gia đình".
Cách đây không lâu, chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã đến thăm và trao tặng quà cho vợ chồng nghệ sĩ Hữu Tài, Bích Thủy.
Nghệ sĩ Bích Thủy quê ở Bến Tre. Bà và chồng không là ngôi sao nhưng đóng góp cho nghệ thuật cải lương không nhỏ. Mọi người biết đến nghệ sĩ Hữu Tài là một giọng ca hay, mùi mẫn, từng thu băng thu dĩa với nhiều nữ nghệ sĩ tài danh.
Sau này, ông vừa làm diễn viên vừa là tác giả, đạo diễn, biên tập hàng trăm chương trình cải lương truyền hình cho hãng phim Tây Đô, VTV, VAFACO... với bút danh Dương Thủy, Hồng Thanh, Trúc Thanh.
Còn nghệ sĩ Bích Thủy từng nổi lên như một cô đào trẻ triển vọng trong những vở cải lương vang bóng một thời như: "Chuyện tình Hàn Mặc Tử", "Lan Huệ sầu ai", "Kẻ thù thứ 13"...
Bà tên thật Nguyễn Thị Thùy, sinh tại thị xã Bến Tre, bắt đầu đi hát năm 1965 tại đoàn Tinh Hoa. Ông và bà quen nhau ở đoàn Tinh Hoa.
Năm 1968, ông được bầu Tư Hiếu đưa về đoàn Dạ Lý Hương, một năm sau bà cũng về đoàn hát này, may mắn được nghệ sĩ Bạch Tuyết, Phượng Liên thương như em ruột, tận tình giúp đỡ, nên có nhiều vai diễn hay. Bà đã được NSND Ba Vân nhận làm đệ tử, còn ông thì theo NS Tám Vân học nghề.
Sau năm 1975, ông và bà tham gia biểu diễn tại một số đoàn: Sơn Minh, Hậu Giang, Bến Tre, Trần Hữu Trang, Thanh Nga...
Ông bắt đầu sáng tác, đã cho ra đời hơn 50 kịch bản cải lương, tất cả đã được thu hình phát sóng hoặc làm băng video.
Hai nghệ sĩ Bích Thủy - Hữu Tài có một đức tính rất đáng quý là khiêm tốn, nhường nhịn, đối với mọi người hòa nhã, thân thiện, không bon chen, tranh đoạt vai diễn của bất cứ nghệ sĩ nào. Ông bà còn dìu dắt, chỉ dẫn nhiều diễn viên trẻ đến với nghề, bằng sự nhiệt tình và chu đáo.
Sự ra đi của nghệ sĩ Bích Thủy là mất mát lớn đối với sân khấu cải lương vì bà là một trong những nghệ sĩ thể hiện thành công những vai bà mẹ Nam Bộ.
Tang lễ của nghệ sĩ Bích Thủy được tổ chức tại nhà riêng: C13/CV20B đường Nguyễn Văn Linh, phường ấp 5A xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Lễ tẩn liệm lúc 12 giờ 30 ngày 27-10. Lễ động quan lúc 7 giờ ngày 29-10, sau đó hỏa táng tại Đa Phước.
Thanh Hiệp (Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)
Phong_Vũ - Ngân Tuấn muốn lập đoàn hát^^ Tôi quen Ngân Tuấn cách đây khoảng 30 năm. Lúc ấy anh chưa tới tuổi 20 là một kép trẻ đầy triển vọng của đoàn cải lương Sông Bé 2 do một người anh bà con cô cậu ruột của Ngân Tuấn làm bầu là nghệ sĩ hài Thanh Giang (Tức bầu Quới). Nhà tôi cách nhà Ngân Tuấn và bầu Quới vài chục mét nên tôi theo dõi hoạt động nghề của Ngân Tuấn rất sát. Nhất là khi Ngân Tuấn về thành phố HCM để tạo tên và khẳng định được tên tuổi ở 2 đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ và Huỳnh Long. Ngoài đi hát, Ngân Tuấn còn chơi bóng đá, là trung phòng số 1 của đôj bóng đá Nghệ Sĩ TP. HCM, nhiều lần anh đoạt giải vua phá lưới khi cùng đội nghệ sĩ thi đấu một số giải với các đội thuộc doanh nghiệp ở thành phố và các tỉnh.
Ngân Tuấn lập gia đình cách đây 10 năm và có được 2 bé gái (cháu lớn tên là Đoàn Trần Mỹ Thanh nay đã 9 tuổi, đang học lớp 4; cháu út tên Đoàn Trần Mỹ Tâm nay 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1) Cuộc sống gia đình Ngân Tuấn mấy năm qua rất êm ấm, hạnh phúc. Cách đây 2 năm, Ngân Tuấn cùng gia đình bên vợ chuyển về sinh sống ở Thuận An (Bình Dương).
Tôi có ghé nhà Ngân Tuấn đôi lần, cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 10 cây số, ở vùng quê rất yên tịnh, thoáng mát. Dù xa Sài Gòn nhưng Ngân Tuấn vẫn bám nghề Tổ và thường xuyên đi lưu diễn ở TP. HCM mỗi khi có dịp. Hoặc tự anh nhận show lẻ để đi diễn khắp nơi. Trước tết đến giờ, Ngân Tuấn được nhiều doanh nghiệp, đơn vị, công ty ở Bình Dương mời diễn trong các show liên hoan, đám tiệc.
Và sắp tới là hàng loạt show cúng đình ở Sài Gòn và các tỉnh miền Đông. Ngân Tuấn đã nhận lời diễn cho các đoàn tuồng cổ Ngọc Khanh, Minh Sen, Xuân Yến qua các vở Lưu Bị Cầu Hôn Giang Tả, Gian Sơn - Mỹ Nhân, Ngọc Kỳ Lân Xuất Thế, Sở Vân Cứu Giá cùng 3 trích đoạn Phụng Nghi Đình, Bài Ca Tìm Mẹ, Trọng Thủy - Mỵ Châu.
Diễn cúng đình, Ngân Tuấn thường hát chung với 4 đào Thoại Mỹ, Tú Sương, Trinh Trinh, Bình Tinh và các diễn viên trụ cột của 3 đoàn. Vào giữa tháng 4 tới đây, Ngân Tuấn sẽ có một show diễn ở rạp Công Nhân do Chí Linh-Vân Hà tổ chức.
Trong những lần chạy show lẻ, Ngân Tuấn có gặp lãnh đạo công ty Becamex Bình Dương biết Ngân Tuấn có ý định đóng góp cho sân khấu tỉnh nhà và muốn lập đoàn hát nên các anh lãnh đạo Becamex Bình Dương rất ủng hộ. Vì trước đây tỉnh Sông Bé (nay tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước) có đến 3 đoàn cải lương chuyên nghiệp, hoạt động rất hiệu quả, là niềm tự hào của những người yêu mến cải lương tỉnh nhà.
Hiện tại, nếu so với các tỉnh miền Đông thì Vũng Tàu còn có đoàn Kim Thanh; Đồng Nai có đến 2 đoàn cải lương và đã lên Nhà Hát; Tây Ninh cũng có đoàn Tây Nính trong khi Bình Dương lại trắng cải lương chuyên nghiệp sau khi 3 đoàn cải lương tỉnh nhà lần lượt giải thể. Về nhập cư ở Bình Dương nên Ngân Tuấn muốn lập đoàn hát, trước là để tiện bề hoạt động, sau lả để Bình Dương "bằng chị bằng em", có đoàn cải lương trong khu vực Đông Nam Bộ.
Được sự ủng hộ và gợi ý từ lãnh đạo Becamex Bình Dương và nhiều vị trong lãnh đạo tỉnh, Ngân Tuấn đang lập đề án thành lập đoàn hát trình lên cấp trên duyệt. Nhiều khả năng cuối năm 2016 tỉnh Bình Dương sẽ thành lập một đoàn cải lương chuyên nghiệp (dựa trên đề án của nghệ sĩ Ngân Tuấn) để kịp ra mắt và diễn chào mừng nhân liên hoan đờn ca tài tử toàn quốc lần 2 tổ chức (lần dầu ở Bạc Liêu) do tỉnh Bình Dưong đăng cai vào quý 1/2017. Hy vọng đề án thành lập đoàn cải lương tỉnh Bình Dương của Ngân Tuấn sẽ khả thi.
Rất mong lãnh đạo tỉnh và Tổng công ty Becamex Bình Dương ủng hộ cho đề án này để Bình Dương lại có một đoàn cải lương chuyên nghiệp hoạt động, góp phần bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo của đất Phương Nam.
KGT
Nguồn tin:Báo sân khấu Phong_Vũ - Nghệ sĩ Phượng Mai vẫn bền bỉ với nghề! (NLĐO)-Ký ức về sân khấu và tình cảm khán giả trong nước chính là động lực để NS Phượng Mai yêu nghề cho đến ngày hôm nay
NS Phượng Mai
“Phụ nữ tuổi về chiều dễ tăng cân ngoài mong muốn, nhưng với nghệ sĩ diễn tuồng cổ như thế hệ của tôi, thì đóng vai đào võ đòi hỏi tập luyện hăng hái cho dáng vóc cân đối. Việc chạy gối, đi xuyến, múa thương, múa giáo cũng là cách để vận động thể hình. 62 cân không để vượt quá con số này, là một nghị lực đối với tôi” – NS Phượng Mai tâm sự.
Thật ra đối với các nghệ sĩ xa quê, nghệ sĩ Phượng Mai là một trong nhữngnghệ sĩ hải ngoại bền bỉ với nghề. Lúc nào chị cũng nhận học trò để truyền đạt kinh nghiệm. Nghệ sĩ Bích Thảo là học trò của chị đã nỗ lực cùng thầy diễn tròn vai Trưng Nhị, bên cạnh thầy mình – Trưng Trắc trong vở "Trưng Nữ Vương", được khán giả kiều bào yêu mến.
Ký ức về sân khấu và tình cảm khán giả trong nước chính là động lực để NS Phượng Mai yêu nghề cho đến ngày hôm nay: “Nhớ da diết ánh đèn sân khấu và thèm được diễn lại những vở tuồng ca ngợi lịch sử dân tộc” – chị tâm sự.NS Phượng Mai
NS Phượng Mai vẫn còn lưu giữ những hình ảnh đẹp về quê hương, thiên nhiên và con người Việt Nam. Bằng chứng trong ngôi nhà chị ở tại miền nam California – Mỹ, vẫn treo đầy hình ảnh quê hương, với cánh diều, vườn hoa, những đàn bướm lượn. Chị theo chồng sang Tây Đức định cư năm 1979. Tưởng từ lúc đó chị đã "sang ngang" với một nghề mưu sinh trên đất khách. Nhưng, niềm đam mê sân khấu đã không bỏ chị ra đi, nó đã kéo chị đứng dậy, bước đến gần hơn với sân khấu.
Ban đầu chị chuyển sang hát tân nhạc, chọn dòng nhạc mang âm hưởng dân ca để còn gắn bó phần nào với cải lương. Rồi thỉnh thoảng chị “bay sô” đến những vùng có đông người Việt định cư và đứng ra tổ chức những sô cải lương tuồng cổ. Mô hình đó một thời đã gặt hái hiệu quả, khi chị và một số nghệ sĩ đã dàn dựng những trích đoạn đề cao tinh thần trung, nghĩa, tiết, lễ và rất được kiều bào hưởng ứng.
Rồi từ khi thị trường vidéo cải lương trong nước nở rộ, người trong giới thấy Phượng Mai là người đầu tiên về nước xin phép Bộ VH-TT cho tái dựng những tác phẩm cải lương tuồng cổ mang tính kinh điển. Để qua những sản phẩm đó chị đã góp phần giới thiệu với khán giả nước ngoài bộ môn tuồng cổ mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam.
Trong nhiều chuyến về nước gần đây, chị đã dựng các vở: "Vụ án Hồng Phi", "Nỗi oan hoàng hậu", "Thập nhị quả phụ chinh tây", "Áo người Trinh nữ"...và đặc biệt là chương trình vidéo kỷ niệm 45 năm gắn bó với thế giới màn nhung của chị, do Hãng phim Cần Thơ sản xuất.NS Phượng Mai và diễn viên hài Trường Giang
Chưa hết, Phượng Mai còn xung phong tham gia biểu diễn gây quỹ từ thiệnủng hộ trẻ em nghèo hiếu học do Hội chữ thập đỏ TPHCM tổ chức tại Nhà hát Bến Thành và rạp Thủ Đô.Có thể nói, đối với khán giả yêu sân khấu cải lương tuồng cổ, ai cũng biết Phượng Mai còn có biệt danh Tiểu Lăng Ba. Chị kể trong dòng tự sự: “Ngày xưa, khi lên 9, lên 10. Tôi đã sớm bộc lộ niềm say mê sân khấu.
