1. Chào mừng bạn đến với CLB Yêu Cổ Nhạc ANH EM ! Nếu đây là lần đầu bạn tham gia, để có thể cùng mọi người chia sẻ các vở cải lương hay hoặc thảo luận về các vấn đề trên diễn đàn vui lòng ĐĂNG KÍ thành viên !
khaltt - Phụng Hoàng
Cái mà người ta gọi là "dây xề" đó là dây kép cao (cung hò nhì).
Cây đờn guitar (phím lõm) khi đờn bản vọng cổ dây hò nhì (gọi sai là dây xề), thì chữ HÒ (chữ vô vọng cổ và dứt câu 3 câu 4) là buông dây số 2 hoặc bấm nấc (ngạch phím) thứ 7 dây số 3, đó là chữ HÒ của dây hò nhì.
Nhưng dây số 2 và nấc thứ 7 dây số 3 cây đờn guitar ở cung hò tư (dây đào) thì nó là chữ XỀ (dứt câu 5 và song lang 24 câu 6). Vì chỗ đó mà người không thông nhạc lý gọi là dây xề.
Theo nhạc lý, khi "đổi tông" tức là đổi cách gọi lên dây thì toàn bộ hệ thống chữ đờn đều biến đổi theo cách lên dây đó (gọi là âm giai). Vậy thì khi chọn dây số 2 (guitar) để làm cung HÒ cho dây kép hò nhì rồi thì nó đâu còn tên là xề nữa mà lại gọi dây xề???
Dây số 2 cây đờn guitar:
- Ở hò nhứt nó tên là chữ XỰ
- Ở hò nhì nó tên là HÒ
- Ở hò ba nó tên là CỒNG
- Ở hò tư nó tên là XỀ
- Ở hò năm nó tên là XÀNG
Người không thông nhạc lý nên không hiểu gì cả, đem râu ông này cắm cằm bà kia. Bởi vậy cổ nhân nói: "Ngọc bát trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý".
Chúng ta hầu hết trình độ đại học nên đều hiểu rằng chữ SĨ nghĩa là người có học. Từ nghĩa đó suy ra NHẠC SĨ không thể dốt nát được. Không nên lạm xưng, mạo xưng vì chữ SĨ (dấu ngã) khác nghĩa với chữ SỈ (dấu hỏi).
Đọc các comment nói về "dây xề" khal có vài ý trao đỗi (thẳng thắn tí)
Khal đồng ý với các phân tích của Phúc nhưng khẳng định là sai vì không thông nhạc lý có phần chủ quan quá. là dùng mốc là dây đào để so sánh với một dây khác gọi là dây Xề, là một so sánh tương ứng để chỉ nó ở đâu. Trong các tài liệu hay dùng từ "thường gọi" người biết hay không biết nhạc lý đều hiểu đờn dây xề là đờn thế nào và nói dây xề thì ai cung biết. Nếu Phúc nói một cách gọi sai mà nhiều người hay gọi thì hợp lý hơn trong trường hợp này!
khaltt - Phụng Hoàng
Không phải mỗi nhạc sĩ có lý riêng của họ khi đờn không đúng bản gốc do cụ Nguyễn Quang Đại đặt ra.
Vì không ai chứng minh là tài liệu mình căn cứ là bản đúng và đáng tin cậy nhất.

Thầy mình nói xàng thầy người kia nói xang thì theo ai? dĩ nhiên là theo thầy mình. Không ai có thể chứng minh là mình(tài liệu của mình) đúng nhất mà bắt người khác phải theo. Tuy nhiên có nhiều nhạc sĩ đã thay đỗi theo đó chứ khi tài liệu người kia đáng tin cậy hơn cái mình đang giữ. Nhưng hiện nay không có tài liệu nào được nhiều nhạc sĩ, nghệ nhân công nhận là đúng và đáng tin cậy nhất nên chưa thể thống nhất.

Đến thời học trò của các ông Sáu Thới, Năm Xem, Ba Đồng, Út Lăng,..(là học trò Nguyễn Quang Đại) đã khác biệt rồi huống chi song song lúc đó còn có ông Trần Quan Quờn. Trong thâm tâm các nhạc sĩ, nghệ nhân có tâm huyết với tài tử không ông nào là không muốn thống nhất. Và rất nhiều lý do khác như nhiều NS biết rõ ngày xưa đờn thế này nhưng ngày nay đờn thế kia .... không biết bao giờ mới có tiếng nói chung, chắc phải đợi đến lúc một hậu tổ tài tử ra đời.!
khaltt - Lê Tài Khị: Hậu tổ cổ nhạc Bạc Liêu
TỔ CỔ NHẠC BẠC LIÊU




Người đã khai sinh ra trường phái cổ nhạc Bạc Liêu, thường gọi ông là Nhạc Khị (1), từ lâu đã được giới nghệ sĩ cổ nhạc tôn xưng là Hậu Tổ. Tư tưởng và sáng tác của ông không những đã làm kim chỉ nam cho các hoạt động cổ nhạc ở Bạc Liêu, mà còn gây ảnh hưởng sâu rộng đến các phong trào ca nhạc cổ ở nhiều nơi, nhiều tỉnh ở Nam bộ trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Có thể nói Nhạc Khị là cây đòn bẩy cứng cáp đã tạo được sức bật ban đầu trong quá trình phát triển cổ nhạc Nam bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng.

Đến nay tài liệu viết về Nhạc Khị còn quá ít, cuộc đời và sự nghiệp của ông không được ghi chép rõ ràng; mọi người đối với ông đều thực lòng tôn kính, ai cũng biết ông đối với sự nghiệp cầm ca có công rất lớn và thành quả của ông trên phương diện này mọi người đang thừa hưởng, nhưng đối với công lao của ông thì đa số anh em nghệ sĩ chỉ cảm nhận được qua trực giác, còn cụ thể như thế nào thì ít ai nắm bắt được. Khi bàn về đàn ca tài tử hay quá trình phát triển cổ nhạc người ta thường đề cập tới Nhạc Khị, nhưng đa số chỉ nói về tài nghệ hoặc vị trí của ông trong cổ nhạc chẳng khác một nhân vật huyền thoại, như trong Hồi ký 50 năm mê hát của Vương Hồng Sển có đoạn ghi : “Nếu phải kể công đầu đáng làm Hậu tổ Cải lương thì sao lại không kể ông Hai Khị ở Bạc Liêu... Ông Hai Khị đau cổ xạ, ngón tay co rút và ngo ngoe rất khó, thế mà ông có tài riêng không ai bắt chước được. Ai muốn thử tài cứ đến nhà, ban đầu ông dở mùng cho xem, chỉ thấy trống kèn, chụp choả trơ trơ ở trong ấy, thế rồi khách ra ngồi salon, ông Khị chun vô mùng một mình ên rồi bỗng nghe trọn bộ cổ nhạc khua động có tiết tấu nhịp nhàng y như có cả bốn