Khi lớn thêm vài tuổi, tôi được bà ngoại là nghệ sĩ Cao Long Ngà cho theo bang Hoa thế hệ. Bà ngoại nhận thấy tôi nhanh chóng chứng tỏ khả năng đóng những vai đào võ và nhất là những vai giả trai, nên bà đã dìu dắt và tạo cơ hội để tôi kế nghiệp. Năm 1997, khi về nước tham dự chương trình sân khấu cứu trợ đồng bào các tỉnh miền Nam bị cơn bão số 5 hoành hành, tôi đã diễn vai Đào Tam Xuân và Lưu Kim Đính.
Cho đến hôm nay, những điệu bộ và đường nét biểu diễn mà tôi đã học từ bà ngoại tôi, dường như vẫn nhớ như in trong trí" - chị kể.Hiệu quả sáng tạo bền bỉ một phần là nhờ vào quá trình rèn luyện của bà ngoại chị dành cho cô cháu gái. Bây giờ chị xa bà, tôi mới thấy đáng quý khoảng thời gian được học nghề ấy. Mỗi lần về Việt Nam là chị về thăm lại khu nhà xưa, vẫn luôn nghĩ bà ngoại mình còn sống trong mái ấm của con cháu.
"Tình thương của ngoại và của má đã giúp tôi ý thức rõ hơn tấm lòng hy sinh vì các con. Bây giờ đi đâu xa là tôi nhớ da diết các con mình. Hai người con của tôi tuy đã lớn, nhưng lúc nào cũng muốn ở bên cạnh mẹ. Năm ngoái, tôi có đưa hai con về thăm quê hương, cả hai đã hiểu hơn về quê hương.Tuy lớn lên trên đất khách nhưng tâm hồn của các con tôi lúc nào cũng nhớ về quê nhà.
Thảo Sương đã theo nghề hát của tôi trở thành ca sĩ, còn cậu út sau khi tốt nghiệp đại học môn tin học, đã đi làm. Tôi rất hạnh phúc vì các con của mình biết quý trọng đạo đức và nhân nghĩa của người Việt Nam, nhất là yêu nghệ thuật dân tộc. Tôi luôn dạy các con phải biết giữ gìn những nét đẹp truyền thống của sân khấu và cội nguồn luôn là nơi lưu giữ tiếng thơm cho nghề.
Tuy ở cách xa một đại dương nhưng tâm hồn của người Việt ở hải ngoại đều hướng về quê hương. Riêng với giới nghệ sĩ thì đó là đất mẹ thiêng liêng, nơi mang lại nguồn sáng tạo vô biên cho nghề hát” - chị nói.NS Phượng Mai và Bích Thảo trong vở Trưng nữ vương
NS Phượng Mai không quên xuất hát tại rạp Quốc Thanh năm 1978, lúc Sở VH-TT đã chọn chị đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga phục vụ nghệ sĩ 24 đoàn nghệ thuật các tỉnh về TP tham dự đại hội sân khấu. Phong cách diễn xuất của chị thời đó có nét diễn rất giống cố nghệ sĩ Thanh Nga, nhưng trong sáng tạo, nhất là trong cách ca chị đã gieo vào lòng người xem và bạn bè đồng nghiệp dấu ấn tinh tế về một Dương Vân Nga mang nặng trên vai nặng nước tình nhà.
Chị tâm sự:“Hồi xưa tôi rất thích cách diễn xuất chân phương của chị ba Thanh Nga. Mỗi tối, chị Nga thường đem những kinh nghiệm ca diễn để trao đổi với tôi. Một lần tôi vào hậu trường lúc chị Nga đang diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga, chị kêu vào đến gần và tặng một đôi nheo mắt, đó là vật kỷ niệm vô giá đối với tôi. Đó là cái tình chân thật của chị ba Thanh Nga vì người nghệ sĩ khi thác đi thì để lại tiếng thơm cho đời, danh tiếng đó được các thế hệ lưu truyền sẽ tạo thành tiếng thơm chung cho nghề”.Bài và ảnh: Thanh Hiệp
Phong_Vũ - Khởi động chương trình học bổng NSND Viễn Châu^^ Đúng 100 ngày mất của cố soạn giả Viễn Châu (tức NSND Bảy Bá), chiều 9-5, nhạc sĩ Trương Minh Châu - con trai của ông - đã đại diện gia đình đến thăm và trao tặng tiền giúp đỡ nhạc sĩ đàn tranh Lâm Nghĩa đang điều trị 3 căn bệnh: tiểu đường, di chứng tai biến mạch máu não, viêm phổi với số tiền 15 triệu đồng, trích từ tiền phúng điếu trong đám tang của ông Viễn Châu.
Nhạc sĩ Trương Minh Châu cho biết: “Ngoài việc giúp đỡ các nghệ sĩ, nhạc công sân khấu bệnh tật, ốm đau, chương trình sẽ hướng đến việc trao tặng học bổng cho con em nghệ sĩ, nhạc công nghèo, có gia cảnh khó khăn và đạt thành tích tốt trong học tập”. Hiện nay, Đoàn 3 Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã lập danh sách 30 con em nghệ sĩ nghèo, công nhân hậu đài có hoàn cảnh khó khăn để nhận học bổng mang tên NSND Viễn Châu.NSƯT Hồ Ngọc Trinh và nhạc sĩ Trương Minh Châu (từ trái sang) trao tiền giúp đỡ nhạc sĩ đàn tranh Lâm Nghĩa
Ngoài số tiền phúng điếu hơn 100 triệu đồng, đạo diễn Quốc Kiệt - Trưởng Đoàn 3 Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và nhạc sĩ Trương Minh Châu đang lên kế hoạch thực hiện chương trình sân khấu nhân kỷ niệm 100 ngày mất của soạn giả Viễn Châu, quy tụ nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Thanh Tòng, Trọng Hữu, Minh Vương, Kim Tử Long, Diệu Hiền, Ngọc Hương, Thoại Mỹ, Châu Thanh, Thanh Hằng, Hoài Linh... để tạo thêm quỹ phát triển chương trình học bổng này.Tin-ảnh: Th.Hiệp
Phong_Vũ - Nghệ sĩ bức xúc, đòi xử lý hài nhảm! (PL)- Các chương trình hài nhảm đã kéo lùi thị hiếu khán giả và giá trị lao động nghệ thuật của diễn viên đi xuống trầm trọng.
Sáng 5-5, Hội Sân khấu TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo “Tác giả và khán giả” nhân vụ việc Trấn Thành bôi bẩn vở cải lương kinh điển Tô Ánh Nguyệt, đẩy cái sự tràn lan hài nhảm, hài dơ trên làn sóng màn ảnh hiện nay lên đỉnh điểm.
Mục tiêu buổi hội thảo nhằm tìm giải pháp tiếp cận khán giả bằng những giá trị giải trí lành mạnh của giới làm nghệ thuật biểu diễn TP.HCM. Buổi hội thảo có sự tham gia của đông đảo giới sáng tác và cả một số ông bà bầu, đại diện các sân khấu như Kịch IDECAF, Kịch Phú Nhuận, Kịch Family…
Giết chết nghệ thuật chân chính
Tại buổi hội thảo, có khá nhiều ý kiến đặt vấn đề tại sao một cuộc hội thảo mang tính xã hội, tính nghề nghiệp thiết thực, cấp bách như vậy lại vắng mặt đại diện Sở VH-TT TP.HCM, cơ quan có trách nhiệm quản lý văn hóa của TP.
Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của Kịch IDECAF bức xúc: “Các sân khấu kịch đã và đang phải chịu sự xét duyệt vở diễn rất kỹ của Sở VH-TT. Trong khi các chương trình hài kiểu truyền hình thực tế hiện nay gần như không ai duyệt. Diễn viên không cần kịch bản, muốn nói gì thì nói trên sân khấu. Không ít chương trình hài trên tivi chủ yếu vô bổ, nhảm nhí, dung tục.
Chỉ trong một năm các chương trình hài nhảm trên tivi đã quét sạch thành quả nghệ thuật gầy dựng 15 năm của các sân khấu kịch, nghệ sĩ kịch Sài Gòn. Các chương trình này đã đẩy lùi, kéo thị hiếu khán giả và giá trị lao động nghệ thuật của diễn viên đi xuống trầm trọng.
Để xảy ra những việc như vậy Hội Sân khấu và Sở VH-TT phải nhận trách nhiệm, chưa làm tốt nhiệm vụ cắt duyệt, quản lý, định hướng của mình”.
Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của Kịch IDECAF phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HÒA BÌNH
Nghệ sĩ Xuân Hương cũng cho rằng Sở VH-TT, các cơ quan quản lý văn hóa cấp cao hơn đã không làm tốt trách nhiệm của mình khi để tình trạng hài nhảm diễn ra tràn lan trên tivi.
Không chỉ vậy, nghệ sĩ Xuân Hương nói: “Chính sự vô trách nhiệm với cộng đồng của một số cơ quan báo chí, truyền thông góp phần làm tình trạng suy thoái văn hóa nghệ thuật hiện nay càng trầm trọng hơn; giết chết nghệ thuật chân chính, nghệ sĩ lao động chân chính”.
Nghệ sĩ Xuân Hương, đạo diễn Hoa Hạ (Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM) và nhiều ý kiến khác tại hội thảo đề nghị cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm vụ Trấn Thành bôi bẩn Tô Ánh Nguyệt với tất cả sai phạm kèm theo để vãn hồi lại trật tự nghệ thuật biểu diễn đang bát nháo.
Thị hiếu của khán giả không có tội
Có một điểm rất khác biệt tất cả cuộc hội thảo, tọa đàm sân khấu trước đây là không có ý kiến nào lên án kịch giải trí, yếu tố giải trí chạy theo thị hiếu khán giả ở đây. Trái lại có rất nhiều ý kiến nhấn mạnh giới làm nghề phải biết tôn trọng thị hiếu khán giả, tính thị trường của sân khấu biểu diễn bởi không có khán giả thì sân khấu chết.
Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn nhấn mạnh: “Bản chất nghệ thuật trước hết là giải trí. Trong quá trình hoạt động của mình, đến nay Kịch IDECAF đã dàn dựng trên 200 vở diễn, trong đó những vở sống lâu nhất, có khán giả nhiều nhất chính là những vở mang tính giải trí cao như kịch hài. Kịch chính luận, chính kịch có đối tượng khán giả riêng nhưng phải nhìn nhận thực tế như vậy”.
Tác giả sân khấu Vương Huyền Cơ trình bày: “Bản thân kịch hài, ma, kinh dị, đồng tính không là thị hiếu tầm thường nếu tác giả biết gửi gắm thông điệp gì qua những đề tài này. Có thể mượn chuyện ma để nói chuyện người, mượn tiếng cười để phản ảnh thực trạng xã hội, những mặt trái của con người ẩn dưới lớp vỏ đạo đức.
Khán giả không mặn mà với chính kịch bởi nó thiếu hấp dẫn và không nói hộ được nỗi lòng và tâm trạng của họ trước thời cuộc. Nhiệm vụ của tác giả là phải dung hòa được chính kịch và thị trường, tức phải nâng tầm giải trí nhưng vẫn phản ảnh được cái chân-thiện-mỹ của cuộc sống, chạm được đến trái tim của khán giả”.
Phải xây dựng một lớp khán giả mới
Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn cho rằng việc tổ chức những buổi hội thảo như thế này là thiết thực, nên làm thêm những buổi khác có mặt Sở VH-TT TP.HCM lẫn khán giả vì hội thảo này chỉ toàn người trong nghề, không thấy khán giả.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh những hội thảo như vầy việc phạt Trấn Thành nghiêm khắc, dẹp loạn hài nhảm hiện nay chỉ giải quyết được phần ngọn. Hiện sân khấu chân chính đã mất 50% lượng khán giả và thị hiếu khán giả tuổi teen đã bị phá hủy nghiêm trọng khi sàn diễn, màn hình mất gần hết những câu thoại kịch bản “văn hay chữ đẹp”.
Ông kêu gọi chính quyền quan tâm các dự án sân khấu thiếu nhi, đem các buổi diễn sân khấu vào trường học vì trẻ con rất thích thú. Ông cho biết ngay cả cải lương cũng cần cấp bách xây dựng một lớp khán giả mới say mê và hiểu biết cải lương bởi lớp khán giả cũ dần mai một.
“Cụ thể, sắp tới tôi và Hội Sân khấu TP.HCM sẽ làm một sân khấu cải lương nghiêm túc, hoành tráng tại Nhà hát Bến Thành vào mỗi tháng với những vở diễn hay để đem cải lương thật sự đến khán giả. Dự án này sẽ hoàn toàn phi lợi nhuận. Tất cả lợi nhuận đều được dùng cho vở diễn lần sau” - ông bầu Tuấn nói.
__________________________________
Hội Sân khấu TP.HCM xin rút kinh nghiệm sẽ tổ chức hội thảo lần sau một cách nhanh chóng nhất với sự hiện diện của nhiều khán giả thật sự và tìm mọi cách mời cho được đại diện Sở VH-TT.
Đạo diễn HOA HẠ, Phó Chủ tịch Hội Sân Khấu TP.HCM
Người làm nghệ thuật cần tỉnh táo nghiên cứu thị trường để tiếp nhận đơn đặt hàng từ khán giả. Nếu xa rời thị hiếu khán giả, sân khấu không có khán giả thì nghệ sĩ và sân khấu sẽ chết. Mọi thứ chúng ta đều có thể nói bằng mọi cách hài, ma, cổ tích, hiện đại… Vấn đề là nói như thế nào thì nó phụ thuộc vào tài năng của mỗi người.
Đạo diễn TRẦN NGỌC GIÀU, Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM
HÒA BÌNH Phong_Vũ - Hôn nhân bi thảm của NSND Phùng Há với Bạch Công Tử! Qua khỏi cổng nghĩa trang nghệ sĩ đi thêm vài bước nhìn về bên phải, cổng chào "phần mộ NSND Phùng Há" như chào đón mọi người đến viếng. Bước vào bên trong, nấm mồ hình lục giác nằm trước nhà bia với ảnh chân dung vừa trang nghiêm vừa rực rỡ.
Mê cải lương, mê cả đào hát
NSND Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo (1911-2009). Sống gần trọn một thế kỷ, bà là người được xem là một trong những vị tổ của bộ môn nghệ thuật cải lương Việt Nam. |
Cổng chào vào mộ NSND Phùng Há |
|
Mộ phần NSND Phùng Há ở nghĩa trang nghệ sĩ |
Bà đến với cải lương từ rất sớm. Năm 13 tuổi, gánh hát Tái Đồng Ban được thành lập và ông bầu gánh Hai Cu mời bà tham gia với vai trò đào chính cùng với kép chính Năm Châu.Vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp ca hát của bà là đó là vai Giả Thị trong vở cải lương "Hoàng Phi Hổ quy Châu" của soạn giả Nguyễn Công Mạnh.
Tiếp theo sau còn nhiều vở tuồng bà đóng cặp với Năm Châu rất được công chúng hoan nghênh và tán thưởng.Năm 1926 cùng với Tư Chơi, Năm Châu về đầu quan cho gánh Trần Đắc. Cũng trong năm này bà kết hôn với Tư Chơi nhưng cuộc tình chóng vánh, chỉ 2 năm sau bà ly dị. |
Mộ Bạch công tử (thứ 2 từ trái sang) |
Vào một đêm diễn năm 1929, sau khi vở tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài do bà thủ vai Mạnh Lệ Quân kết thúc, bà Phùng Há ra cửa sau ra về bất ngờ gặp Bạch công tử đứng đợi tự bao giờ.Bắt tay cô đào hát và làm quen để từ đó, cứ mỗi đêm ở hàng ghế đầu tiên chàng công tử hào hoa say sưa thưởng thức tài nghệ ca diễn của cô bảy Phùng Há.
Cũng xin nhắc lại, trong thời gian được cho qua Pháp du học, Bạch công tử vốn là người mê nghệ thuật đã theo học ngành sân khấu để rồi khi về nước ông đã cùng người bạn là Nguyễn Ngọc Cương lập ra gánh Phước Cương. Gánh hát Phước Cương quy tụ được rất nhiều đào kép nổi danh được mời đi lưu diễn khắp nơi như Hà Nội, Hải Phòng và thậm chí cả bên Pháp.
Gặp được bà Phùng Há, Bạch công tử quyết tâm đầu tư. Sau khi kết hôn với bà, Bạch công tử đã tách ra khỏi gánh hát Phước Cương để thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ và giao cho vợ là bà Phùng Há làm bầu. |
Bà Phùng Há thời còn trẻ (ảnh internet) |
Đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng Lục tỉnh Nam kỳ. Bạch công tử cho xây dựng rạp hát lớn nhất trong vùng cũng với tên Huỳnh Kỳ, bên cạnh ngôi nhà của ông tại Mỹ Tho để làm nơi biểu diễn thường xuyên.
Dưới sự điều hành của bà Phùng Há, vốn liếng tiền bạc dồi dào cùng với kiến thức có được từ những năm du học của Bạch công tử, chẳng bao lâu gánh hát Huỳnh Kỳ trở thành tâm điểm thu hút rất nhiều khán giả.
Có thể nói vào thời điểm thập niên 1930, với sự đầu tư về kỹ thuật về vốn liếng và niềm đam mê nghệ thuật cải lương, Bạch công tử đã đưa gánh hát Huỳnh Kỳ và nhà hát Huỳnh Kỳ lên đến đỉnh cao của sự nghiệp. |
Lúc về chiều (ảnh internet) |
Ở miền Tây khi sự phát triển về giao thông chưa cao thì giao thông thủy là phương cách hữu hiệu nhất.Theo các tài liệu còn ghi lại, trong khi các gánh hát khác di chuyển bằng ghe chèo Bạch công tử đã trang bị cho gánh hát Huỳnh Kỳ một lúc 3 chiếc ghe máy đồ sộ.Mỗi lần di chuyển, đoàn ghe của gánh hát Huỳnh Kỳ xem không khác một đoàn du thuyền trên sông. Chiếc đầu tiên có lầu.
Phía trước ghe có cột cờ trên đó có lá cờ vàng biểu tượng cho 2 chữ Huỳnh Kỳ. Bạch công tử và Phùng Há có mặt trên ghe này.Ghe kế tiếp dành cho đào kép được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh. Chiếc thứ ba thì chở thầy đờn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng. Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch Công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền địa phương.
Mang tiếng ăn chơi nhưng ít ra trong giai đoạn này ở lãnh vực nghệ thuật, Bạch công tử cũng đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của cải lương trong thời kỳ phôi thai.
Kết cục thê thảm
Gánh hát Huỳnh Kỳ tiếp tục phát triển. Với thực lực hùng hậu không gánh hát nào bì kịp, Huỳnh Kỳ đi lưu diễn khắp nơi. Khán giả từ những nơi heo hút nhất hàng đêm đã bơi ghe đến xem. Ghe của khách neo chật cả bến. |
Bà Phùng Há (ngồi) trong vở diễn cùng NS Năm Châu (ảnh internet) |
Vở tuồng ăn khách nhất của gánh Huỳnh Kỳ là Giọt máu chung tình, do Năm Thiên đóng vai Võ Đông Sơ và Phùng Há vai Bạch Thu Hà. Không chỉ để lại dấu ấn trong lòng người dân miền sông nước, gánh Huỳnh Kỳ của Bạch Công tử còn thu hút được khán giả Sài Gòn và các vùng lân cận.Cuộc tình của Bạch công tử và cô bảy Phùng Há hạnh phúc được nhiều năm.
Kết tinh của niềm hạnh phúc đó là sự ra đời của 2 mụn con kháu khỉnh: con trai Paul Lộc và con gái Suzane.Thế nhưng dường như đó chỉ là giai đoạn tạm dừng của những cuộc ăn chơi. Sau 7 năm với những thành công có được từ sự miệt mài lao động, Bạch công tử lại trở về với những cờ bạc, rượu chè, gái gú không quan tâm chăm chút gánh hát như trước nữa.
Gánh Huỳnh Kỳ rơi vào tình trạng không người cai quản. Trong khi bà Phùng Há một nách 2 con còn phải lo về phần nghệ thuật biểu diễn thì công việc điều hành đoàn hát của Bạch công tử bị bỏ ngõ.Như rắn mất đầu, mạnh ai nấy làm khiến gánh hát càng ngày càng suy sụp. Đào kép bỏ đi. Hàng ngày, bà Phùng Há ôm con nằm chơ vơ trên những chiếc ghe mà gánh hát neo gần cầu Ông Lãnh.Hai con nhỏ bị bệnh.
Tiền bạc không còn. Bà ôm con tìm chồng thì bất ngờ, bà chứng kiến Bạch công tử đang ôm ấp một cô gái đep trong khách sạn. Chẳng những không hối lỗi, Bạch công tử còn quát mắng bà. Đứa con trai Paul Lộc bệnh nhưng không có thuốc men nên đã chết sau đó. Vậy mà Bạch công tử vẫn cứ chìm đắm trong u mê.Bà bảy Phùng Há quyết định ly dị với Bạch công tử sau 7 năm chung sống.
Đứa con gái Suzane sau đó cũng chết. Theo như những người yếu đuối khác sẽ suy sụp và buông xuôi, bà Phùng Há mạnh mẽ gượng đứng lên gầy dựng lại từ đầu để đến hôm nay, hình ảnh bà luôn luôn ngự trị trong lòng khán giả ái mộ cải lương.Với Bạch công tử, bản chất ăn chơi vô độ đã bán hết tài sản mình có được. 4 chiếc ghe, ngôi nhà ở Mỹ Tho, rạp hát Huỳnh Kỳ lần lượt đổi chủ.
Rạp Huỳnh Kỳ sau đó thành rạp Lê Ngọc rồi rạp Mỹ Tho cuối cùng là rạp Viễn Trường.Tài sản của ông đốc phủ Sủng cũng lần lượt ra đi để cuối cùng Bạch công tử chìm đắm trong nghèo đói và nghiện ngập.Những ngày cuối đời Bạch công tử thường lang thang ở vườn Ông Thượng (công viên Tao Đàn ngày nay). Vẫn còn một chút tự trọng, ông kiên quyết không nhờ vả xin xỏ ai.
Một người trước đây đã từng chịu ơn ông đã đưa ông về nhà ở Chợ Gạo nuôi dưỡng và chăm sóc. Chỉ vài tháng sau, đầu năm 1950, Bạch công tử qua đời.Ông được an táng trên một khu đất mà trước đây ông từng là sở hữu chủ. Người chôn cất ông chỉ mới kịp làm một nấm mồ đất, không bia cho mãi đến năm 1999, bà Phùng Há nghĩ đến tình nghĩa cũ trở về tìm lại ngôi mộ của chồng và 2 con.
Bà xin được lấy cốt Bạch công tử hỏa táng đem tro về thờ ở nghĩa trang nghệ sĩ nhưng không được đồng tình. Bà đành lấy cốt 2 con về để trong nghĩa trang nghệ sĩ.Qua câu chuyện Bạch công tử, nhiều người tỏ ý tiếc. Giá như biết dừng đúng lúc thì cái kết cục của đời ông không thê thảm đến thế.
Trần Chánh Nghĩa-VNN
Phong_Vũ - Khi nghệ sĩ gạo cội đòi… phạt nặng Trấn Thành! Trong mấy ngày qua, dư luận vẫn chưa nguôi ngoai chuyện Trấn Thành ‘bôi bẩn’ vở cải lương Tô Ánh Nguyệt, đặc biệt là những nghệ sĩ gạo cội, họ cho rằng nên phạt thật nặng nam diễn viên hài này.
Mặc dù đã nhiều lần lên tiếng xin lỗi và biện hộ, rằng bản thân không có ý “bôi bẩn” vở cải lương này, cùng với đó là nhận liền 2 giải thưởng trong HTV Awards cách đây vài ngày, nhưng Trấn Thành vẫn không thể nhận được sự “tha thứ” công chúng và giới chuyên môn.
Trước đó, dư luận xôn xao, phẫn nộ với một clip trích đoạn cải lương Tô Ánh Nguyệt do diễn viên hài Trấn Thành, Anh Đức và nghệ sĩ Ngọc Giàu thủ diễn.
Điều khiến dư luận không thể chấp nhận được là vở cải lương kinh điển của soạn giả Trần Hữu Trang này đã bị Trấn Thành biến dạng tan nát bằng những lời thoại và hành động thô tục, với sự tham gia của cả NSND Ngọc Giàu.
Một cảnh phản cảm trong trích đoạn Tô Ánh Nguyệt mà Trấn Thành vừa "gây bão".
Điển hình, mở đầu trích đoạn, khán giả muốn té xỉu khi nghe Tô Ánh Nguyệt - Trấn Thành nói: “Ai kêu tui đó. Mặt chó tôi đây”. Rồi Nguyệt - Trấn Thành nói với cha của con mình: “Minh lùn, Nguyệt cao ăn ở tào lao mới đẻ ra nó bị khùng”.
Hình ảnh đôi uyên ương thêu trên chiếc khăn kỷ niệm của Nguyệt và Minh bị biến tướng thành chuyện nói tục. Đứa con khi gặp lại xin Nguyệt cho bú, Nguyệt nói: “Chắc hư bình sữa”. Minh nói: “Cái thằng này, cái đó để cho ba bú”. Rồi hai cha con giành qua giành lại chuyện bú.
Nói chuyện như hàng tôm hàng cá, du thủ du thực một hồi, Nguyệt vén quần đến bẹn sấn sổ đòi đánh nhau. Rồi Nguyệt hai tay bợ bầu ngực sàng tới sàng lui…
Trước sự việc này, rất nhiều nghệ sĩ gạo cội lên tiếng bức xúc và đưa ra quan điểm rằng nên phạt thật nặng Trấn Thành. Theo đó, họ cũng không chấp nhận lời xin lỗi của Trấn Thành trong mấy ngày qua.
NSND Lê Tiến Thọ không chấp nhận lời xin lỗi của Trấn Thành
Trao đổi với báo Dân Trí mới đây, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho rằng, không thể chấp nhận gọi việc Trấn Thành “chế” lại vở cải lương kinh điển “Tô Ánh Nguyệt” là sáng tạo lại mà đó là một sự bôi bác, một sự biến tướng, một sự vi phạm bản quyền trắng trợn.
Theo đó, ông cho rằng, khán giả và cả nghệ sĩ phải hiểu rằng “Tô Ánh Nguyệt” là một vở diễn kinh điển của cải lương Việt Nam. Tác phẩm này đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Lĩnh vực Sân khấu chứ không phải một vở tầm thường.
NSND Lê Tiến Thọ
“Tôi nghĩ, cần phải có quy định về quản lý nhà nước đối với những tác phẩm đã được giải thưởng cấp Nhà nước thì không được phép đụng đến, kể cả là sáng tạo lại một cách nghiêm túc. Hành vi của Trấn Thành vừa qua là đang vi phạm bản quyền một tác phẩm kinh điển đã được giải thưởng cấp Nhà nước và theo luật bản quyền, hành vi này cần phải được xử lý theo pháp luật”, NSND Tiến Thọ nói.
Theo Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam thì vì chủ sở hữu của vở cải lương đó là soạn giả Trần Hữu Trang đã qua đời nếu không phải có ý kiến, bởi không thể để cho những người như Trấn Thành làm biến tướng tác phẩm nghệ thuật rồi nói lời xin lỗi là xong.
Bên cạnh đó, ông còn cho rằng nam diễn viên hài không có sự tôn trọng tác giả và cải lương. Anh mang tác phẩm kinh điển ra đùa cợt, bôi xấu, bôi nhọ… thì phải xử lý theo pháp luật.
“Trấn Thành không phải là hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, còn nếu là hội viên thì chúng tôi sẽ phải nhắc nhở, chấn chỉnh… để hội viên có trách nhiệm với tác phẩm nghệ thuật, chứ ý thức của hội viên như thế là không ổn”, NSND Tiến Thọ nhấn mạnh.
NSƯT Hoa Hạ: cần phạt nặng Trấn Thành
NSƯT Hoa Hạ, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM cho rằng nếu không phạt Trấn Thành việc bôi bẩn trích đoạn cải lương Tô Ánh Nguyệt thì sẽ có những tiền lệ tiếp theo. Và nếu như Sở Văn hóa TP.HCM, Bộ VH-TT&DL để tồn tại hành động của Trấn Thành là phá hủy cả một nền văn hóa cách mạng.
Theo bà, hành động và lời xin lỗi của Trấn Thành rất ngụy biện, như đó là việc đương nhiên anh phải làm, tại sao những người khác không nói, giống như là mọi người đang ghen ăn tức ở làm điều đó để hạ uy tín của anh ta. “Tôi nghĩ Trấn Thành không biết lỗi của mình, không hiểu lỗi của mình là gì.
Có thể Trấn Thành nghĩ rằng mình có quyền làm việc đó. Việc làm này chỉ là để muốn có những tràng pháo tay của khán giả, thì đó là một sai lầm quá lớn. Như vậy, có thể nói Trấn Thành rất hạn chế về mặt hiểu biết, về mặt nghệ thuật” - NSƯT Hoa Hạ chia sẻ với báo Giao Thông.
NSƯT Hoa Hạ
NSƯT Hoa Hạ nhấn mạnh, trường hợp của Trấn Thành cần phạt. Nếu không làm rõ chuyện Trấn Thành bôi bẩn trích đoạn cải lương Tô Ánh Nguyệt , thì sẽ còn có những nhân vật nổi tiếng như cô Lựu, Lan và Điệp… của các tác giả khác bị lôi ra hết. Sau đó sẽ còn nguy hiểm tới những nhân vật lịch sử như Thái hậu Dương Văn Nga, Quang Trung, Ngọc Hân….
“Tôi đề nghị Sở xem lại giấy phép xuất ngoại biểu diễn của các nghệ sĩ trong tiết mục này. Giấy phép phát hành băng đĩa có sự đồng ý của tác giả không? Nếu không hợp lệ, phải phạt thật nặng và không thể để tồn tại một sản phẩm như thế trong đời sống văn hóa của TP.HCM hiện nay”, bà nói thêm.
Nghệ sĩ Xuân Hương: Hài không chỉ đơn thuần cười rồi thôi!
Trước sự việc của Trấn Thành, nghệ sĩ Xuân Hương dù không đưa ra quyết định “nên phạt hay không”, tuy nhiên, chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, bà bày tỏ sự không hài lòng với chuyện Trấn Thành lấy vở cải lương kinh điển ra để “chọc cười” khán giả.
Theo nữ nghệ sĩ “Đôi khi những câu “tục” ở ngoài đời đùa với nhau chúng ta còn đỏ mặt thế mà vẫn được đưa lên sân khâu phô bày trước khán giả…”.
Nghệ sĩ Xuân Hương
Bà nói, “Đối với tôi tiếng cười phải mang ý nghĩa gì đó, phải mang đến thông điệp cho khán giả, một bài học cho ai đó chứ không chỉ đơn thuần cười rồi thôi”. Và bà cũng cho biết, trong những cách gây hài kinh điển đã được học thì không có cách nào giả gái, nói tục, nói những câu vô nghĩa ở ngoài đời đùa với nhau.
“Đôi khi những câu ở ngoài đời đùa với nhau chúng ta còn đỏ mặt thế mà vẫn được đưa lên sân khâu phô bày trước khán giả. Điều đó quả thật đáng buồn” – bà ngán ngẫm chia sẻ.
Theo đó, bà nhắn nhủ, không phải cái cười nào giống cái cười nào. Đừng bao giờ thấy khán giả cười mà lấy đó làm hài lòng và cho rằng khán giả đồng tình với mình. Ngôn từ, hành vi của một diễn viên thông qua nhân vật đều được, hoặc bị, người khác đánh giá. Chính vì vậy người nghệ sĩ luôn phải chứng tỏ mình là một nghệ sĩ thực thụ trong lòng công chúng.
Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn: Đây là việc làm vô cùng phản giáo dục
Là một người rất yêu cải lương, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của Kịch IDECAF cũng bức xúc khi cho rằng đây là một việc làm vô cùng phản giáo dục. Một tác phẩm nghệ thuật trước hết là phải đẹp, đẹp từ ngôn từ đến sân khấu, phục trang, diễn xuất, từ đó mang lại giá trị giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ.
Trích đoạn Tô Ánh Nguyệt này quá dung tục, bậy bạ về mặt thẩm mỹ và ngôn từ. Nó cũng làm sai lệch bản sắc dân tộc có ở loại hình nghệ thuật cải lương, làm khán giả trẻ hiểu sai nghệ thuật cải lương, tiếp nhận sai các giá trị ở cải lương kinh điển.
Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn
Soạn giả Hoàng Song Việt phẫn nộ hành động của Trấn Thành
Soạn giả Hoàng Song Việt, một soạn giả nổi tiếng trong giới cải lương phía Nam cho rằng, là một soạn giả cải lương ông cực kỳ phẫn nộ những gì Trấn Thành đã xúc phạm cải lương và ông cũng chính là người có rất nhiều phản ứng trên trang cá nhân về sự việc vở “Tô Ánh Nguyệt” bị bôi bẩn.
Tuy nhiên, với cá nhân mình, ông sẽ chấp nhận lời xin lỗi và bỏ qua cho Trấn Thành, dù một số bài phỏng vấn Trấn Thành gần đây ông đọc được thấy đậm màu bao biện và lộ rõ chiêu thức. Ông cũng mong những lời nói phát ra từ miệng Trấn Thành “Tôi yêu cải lương” là của Trấn Thành chứ không phải của ai khác, và nó xuất phát từ trái tim Trấn Thành chứ không phải lời nói cửa miệng cho qua chuyện.
Soạn giả Hoàng Song Việt
Dù vậy, ông vẫn nhắn nhủ đến Trấn Thành những điều quan trọng để trở thành một “nghệ sĩ có tâm trong sáng”. Như việc tôn trọng tác giả, tôn trọng cải lương, tôn trọng công sức lao động của một người vắt tim óc ra để viết thành một tác phẩm để đời…
Kim Chi (T/H)
Nguồn tin: Phụ Nữ News
Phong_Vũ - NSƯT Hoa Hạ: Trấn Thành bôi bẩn cải lương, cần phạt nặng! NSƯT Hoa Hạ, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM cho rằng nếu không phạt Trấn Thành việc bôi bẩn trích đoạn cải lương Tô Ánh Nguyệt thì sẽ có những tiền lệ tiếp theo.NSƯT Hoa Hạ: Trấn Thành bôi bẩn cải lương, cần phạt nặng!
- Bà đã xem đoạn trích cải lương Tô Ánh Nguyệt do Trấn Thành biểu diễn chưa? Ý kiến của bà như thế nào?
Sau khi báo chí phản ánh, tôi có mở trích đoạn cải lương đó ra xem. Xem được 1 đoạn tôi không thể chịu nổi, nên tôi không tiếp tục xem nữa. Một đoạn đó cũng đủ để thấy báo chí và dư luận nói hoàn toàn đúng, tôi không nghĩ rằng những người trong nghề mà có thể làm được những chuyện đó.
“Trấn Thành đã nói xin lỗi nhưng lời xin lỗi ấy nói tôi không sai, tôi không biết là lỗi gì. Đây là lời xin lỗi như kiểu bắt buộc, như một người trịnh thượng, ngôi sao. Xin lỗi với tư thế là bậc bề trên", ĐD Hồng Dung cho biết.
- Trấn Thành có lời xin lỗi. Bà nghĩ sao về lời xin lỗi “nhạt như nước ốc” của Trấn Thành?
Nếu như Sở Văn hóa TP.HCM, Bộ VH-TT&DL để tồn tại hành động của Trấn Thành là phá hủy cả một nền văn hóa cách mạng.
Đó là những câu trả lời rất ngụy biện, cứ như là việc cậu ấy làm là đương nhiên, tại sao những người khác không nói, giống như là mọi người đang ghen ăn tức ở làm điều đó để hạ uy tín cậu ấy. Tôi nghĩ Trấn Thành không biết lỗi của mình, không hiểu lỗi của mình là gì.
Có thể Trấn Thành nghĩ rằng mình có quyền làm việc đó. Việc làm này chỉ là để muốn có những tràng pháo tay của khán giả, thì đó là một sai lầm quá lớn. Như vậy, có thể nói Trấn Thành rất hạn chế về mặt hiểu biết, về mặt nghệ thuật.
Từ đó văn hóa của Trấn Thành thấp quá. Làm cái gì cũng chạy theo thị hiếu tầm thường của một số khán giả, theo gameshow để tăng raiting có nhiều người xem dễ dãi. Trấn Thành được các chương trình săn đón, đã quá hoang tưởng coi mình là cái rốn của vũ trụ.
NSƯT Hoa Hạ, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM
- Bên Hội sân khấu đã có những động thái gì?
Phản ứng của cơ quan chức năng rất là chậm. Hiện nay chỉ có những phát biểu cá nhân của anh Trần Ngọc Giàu, và một số nghệ sĩ bên Hội sân khấu. Thật sự chưa có cuộc họp nào cụ thể bàn về chuyện này, đó là một điều đáng tiếc. Tôi nghĩ, Hội và Sở cần ngồi lại nhận định cái lỗi như thế nào, cái lỗi của tiểu phẩm hài nhảm này như thế nào?
- Quan điểm cá nhân của bà về việc xử lý chuyện bôi bẩn cải lương của Trấn Thành?
Theo tôi trường hợp của Trấn Thành cần phạt. Nếu không làm rõ chuyện Trấn Thành bôi bẩn trích đoạn cải lương Tô Ánh Nguyệt , thì sẽ còn có những nhân vật nổi tiếng như cô Lựu, Lan và Điệp… của các tác giả khác bị lôi ra hết. Sau đó sẽ còn nguy hiểm tới những nhân vật lịch sử như Thái hậu Dương Văn Nga, Quang Trung, Ngọc Hân….
Tôi đề nghị Sở xem lại giấy phép xuất ngoại biểu diễn của các nghệ sĩ trong tiết mục này. Giấy phép phát hành băng đĩa có sự đồng ý của tác giả không? Nếu không hợp lệ, phải phạt thật nặng và không thể để tồn tại một sản phẩm như thế trong đời sống văn hóa của TP.HCM hiện nay.
Sản phẩm đó đang đầu độc một số thanh thiếu niên. Giới trẻ không hiểu biết về cải lương, người ta chỉ biết thần tượng của họ là Trấn Thành họ chỉ cười. Mua ào ào xem, và theo chiều hướng đó sẽ tiếp tục bôi nhọ một số tác phẩm khác thì quá nguy hiểm.
- Vụ việc của Trấn Thành, dường như không có kiểm soát chặt chẽ, diễn viên muốn làm gì thì làm?
Đúng vậy! Tôi nằm trong hội đồng nghệ thuật phúc khảo của Sở VH cũng rất nhiều lần có ý kiến, họp có những ý kiến đề nghị có những mức độ chấn chỉnh, thường xuyên nhắc nhở anh em nghệ sĩ nhưng vẫn chưa được.
- Xin cảm ơn bà!
Ông Võ Trọng Nam, PGĐ Sở VH-TT&DL TP.HCM cho biết trong tuần Thanh tra Sở sẽ mời các nghệ sĩ liên quan trong clip hài Remix Tô Ánh Nguyệt gồm NSND Ngọc Giàu, Trấn Thành, Anh Đức lên làm việc, tùy vào mức độ sai phạm sẽ có quyết định xử lý.
Phong_Vũ - Xung quanh Clip hài “ Tô Ánh Nguyệt” đang lan truyền trên Yotube! Đem một tác phẩm được Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh như Tô Ánh Nguyệt ra làm trò cười đùa, tục tĩu như vậy thì bản thân những người nghệ sĩ đó nghĩ gì về giải thưởng, về một con người?
Báo Văn Hóa tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản đối về clip remix Tô Ánh Nguyệt, trong đó không chỉ có những ý kiến của các nghệ sĩ, các nhà quản lý chuyên môn mà có cả ý kiến từ gia đình của cố tác giả Trần Hữu Trang, tác giả của vở cải lương Tô Ánh Nguyệt.
Không thể chấp nhận khi nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND lại có thể tham gia clip này
Được liệt vào hàng kinh điển của sân khấu cải lương, vở Tô Ánh Nguyệt có 5 cảnh, mỗi cảnh đều có thể diễn trích đoạn riêng. Cảnh diễn mà nhóm nghệ sĩ này lựa chọn để xuyên tạc lại là cảnh diễn hay nhất, đậm tính nhân bản nhất về tình con người. Với những người nghệ sĩ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu như NSND Ngọc Giàu thì càng phải cẩn trọng trong những sáng tạo nghệ thuật.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu trích đoạn hài rẻ tiền, vô bổ này không lấy cái tên từ tác phẩm cũng như các nhân vật trong Tô Ánh Nguyệt để mang ra cười cợt, làm biến dạng méo mó nguyên bản của tác phẩm. Điều này thể hiện sự thiếu trân trọng nghề nghiệp cũng như sự thiếu tâm huyết với quá khứ. Không thể nói như NSND Ngọc Giàu là cô Nguyệt trong clip là "Nguyệt tân thời", đây là sự vi phạm bản quyền, không được phép lấy tên tác phẩm cũng như nhân vật của một tác phẩm nghệ thuật để chế diễu, bôi nhọ như vậy.
Thật không thể tin được họ lại dám bôi bẩn một tác phẩm đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cao nhất mà Nhà nước dành cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Đề nghị xem xét lại sự xuất hiện của Trấn Thành trong các chương trình mang tính định hướng nghệ thuật cho giới trẻ
Tôi đề nghị các cơ quan truyền hình, truyền thông cần cân nhắc không nên để MC Trấn Thành tiếp tục tham gia làm giám khảo trong các chương trình truyền hình hiện nay vì đó là những chương trình có tính định hướng nghệ thuật cho giới trẻ vậy mà người ở vai trò giám khảo lại có thể tham gia xây dựng những trích đoạn hài rẻ tiền, phản thẩm mỹ và vi phạm bản quyền đối với vở cải lương Tô Ánh Nguyệt.
Các nghệ sĩ cũng như khán giả đang dấy lên những làn sóng phản ứng gay gắt về hành động này của Trấn Thành và nhóm nghệ sĩ với clip này. Theo tôi các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có hình thức kỷ luật với những nghệ sĩ tham gia clip này chứ không chỉ là nhắc nhở. (Trần Quang Khải, Chủ tịch CLB Nghệ thuật thuộc Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội)
Ngọc Giàu sẽ trả lời ra sao với đồng nghiệp và những khán giả đã từng yêu quý chị?
Tôi là một thành viên trong Hội đồng cấp nhà nước để xét tặng danh hiệu NSND cho các đối tượng sân khấu đợt 7. Khi đó TP.HCM đã đưa ra một danh sách đề nghị xét đặc cách cho các nghệ sĩ cải lương trong đó có chị Ngọc Giàu. Chúng ta đều hiểu rằng đây là sự đánh giá thừa nhận về tài năng, năng lực cống hiến và mức độ ảnh hưởng của các nghệ sĩ đối với lĩnh vực nghệ thuật cải lương mặc dù họ không đủ số huy chương hay điều kiện nào đó.
Tôi không biết những người tham gia cùng chị Ngọc Giàu như Anh Đức, Trấn Thành mà tôi thất vọng nhất khi thấy cái tên NSND Ngọc Giàu xuất hiện trong clip. Tôi không liệt Trấn Thành vào khung "nghệ sĩ" bởi có xem anh xuất hiện trên một số chương trình với vai trò một MC mà thôi.
Tôi cũng có vai trò của MC và thậm chí làm thầy để dậy cho rất nhiều lứa MC trên tiêu chuẩn của người hướng dẫn thẩm mỹ quần chúng và tôi không thừa nhận Trấn Thành ở vai trò là người hướng dẫn hay định hướng nghệ thuật với những thể hiện của anh, đặc biệt trong clip này. Chỉ buồn trước trường hợp của Ngọc Giàu, chị là một nghệ sĩ có nhiều ảnh hưởng và uy tín đối với công chúng yêu nghệ thuật.
Cái mất ở đây chính là clip đã làm mất đi giá trị của tác phẩm kinh điển Tô Ánh Nguyệt của soạn giả Trần Hữu Trang với cách xây dựng lệch lạc, làm biến dạng tác phẩm dẫu nếu nói tác phẩm chỉ là cái cớ để làm tiểu phẩm hài mới.
Trong khi chúng ta đang có hàng loạt những tác phẩm cải lương mới được dàn dựng mang tính học thuật cao được công chúng thừa nhận nhất là qua Cuộc thi sân khấu Cải lương CNTQ 2015 vừa qua thì clip Tô Ánh Nguyệt ở một trạng thái "lạc" trong xu hướng dàn dựng nghiêm túc, sang trọng của sân khấu cải lương hiện nay.
Người nghệ sĩ hôm nay cần biết nghĩ, biết cảm và cần có trách nhiệm về sáng tạo của mình, tôi không biết chị Giầu khi trở về nước sẽ trả lời ra sao đối với đồng nghiệp và những khán giả đã từng yêu quý chị? (Đạo diễn NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu VN)
Đối với gia tộc, đây là một sự xúc phạm lớn lắm!
Với tư cách cá nhân với tác phẩm Tô Ánh Nguyệt và với nhân thân của bác Tư Trần Hữu Trang, bởi cha tôi (NSND Nguyễn Thành Châu) và bác Trang là anh em họ, tôi xem bác như cha mình. Khi tác phẩm bị đem ra bôi bẩn, tôi thấy một sự xúc phạm lớn lắm. Đứng về phía gia tộc, tôi cảm thấy rất bức xúc, gia đình mình đã bị xúc phạm nhiều.
|
|
Đối với một tác giả có tác phẩm đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh, được Nhà nước tôn trọng, vinh danh, thì đây không chỉ là nỗi bức xúc mà còn mang thêm sự tự ái. Tôi không vơ đũa cả nắm, nhưng với một tác phẩm có giải thưởng tầm cỡ những người đem tác phẩm ra cười cợt, tục tĩu như vậy họ nghĩ gì về giải thưởng, về một con người?
Đứng về phía nghề nghiệp thì tôi phải nói thẳng là tôi đầu hàng với cách làm của các nghệ sĩ trong clip này. Đối với người làm công tác quản lý nghệ thuật, tôi thấy chúng ta đang thiếu biện pháp cứng rắn với những trò đùa phi nghệ thuật.
Sau này, nếu có điều kiện, tôi sẽ đề cập với chính quyền cần có biện pháp phù hợp khi có những sự xúc phạm như vậy. Tôi cho rằng, đây không còn là sự vô tình mà là sự cố ý. Hài hết cái để chơi hay sao mà lôi những tác phẩm kinh điển của sân khấu ra để bôi bác. Lấy những tác phẩm được coi trọng, giải thưởng ra thành trò hài hước, rẻ rúng… như thế. Một người nghệ sĩ, cái quan trọng nhất là lòng tự trọng.
Nếu lòng tự trọng không còn thì anh không thể xưng danh mình là nghệ sĩ nữa. Tôi đã đặt vấn đề nhiều với các cấp, tôi đang chờ phản ứng và biện pháp từ các cấp quản lý. Tôi quá bức xúc và đang tìm những biện pháp để tham mưu với cấp Hội Sân khấu, Sở VH… để đặt vấn đề pháp lý. (Đạo diễn Nguyễn Hồng Dung) |
Những người có trình độ, có hiểu biết không ai làm như vậy
Tô Ánh Nguyệt và Đời cô Lựu là những tác phẩm kinh điển của sân khấu cải lương. Nó đã đi sâu vào lòng người xem, khán giả bởi hình ảnh, hình tượng, vẻ đẹp của sân khấu. Tôi cho rằng những người biến tác phẩm này thành trò hài hước, dung tục là một sự xúc phạm rất lớn.
Đối với những người làm nghệ thuật càng không hay. Tôi đồng tình với những bức xúc của dư luận. Một người làm nghệ thuật khi biểu diễn ở nước ngoài phải có sự tỉnh táo, sáng suốt.
Không phải vì tiền, hay danh giá mà tham gia một cách vô ý thức. Nghệ sĩ có thể làm thay đổi cho mới, cho phù hợp với thời cuộc nhưng phải có giá trị nghệ thuật chứ không phải trò giải trí bôi bác, làm hoen ố nghệ thuật. Những người có trình độ văn hóa, có sự hiểu biết không ai làm như vậy.
Với người làm sân khấu hài, làm vấn đề thêm hài hước, thêm thắt vô là điều bình thường nhưng nó phải có ý nghĩa chứ không phải là bôi xấu. Có lẽ Trấn Thành đủ sự hiểu biết để không làm bôi xấu nhưng anh ta cường điệu quá mức làm cho nó hài…
Đây là tật của một số nghệ sĩ làm hài hiện nay. Tất nhiên trong hài hước có yếu tố châm biếm, cường điệu, nói quá… tạo nên dấu ấn cho ý tưởng nào đó. Nhưng cái hiệu quả của những người làm hài đưa những cái dung tục vào đó là biện pháp không phù hợp.
Đó là trách nhiệm của chính người nghệ sĩ. Chúng ta không áp đặt mà họ tự hiểu mình dừng ở giới hạn nào. Nghệ sĩ không được làm nghệ thuật một cách quá chớn. Phải biết đâu là giới hạn vừa, không phải muốn làm gì thì làm.(Đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc)
**Trao đổi với PV Báo Văn Hóa trước phản ứng của dư luận, NSND Ngọc Giàu cho rằng “Có gì đâu mà tới mức bức xúc dữ vậy trời. Thiếu gì người làm tuồng này, tuồng kia, đem đi thi nói tầm bậy tầm bạ đó. Người ta không coi từ đầu. Đã nói từ đầu tiên, đây là cô Nguyệt mới, cô Nguyệt tân thời, không phải Tô Ánh Nguyệt”.
Trong một diễn biến khác, trả lời một số báo trước đó, NSND Ngọc Giàu lại cho rằng “Trong Tô Ánh Nguyệt tôi không giễu nhiều, chỉ nói theo Trấn Thành vài câu thôi. Lúc tập tuồng tôi cũng có cản khi thấy TT hài nhiều quá, sợ khán giả không chịu, thì TT nói “Con sẽ nói ở phần kết thúc, rằng cô Nguyệt này không phải cô Nguyệt ngày xưa, cô này bán coctail tô…” (!?) **Hiền Lương- Mai Linh (thực hiện) / baovanhoa.vn Phong_Vũ - Chúc mừng sinh nhật thành viên ĐOAN TRANG (18/04) Chúc em sinh nhật vui vẻ^^ Phong_Vũ - Tô Ánh Nguyệt bị bôi bẩn: Không chịu nổi! “Kinh tởm”, “hãi hùng”, “quá dơ bẩn”, “quá ngưỡng chịu đựng”… là những tiếng kêu thảng thốt của nghệ sĩ lẫn khán giả khi chứng kiến sự bôi bẩn vở cải lương Tô Ánh Nguyệt của Trấn Thành.
Trong mấy ngày vừa qua, dư luận xôn xao, phẫn nộ với một clip trích đoạn cải lương Tô Ánh Nguyệt do diễn viên hài Trấn Thành, Anh Đức và nghệ sĩ Ngọc Giàu thủ diễn. Điều khiến dư luận phẫn nộ là vở cải lương kinh điển của soạn giả Trần Hữu Trang này đã bị Trấn Thành biến dạng tan nát bằng những lời thoại và hành động thô tục…
Nghệ sĩ, khán giả phẫn nộ
Cuối trích đoạn Tô Ánh Nguyệt, Trấn Thành đã thòng một câu: “Tui không phải là bà Tô Ánh Nguyệt, mà là con Nguyệt bán cocktail tô” để biện minh cho sự bôi bẩn vở diễn, bôi bẩn nhân vật Tô Ánh Nguyệt. Tuy nhiên, tất cả những ai xem clip trích đoạn này đều không chấp nhận được lý do đó.
Khi dư luận phản ứng, gọi điện thoại cho Trấn Thành thì quản lý của anh bảo rằng, Trấn Thành sẽ không trả lời vấn đề này. Còn nghệ sĩ Ngọc Giàu giãi bày rằng, lâu nay bà thấy pha hài vào cải lương cũng không có ai nói gì. Trong trích đoạn này, bà không cải biên nhiều mà chỉ nói mấy câu theo Trấn Thành. Bà sẽ rút kinh nghiệm ở những lần sau.
Đạo diễn Trần Ngọc Giàu nói: “Với tư cách giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, tôi cực sốc khi xem trích đoạn này. Không chỉ tôi mà các nghệ sĩ nhà hát, các anh chị em nghệ sĩ bên ngoài cũng đều sốc và không thể chấp nhận được. Rõ ràng những lý do đưa ra chỉ là ngụy biện.
Họ đã sử dụng nguyên trích đoạn của soạn giả Trần Hữu Trang với tên các nhân vật, những lời hát nguyên bản và sửa đổi trên nguyên bản, những tình huống gốc của kịch bản thì không thể nói là không phải Tô Ánh Nguyệt”.
Nghệ sĩ Kim Tử Long chia sẻ: “Tôi thấy phản cảm với trích đoạn vì phá vỡ một kịch bản cải lương kinh điển. Tôi lo là các khán giả Việt trẻ tuổi ở nước ngoài sẽ không hiểu đúng về cải lương khi xem Tô Ánh Nguyệt như thế này. Bởi họ có biết nhiều về cải lương đâu, có thể họ chỉ thấy gây cười là đủ”.
Là một người rất yêu cải lương, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của Kịch IDECAF cũng bức xúc về vụ việc:“Đây là một việc làm vô cùng phản giáo dục. Một tác phẩm nghệ thuật trước hết là phải đẹp, đẹp từ ngôn từ đến sân khấu, phục trang, diễn xuất. Từ đó mang lại giá trị giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ.
Trích đoạn Tô Ánh Nguyệt này quá dung tục, bậy bạ về mặt thẩm mỹ và ngôn từ. Nó cũng làm sai lệch bản sắc dân tộc có ở loại hình nghệ thuật cải lương, làm khán giả trẻ hiểu sai nghệ thuật cải lương, tiếp nhận sai các giá trị ở cải lương kinh điển”.
Nhân vật Tô Ánh Nguyệt là một phụ nữ hiền dịu, bao dung, gia giáo, cả đời hy sinh cho tình yêu, cho con đã bị Trấn Thành biến thành một phụ nữ chua ngoa, vô học, ích kỷ và hung tợn.
Nhét cải lương vô hài - biết rồi, khổ lắm nói mãi
Khi giãi bày cùng báo chí, nghệ sĩ Ngọc Giàu đã nói: “Trong các chương trình hài ngay tại Việt Nam, nhiều em trẻ lấy cải lương ra diễn lại, pha hài vô tùm lum, có ai nói gì đâu”. Câu nói này chỉ đúng một nửa ở chuyện cải lương bị các nghệ sĩ nhét hài vào hay hài đem cải lương nhét vào là chuyện xảy ra từ rất lâu ở các sàn diễn trong và ngoài nước.
Chỉ một trích đoạn Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài thôi mà có đến cả chục kiểu biến tấu hài từ cặp đôi Tấn Beo - Tấn Bo, Vân Sơn - Kiều Oanh - Bảo Chung - Lê Huỳnh, đến Hoài Linh - Chí Tài, Cẩm Ly - Đan Trường. Trích đoạn Phụng Nghi Đình kinh điển cũng được nhiều nghệ sĩ hài, ca sĩ đem ra thêm mắm dặm muối, cải biên tùm lum như trong liveshow Duyên lắm người ơi của nghệ sĩ Ngọc giàu hay trong liveshow ca nhạc của Cẩm Ly.
Không chỉ Trấn Thành cải biên Tô Ánh Nguyệt mà các nghệ sĩ Vân Sơn, Hoài Linh, Duy Phương, Mai Sơn… cũng xuất hiện trong những tiểu phẩm cải biênTô Ánh Nguyệt khác. Hoặc khán giả có thể thấy các nghệ sĩ Bảo Quốc, Lệ Thủy, Thành Lộc, Ngọc Giàu, Bạch Long… trong các trích đoạn cải lương cải biên Bảy con yêu nhền nhện, Đát Kỷ - Trụ Vương.
Ngay cả vở cải lương sướt mướt như Người đẹp trong tranh cũng được nghệ sĩ Kiều Oanh hài hóa ở hải ngoại… Gần như tất cả chương trình hài trên tivi và các chương trình truyền hình thực tế gần đây đều vay mượn cải lương để làm hài như Danh hài đất Việt, Hội quán tiếu lâm, Cười xuyên Việt…
Không chỉ lấy nguyên một trích đoạn, sửa đổi lời thoại nhân vật ít hay nhiều, nhiều vai diễn, hình mẫu nhân vật của các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng cũng được các diễn viên hài vay mượn hài hóa như cảnh ngồi quay tơ của tiểu thư Quỳnh Nga, cảnh công chúa Bích Vân đối đáp với Quỳnh Nga về việc mua bán chồng trong Bên cầu dệt lụa.
Cảnh nàng Kiều Nguyệt Nga oằn mình chống chọi với bão táp trên chiếc thuyền chòng chành trên đường đi cống sứ của vở Kiều Nguyệt Nga. Cảnh hỏi giáo gươm hay cảnh dâng long bào trong Thái hậu Dương Vân Nga. Cảnh bị xử thắt lụa chết trongXử án Phi Giao…
Việc cải biên, biến tấu, nhét thêm hay sửa đổi lời thoại, tính cách nhân vật hài hóa cải lương hay cải lương hóa hài… trước nay đều có những lời khen chê ồn ào trong dư luận. Nhưng đến Tô Ánh Nguyệt - Trấn Thành thì đúng là… không chịu nổi! Khen hay chê, chấp nhận hay không là tùy vào sự duyên dáng hay thô tục của lời thoại bị sửa và sự diễn xuất của nghệ sĩ.
Nếu không biết tự tiết chế mình, nghệ sĩ sẽ rất dễ gặp phải sự phản ứng của khán giả và dư luận. Như ở trường hợp Tô Ánh Nguyệt của Trấn Thành, đó là sự buông thả bản thân, sự thô tục quá sức chịu đựng của bất kỳ ai.
Tô Ánh Nguyệt mang… mặt chó
Mở đầu trích đoạn, khán giả muốn té xỉu khi nghe Tô Ánh Nguyệt - Trấn Thành nói: “Ai kêu tui đó. Mặt chó tôi đây”. Rồi Nguyệt - Trấn Thành nói với cha của con mình: “Minh lùn, Nguyệt cao ăn ở tào lao mới đẻ ra nó bị khùng”. Hình ảnh đôi uyên ương thêu trên chiếc khăn kỷ niệm của Nguyệt và Minh bị biến tướng thành chuyện nói tục.
Đứa con khi gặp lại xin Nguyệt cho bú, Nguyệt nói:“Chắc hư bình sữa”. Minh nói: “Cái thằng này, cái đó để cho ba bú”. Rồi hai cha con giành qua giành lại chuyện bú. Nói chuyện như hàng tôm hàng cá, du thủ du thực một hồi, Nguyệt vén quần đến bẹn sấn sổ đòi đánh nhau. Rồi Nguyệt hai tay bợ bầu ngực sàng tới sàng lui…
Trấn Thành sẽ bị Sở Văn hóa - Thể thao nhắc nhở
Đạo diễn Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM cho biết: “Vì clip Tô Ánh Nguyệt của Trấn Thành được diễn và quay ở hải ngoại nên trước mắt, về phía Hội Sân khấu TP HCM, đơn vị có chức năng tham mưu các hoạt động chuyên môn cho cơ quan quản lý nhà nước là Sở Văn hóa - Thể thao, chúng tôi đã tham mưu với Sở để có biện pháp nhắc nhở Trấn Thành và những nghệ sĩ tham gia trích đoạn này để chấn chỉnh lại hoạt động biểu diễn của họ”. |
Theo Pháp Luật TP HCM
Phong_Vũ - Kim Tử Long: 'Băng đĩa của tôi và Ngọc Huyền bị tịch thu' Scandal của Ngọc Huyền khiến nam nghệ sĩ cải lương nổi tiếng mất đi bạn diễn ăn ý nhất và hàng trăm băng đĩa bị cấm phát hành làm thiệt hại về kinh tế.
NSƯT Kim Tử Long hẹn phóng viên Zing.vn đến rạp Công Nhân, nơi anh đang tổng duyệt cho các nghệ sĩ tham gia vở Về lại cội nguồn, để trò chuyện. Buổi tập kéo dài hơn 3 tiếng khi các nghệ sĩ đến rải rác mà Kim Tử Long trong vai trò đạo diễn phải ở lại tận giây cuối cùng để hướng dẫn.
Kim Tử Long hướng dẫn các bé tập tuồng. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
Chưa có ai thay thế vị trí của Ngọc Huyền
- Xuất hiện lúc Vũ Linh đang là ngôi sao sáng chói, có tin đồn cho rằng vì anh ấy quá chảnh nên ông chủ hãng băng Kim Lợi mới quyết định lăng xê Kim Tử Long để thay thế. Thực hư chuyện này thế nào?
- Vũ Linh là bậc đàn anh của tôi. Anh ấy có sức hút mãnh liệt vào thập niên 1990. Thời đó băng video phát triển rầm rộ nhưng chỉ có các ngôi sao Minh Vương, Lệ Thủy và Vũ Linh chiếm lĩnh thị trường.
Sau đó tôi may mắn trở thành người thay thế anh Vũ Linh. Tất cả đều nhờ vào trung tâm băng nhạc Kim Lợi. Lúc đó Minh Vy mạnh dạn đẩy tôi lên một bước và cuộc đời tôi thay đổi từ kép nhì trở thành kép chính. Nếu không có bước đột phá và Minh Vy không mạo hiểm thì chưa chắc tôi trở thành ngôi sao cải lương.
Trong thâm tâm của tôi, Vũ Linh lúc nào cũng là người anh, là “đại ca” tôi kính nể. Tôi thường học bộ tịch của anh ấy để biến thành cái của mình. Những gì tinh túy của anh ấy, tôi thường học theo để tạo dựng nét riêng cho mình.
Nếu nói mình đã trở thành ngôi sao và đạt đến thượng đỉnh, không cần phải noi gương ai, thì chắc chắn sẽ có ngày mình thụt lùi. Mỗi lần nghe mọi người truyền tai nhau vở tuồng nào hay, chắc chắn tôi sẽ đi xem để học hỏi người ta.
- Nhiều ý kiến cho rằng Kim Tử Long vốn không phải con nhà nòi, lại vào nghề muộn hơn đồng nghiệp nên anh phải nỗ lực gấp bội để bù lại xuất phát điểm?
- Lúc nào tôi cũng tâm niệm, nghệ thuật không có đỉnh cao nhưng luật đào thải rất khắc nghiệt. Tôi luôn học hỏi không ngừng, kể cả bây giờ. Tôi tìm cái hay, cái mới từ đàn em hoặc xem ở nước ngoài họ làm thế nào để bổ sung vào sân khấu. Người ta nói học phải đi đôi với hành, tôi may mắn nắm được lý thuyết nhờ sự chỉ bảo của các thầy cô và hơn 30 năm lăn lộn trong nghề, tôi tích lũy cho mình được nhiều thứ.
Quan trọng hơn nữa, tôi được khán giả yêu thương và đồng hành đến tận bây giờ. Đó là hành trang quý giá của nghề và là gia tài vô giá tôi góp nhặt được. Dù có diễn hay thế nào mà nhân vật trên sân khấu không được người xem đón nhận thì đó là thất bại lớn nhất.
- Anh là một trong số ít thực hiện được các live show hoành tráng trong sự nghiệp cải lương, điều mà không phải nghệ sĩ thành danh nào cũng làm được. Cảm giác của anh?
- Nghệ sĩ ai cũng mơ ước có live show để đời. Nhưng làm live show phải đúng nghĩa, đầu tư kỹ lưỡng từ chi phí dàn dựng đến chất lượng kịch bản. Tôi đã làm được 3 live show lớn: Hoài niệm trong tôi, Thiên đường tôi yêu 1 và 2. Tôi mừng khi khán giả đến xem đều dành lời khen thật lòng. Sự đầu tư công phu đã mang về cho tôi kết quả tương xứng.
Nếu các nghệ sĩ trẻ sau này có làm live show, cũng hãy cố gắng đầu tư không chỉ ở tiền bạc mà còn trí tuệ. Để khi kéo màn lên, người ta sẽ thấy cải lương sang trọng và cái hồn ấy chỉ có thể đến sân khấu để thưởng thức chứ không phải nằm nhà xem tivi.Kim Tử Long bị tổn thất về kinh tế và mất đi bạn diễn ăn ý khi Ngọc Huyền sang Mỹ định cư. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
- Thời đỉnh cao của Kim Tử Long gắn liền với tên tuổi của Ngọc Huyền. Scandal của chị ấy trong năm 2005 đã làm ảnh hưởng đến anh thế nào?
- Thiệt hại lớn nhất của tôi khi Ngọc Huyền sang Mỹ là hơn 200 bộ video bị thu hồi và cấm phát hành. Đó là kho tàng quý giá của 2 đứa mà thời đó băng video rất thịnh hành, không chỉ ở Việt Nam mà còn được yêu thích ở hải ngoại. Và tôi mất đi bạn diễn ăn ý nhất trên sân khấu.
Nhưng sau này tôi cũng kết hợp được các bạn diễn trẻ.
Sau Ngọc Huyền, tôi hợp tác cùng Thoại Mỹ, Thanh Ngân, Trinh Trinh, Tú Sương, Quế Trân… Họ tiếp nối con đường mà cô ấy bở dở dang và ít nhiều đều tạo cho mình chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả và với tôi. Nhưng thú thật đến nay vẫn chưa ai có thể thay thế vị trí của Ngọc Huyền.
Khán giả quay lưng vì cải lương sau này thiếu sự chỉn chu
- Sự nở rộ của hài kịch đã khiến cải lương đi xuống. Ngày nay người ta không còn quan tâm nhiều đến bộ môn nghệ thuật này, cảm giác của anh ra sao?
- Nếu nói khán giả quay lưng với cải lương thì không đúng. Người xem không còn đến sân khấu chỉ khi nào mình làm chưa hay. Mới đây, tôi làm đạo diễn cho đêm Về lại cội nguồn, mặc dù không được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng vẫn thu hút khán giả.
Hai suất hát vừa qua đều cháy vé, đến đêm thứ 3 cũng bán gần hết. Như vậy đâu thể nói người ta đã quay lưng? Quan trọng là họ đến xem cái gì và thái độ của nghệ sĩ với nghề ra sao. Đó là điều khán giả cần và nếu mình làm chưa tới thì làm sao trách người ta được?
- Nhưng rõ ràng sau thời của anh, cũng có vài nghệ sĩ nổi trội nhưng họ vẫn chưa bật sáng như một ngôi sao thật sự. Anh nghĩ vì sao cải lương không được yêu mến như ngày trước?
- Cải lương sau này không được đầu tư chỉn chu đúng mức cho từng diễn viên nên khán giả không còn yêu chuộng như trước. Nghệ sĩ ngôi sao chưa tỏa sáng đúng nghĩa khiến người xem không theo đuổi. Nếu cơ quan nhà nước đầu tư vào một sân khấu và quy tụ các nghệ sĩ nhiều thế hệ để làm ra những vở diễn hay, tôi tin chắc chắn khán giả sẽ ủng hộ.
Nghệ sĩ cải lương khó sống với nghề hơn các bộ môn nghệ thuật khác. Vì đầu tư vào diễn viên cải lương tốn kém gấp bội lần so với ca sĩ, điều tôi nói ở đây không chỉ về kinh tế. Để đào tạo một nghệ sĩ cải lương thành ngôi sao càng khó khăn gấp bội.
- Thế nên giờ đây cải lương được duy trì theo kiểu “cha truyền con nối” bởi giới trẻ giờ chỉ theo đuổi những bộ môn nghệ thuật tân thời?
- Do chúng ta chưa phát hiện các tài năng nhí. Tôi vừa tìm ra được bé Khánh Tâm ở Chợ Lớn và đưa vào chương trình Về lại cội nguồn 3 để giới thiệu cho khán giả.
Em ấy không phải con nhà nòi nhưng đam mê cải lương từ nhỏ và có tố chất để trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ, nếu có đam mê hãy cứ mạnh dạn đến với cải lương. Bộ môn cải lương rất có hồn và nếu nắm bắt được nó, người ta sẽ có cảm giác thiêng liêng.
- Thời kỳ cải lương đi xuống, thu nhập không còn như trước khiến cuộc sống của anh gặp khó khăn ra sao?
- Ai cũng tất bật với cuộc sống riêng vì mưu sinh nhưng mỗi người đều có cách ứng phó khác nhau. Tôi vừa theo đuổi nghệ thuật vừa tìm cách lo cho cuộc sống gia đình. Tôi chia quỹ thời gian ra đều để công việc và gia đình không bị chồng chéo lên nhau.
- Vậy nên anh tranh thủ chuyển sang làm đạo diễn để kiếm thêm thu nhập?
-Tôi không muốn nhưng vì công việc đưa đẩy nên mình làm thôi. Hơn nữa có thể đúc kết kinh nghiệm cho đàn em cũng tốt. Chương trình Về lại cội nguồn là tấm lòng của anh em nghệ sĩ dành cho đồng nghiệp gặp khó khăn trong cuộc sống. Họ là những diễn viên kỳ cựu nhưng bị bệnh, hoàn cảnh gia đình không mấy khá khẩm nên chúng tôi hỗ trợ cho nhau.
Tôi tâm niệm, làm gì được cho sân khấu cứ làm, cố gắng đến đâu hay đến đó. Chúng tôi đã có tâm và lực nhưng quan trọng phải có kinh phí. Nếu khán giả lúc nào cũng đến đông đủ, tôi có động lực để mỗi tháng giúp thêm một mảnh đời nghệ sĩ. Nếu có sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà nước, chúng tôi sẽ mở rộng thành định kỳ.
Trinh Trinh chỉ thích đứng sau lưng tôi
- Đời sống riêng của nghệ sĩ cải lương khá kín đáo nhưng thời gian qua anh và vợ thường xuyên xuất hiện trên truyền hình khiến nhiều người vui mừng được gặp lại anh. Họ càng bất ngờ hơn khi đây là cuộc hôn nhân thứ 3 của Kim Tử Long, anh nói thế nào về điều này?
- Giày dép có số thì tình duyên cũng vậy. Số đã có thì cơ duyên đưa đẩy chúng tôi gặp nhau. Duyên của tôi và 2 người vợ trước đã hết nhưng tình nghĩa vẫn còn đó. Tôi bây giờ ngoài những lúc đi diễn, chỉ thích trở về căn nhà nhỏ để lo cho gia đình.
Đã là đàn ông phải có trách nhiệm, cái này không cần phải đợi ai nhắc nhở, mình phải lo vuông tròn các bên. Con gái lớn với người vợ đầu vẫn ở chung nhà với tôi. Hai cô con gái sau nay đã 16 và14 tuổi thì ở với mẹ nhưng cuối tuần vẫn về chơi với ba. Cuối tuần tôi đi diễn, các con đều đến xem và phụ giúp ba mỗi khi cần.
Kim Tử Long hết mực khen ngợi Trinh Trinh. Ảnh: Lê Nhân
- Con gái lớn đã trở thành diễn viên dù đây không phải mong ước của anh. Sao anh không giúp đỡ để con gái đỡ phải lăn lộn với nghề?
- Con bé giờ hoạt động ở sân khấu kịch Hồng Vân. Lúc học phổ thông, con gái xin tôi thi vào trường Nghệ thuật Sân khấu 2, tôi hỏi kỹ bé mới đồng ý hỗ trợ. Học 4 năm, con bé ra trường và giờ đã tự lập được rồi.
Tôi không muốn mình trở thành bệ phóng cho con, cũng không dùng tên tuổi để xin vai. Tôi muốn các con dựa vào thực lực bản thân. Tôi chỉ góp ý khi xem các vở kịch con đóng. Con tôi có bản năng và kỹ năng diễn xuất nhờ có gen của cha nên tôi tin tự con có thể sống được với nghề.
- Còn bé Andy Khánh, con trai của anh và nghệ sĩ Trinh Trinh, thì sao?
- Bé bộc lộ năng khiếu từ nhỏ, khá dạn dĩ trên sân khấu nhưng tôi muốn để bé phát triển tự nhiên. Mình muốn con nối nghiệp mà nó không có tài hoặc không muốn cũng không thể miễn cưỡng.
- Sau khi bé Andy Khánh cứng cáp, vợ anh đã quay lại sân khấu nhưng dường như tên tuổi của chị ấy không được biết đến nhiều. Giờ thành vợ Kim Tử Long, Trinh Trinh có thiệt thòi lắm không khi cái bóng của chồng quá lớn?
- Trinh Trinh tham gia nghệ thuật từ năm 5 tuổi theo kiểu cha truyền con nối còn tôi năm 14 tuổi mới chập chững vào nghề. Ai theo dõi sẽ biết Trinh Trinh từng nổi tiếng qua các vở: Thánh Gióng, Nghi Xuân Tuấn Lực…
Trinh Trinh đã có chỗ đứng riêng trước khi 2 chúng tôi gặp nhau. Nhưng cô ấy sống khép kín, chỉ thích đứng sau lưng hỗ trợ cho chồng. Tính vợ tôi kỳ lắm, thích nhìn chồng hát với bạn diễn hơn. Mỗi khi đối tác yêu cầu phải có 2 vợ chồng, cô ấy cũng không chịu. Trinh Trinh bảo tôi diễn với Tú Sương, Quế Trân hay Thanh Ngân đi, khi nào các cô ấy bận mới chịu hát chung với chồng.
Tôi với Trinh làm cùng nghề nên có sự cảm thông sâu sắc. Những khi tôi gặp rối rắm trong cuộc sống, cô ấy đều giải quyết, tìm hướng đi cho chồng. Đến giờ, tôi yên tâm hoạt động nghệ thuật là nhờ cô ấy làm hậu phương vững chắc.
NSƯT Kim Tử Long sinh trưởng trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật. Nhưng từ nhỏ, gia đình anh sống gần nhà nghệ sĩ cải lương Minh Vương nổi tiếng khi đó nên máu nghệ thuật ngấm vào anh lúc nào không hay. Thành công của nam diễn viên sinh năm 1966 có sự dìu dắt của NSND Phùng Há.
Kế thừa thế hệ Minh Vương – Lệ Thủy, cặp đôi Vũ Linh – Tài Linh trở thành thần tượng của nhiều người, trong đó có Kim Tử Long. Thuở chập chững vào nghề, có nằm mơ anh cũng không nghĩ đến việc tên tuổi được sánh bước bên NSND Vũ Linh.
Nhưng sự mạo hiểm của ông bầu Minh Vy (chồng Cẩm Ly) đã giúp Kim Tử Long trở thành tượng đài mới của giới mộ điệu. Giai đoạn đỉnh cao của nam nghệ sĩ U50 kéo dài từ năm 1990 đến những năm 2000. Trong đó có thể kể đến hàng loạt vở diễn đình đám như Y Ban và nàng tiên, Người đẹp bến Tiền Châu, Gia Đồng Nàng tiên Mẫu Đơn, Phụng Nghi Đình, Sống trong tình thương, Dự Nhượng đả long bào, Mã Siêu báo phụ thù…
Tên tuổi Kim Tử Long và Ngọc Huyền gắn bó với nhau trong các vở tuồng, sự ăn ý đó giúp họ đoạt giải Cặp đôi diễn viên được yêu thích nhất vào năm 1994. Cũng trong khoảng thời gian này, anh đoạt nhiều huy chương và nhận các giải thưởng do báo chí bình chọn. Năm 2012, anh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Kim Chi-Zing.vn Phong_Vũ - Tú Sương tạo thêm “chỗ đứng” trên sân khấu kịch! Cách đây khoảng nửa năm, khi được NSƯT Mỹ Uyên – Phó GĐ Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ mời về tham gia trong vở kịch “Tình lá diêu bông”. Tú Sương vừa vui vừa lo. Vui vì được Nhà hát tin tưởng mời đóng kịch, lo vì xưa nay cô chỉ quen diễn trên sâu khấu tuồng cổ vốn có phương thức diễn xuất, đài từ… rất khác xa kịch nói, huống chi đây lại là sân khấu không sử dụng micro.
Được sự động viên chỉ dẫn tận tình của anh em diễn viên trong “Tình lá diêu bông”, nỗi ngại ngần của Tú Sương cũng qua đi nhưng do sân khấu 5B xây dựng lại nên thời gian “bén” kịch của cô với “Tình lá diêu bông” cũng không kéo dài. Và rồi thêm một cơ may nữa đã đến, khi NSƯT Trịnh Kim Chimời Tú Sương về tham gia diễn kịch thường xuyên tại sân khấu do chị tổ chức trên đường Hậu Giang (Quận 6).
Chưa đầy bốn tháng, Tú Sương đã tham gia ba vở kịch nói: Loạn tình, Tiếng hát réo linh hồn và Một nửa đàn ông) có tính cách dễ thương, hơi hài hước và trần đầy tình cảm, thì bà Tư Hội Đồng (trong Tiếng hát réo linh hồn) lại là một người đàn bà xéo xắt, chua ngoa nhưng cũng đầy bị kịch khi bị chồng thất sủng, đày vô ngục đến độ phải hóa điên.
Song, vai diễn Tú Sương được “ưu ái” nhất, gần như làm chủ sân khấu lại là trong vở Loạn tình, đã phát huy tối đa lối diễn hài của cô qua vai Thơm – một cô gái tưng tửng. Qua loạt vai trên, Tú Sương phần nào đã tạo được “chỗ đứng” trên sân khấu kịch nói. Thế nhưng: “Em vẫn xem như mình vừa học vừa làm. Có được chút thành quả trên, chính là nhờ được NSƯT Trịnh Kim Chi, Hữu Tiến và các bạn diễn viên trẻ trong đoàn chỉ dẫn” - Tú Sương khiêm tốn cho biết thế.
Dù có lịch diễn thường xuyên hàng tuần trên sân khấu kịch, song Tú Sương vẫn không quên nguồn cội là sân khấu cải lương. Ngoài việc tham gia chương trình “Về lại cội nguồn” do NSƯT Kim Tử Long tổ chức hàng tháng tại rạp Công Nhân.
Tú Sương còn diễn trong chương trình “Đêm truyền nghề” của NS Trường Giang và CLB cải lương Tâm Ngọc do Hoàng Đăng Khoa tổ chức định kỳ tại TTVH Quận Bình Thạnh. Bên cạnh đó, cô cùng với ca sĩ Quốc Đại và diễn viên hài Thụy Mười họp thành một nhóm, tham gia và đoạt giải quán quân trong game show “Cùng nhau tỏa sáng” do Đài truyền hình Vĩnh Long thực hiện.
Hiện đã vào “mùa chầu”, lịch biểu diễn của Tú Sương càng thêm đầy kín với hàng chục show hát chầu và hát chùa đã nhận trước tại Bạc Liêu, Long Hải, Bà Rịa, Thủ Đức… Trong tháng 4/2015 Tú Sương sẽ tham gia ba chương trình diễn tại rạp Công Nhân: Ngày 1/4 cô cùng Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ tái diễn “Tình lá diêu bông”.
Ngày 8/4 cô diễn “Tiết Giao đoạt ngọc” chung với NS Trinh Trinh trong “Về lại cội nguồn” và ngày 15/4 diễn trích đoạn cải lương chung với NS Ngân Tuấn trong chương trình do NS Vân Hà tổ chức. HẠ NGUYÊN
Nguồn tin:Báo sân khấu Phong_Vũ - NSƯT Đào Vũ Thanh tham gia Game show” ai rành 6 câu” Có thể nói, năm vừa qua là một năm tràn đầy niềm vui của Đào Vũ Thanh. Không chỉ đoạt Huy chương Vàng lần thứ 3 trong LHSK chuyên nghiệp toàn quốc với vai Nguyễn Huệ trong vở” Huyền Sử Rạch Gầm” ( TG: Huỳnh Anh; ĐD: Lê Tấn Lộc, Lê Trung Thảo), Đào Vũ Thanh còn được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Đây không chỉ là sự may mắn, mà còn là nỗ lực phấn đấu không ngừng của chàng diễn viên trẻ rất được yêu thích tại các tỉnh miền Tây, đặc biệt là tại tỉnh Tiền Giang.
Sống tại TPHCM, nhưng hầu như ngày nào Đào Vũ Thanh cũng đi đi về về tại các tỉnh miền Tây. Ngoài việc chạy show lẻ và tham gia biểu diễn với đoàn cải lương Tiền Giang, hơn tháng nay Đâò Vũ Thanh còn tham gia truyền hình trực tiếp cho ĐTH Tiền Giang, Trà Vinh và thu gần 20 bài ca cổ cho các ĐTH Cần Thơ, VTV, HTV, Trà Vinh chung với Nhơn Hậu, Như Huỳnh…hoặc ca lẻ.
Song, điều làm Đào Vũ Thanh vui nhất chính là được mời làm hướng dẫn cho các nhóm thí sinh thi đấu trong chương trình game show” Ai rành 6 câu”, sẽ được tổ chức vào ngày 3,7 và 8/4/2016 tại Tiền Giang. Đây là chương trình game show về cải lương, do đài VTV lần đầu tiên tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều thí sinh trong toàn quốc.
Sau khi hoàn tất vai trò hướng dẫn viên trong game show, Đào Vũ Thanh tiếp tục tham gia albun Vol.3 “ Tác giả-tác phẩm” do Tiến sĩ Trần Thế Ngọc thực hiện, mà Đào Vũ Thanh là diễn viên chính trong các trích đoạn cải lương và ca cổ. là một trong những nghệ sĩ cải lương ra nhiều album nhất.
Đào Vũ Thanh tiếp tục ghi dấu hoạt động của mình qua việc chuẩn bị thực hiện album vol.17 gồm 10 bài ca cổ nói về tình yêu quê hương, đất nước. Album dự kiến sẽ có sự tham gia của các nữ nghệ sĩ Thoại Mỹ, Thanh Ngân, Quế Trân…, sẽ được thực hiện cuối năm nay.ạHạ Nguyên
Nguồn tin:Báo sân khấu Phong_Vũ - NSƯT Anh Thư và những nỗ lực âm thầm! Mới đó mà đã hơn hai mươi năm rồi với biết bao nhiêu buồn vui, trải nghiệm với đoàn cải lương Tây Ninh, từ một cô bé học việc khi vừa mới tốt nghiệp Khóa 15 Khoa Cải lương của trường Nghệ thuật sân khấu II do Nhà giáo ưu tú Diệu Đức giảng dạy, giờ Anh Thư là diễn viên chính của đoàn, vừa mới nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú do Nhà nước phong tặng năm 2015.
Năm 1995, cầm bằng tốt nghiệp Anh Thư quyết chọn đoàn cải lương Tây Ninh làm nơi khởi nghiệp. Bởi nơi đó là một đơn vị nghệ thuật nghiêm túc, có những nghệ sĩ tài năng như NSƯT Kim Thoại, NSƯT Thanh Thanh Mai – Sâu xa hơn là còn tình cảm quê hương.
Anh Thư muốn gần gũi gia đình ở Tây Ninh để có điều kiện chăm sóc cho người cha, mà cô là cô con gái út, được thương yêu, cưng chìu nhất. Khởi đầu Anh Thư vào những vai phụ, rất ít đất diễn và liên tục trong mấy năm liền cô đảm trách những vai bé con. Có lúc mọi người ở đoàn đã quên Anh Thư là cô gái trưởng thành mà cứ nghĩ đó là một cô bé, một diễn viên nhí 13 – 14 tuổi!
Chất giọng trung bình, không có gì đặc biệt, bù lại Anh Thư có kỹ thuật ca rất vững, chắc nhịp luôn thể hiện được thần hồn, chiều sâu nội dung bài hát hay, lột tả được tính cách nhân vật qua nghệ thuật ca diễn của mình. Bên cạnh một Kim Thoại đang thời rực rỡ, một Thanh Thanh Mai có giọng ca đầy nội lực, Anh Thư vẫn nổi lên tạo cho mình bản sắc riêng, trở thành một nghệ sĩ ca diễn đầy triển vọng.
Cô đã đoạt huy chương vàng giải Triển vọng Trần Hữu Trang, huy chương bạc trong các cuộc thi tài năng trẻ toàn quốc, và huy chương vàng Hội diễn nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc đủ chuẩn để được xét danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Thành công của Anh Thư trên sân khấu Tây Ninh là do sự khổ luyện nghiêm túc của bản thân, cô biết cách khắc phục những nhược điểm của mình, phát huy những ưu điểm.
Những vai diễn của Anh Thư luôn để lại ấn tượng tốt đẹp cho người xem. Có thể diễn nhiều vai tính cách khác nhau, nhưng sở trường của cô là những vai đào thương.Với lối diễn xuất tinh tế, chân thật, thể hiện đúng bản lãnh của một nghệ sĩ được đào tạo từ trường nghệ thuật chính quy cùng với những kinh nghiệm học hỏi được từ những bậc đàn anh, đàn chị ở đoàn cải lương Tây Ninh đã nâng Anh Thư trở thành một diễn viên có tài, có đức.
Một gương mẫu về sự phấn đấu, rèn luyện, tận tụy, miệt mài với nghề, khiêm tốn, học hỏi, khiêm nhường, tế nhị trong ứng xử hàng ngày, không kiêu căng, màu mè. Trên sân khấu thì diễn hết mình, trong đời sống thường ngày thì Anh Thư giản dị, bình thường như bao nhiêu người khác, chấp hành nghiêm túc kỷ luật của cơ quan, đơn vị, không nề hà khóc nhọc, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công.
NSƯT Anh Thư là mẫu diễn viên tài đức vẹn toàn của hệ văn công Nhà nước. Sự cống hiến hết mình của Anh Thư cho đơn vị nghệ thuật tỉnh nhà đã đem đến cho cô rất nhiều thành công cá nhân. Trên hết là lòng thương yêu của khán giả, sự tôn trọng của đồng nghiệp và sự hãnh diện của gia đình.
Nhìn con gái út Anh Thư ngày càng trưởng thành, có uy tín xã hội, có tài năng ba của cô càng vui sướng hơn khi thấy con nhận được danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Ngoài biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp, Anh Thư còn tham gia phong trào đờn ca tài tử ở quê hương. Nắm vững căn cơ 20 bài bản Tổ, Anh Thư ca điệu gì ra điệu đó, Nam, Ngự, Bắc, Oán… rõ ràng.
Từ ngày NSƯT Kim Thoại làm công tác quản lý, không còn biểu diễn nữa, Anh Thư và Thanh Thanh Mai là đôi diễn viên nữ chánh của đoàn Tây Ninh hơn 10 năm qua. Rồi Thanh Thanh Mai cũng dần lui vào hậu trường, ít biểu diễn hơn, Anh Thư cùng với Hồng Cẩm trở thành một đôi đào đẹp, trẻ trung được khán giả Tây Ninh yêu mến.
Năm 2015 đánh dấu sự nghiệp huy hoàng của Anh Thư, ngoài danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, cô còn xuất sắc đoạt thêm một huy chương vàng Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại Bạc Liêu. Nhưng niềm vui không trọn vẹn, người cha thân yêu của cô coi cô con gái út là niềm tự hào, đã qua đời vào ngày mùng 2 Tết Bính Thân vì bệnh già ở tuổi ngoài 80.
Chúng tôi thành thật chia buồn cùng NSƯT Anh Thư và gia đình, mong cô sớm vượt qua nỗi đau buồn to lớn, dành hết tâm sức cho sân khấu cải lương Tây Ninh. Đó cũng là cách tưởng nhớ công ơn với đấng sanh thành.
Tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ trẻ, sớm thành danh, riêng với Anh Thư tôi có những ấn tượng khá đặc biệt. Cô luôn giản dị, không lộ gì dáng vẻ nghệ sĩ bên ngoài, nhưng khi bước lên sân khấu thì lại là một con người khác, con người của nghệ thuật, luôn nhiệt huyết, hết lòng với vai diễn đầy cảm xúc.
Tuổi còn trẻ, sự nghiệp phía trước còn dài, Anh Thư sẽ còn tiến xa trên đường nghệ thuật, sẽ tiếp nối những Kim Thoại, Thanh Thanh Mai trở thành cánh chim đầu đàn dìu dắt thế hệ diễn viên đàn em tiếp nối, gìn giữ và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương ở Tây Ninh.
VIỆT KHANG
Nguồn tin:Báo sân khấu
Nickname : Phong_Vũ
Tên thật : Nguyễn Phong Vũ
Sinh nhật : 12-22-1975
Email : phong_vu2150@yahoo.com
Nghề nghiệp : Chưa có thông tin !
Sở thích : Chưa có thông tin !
Đến từ : TP.HCM
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
|
Bài hát
|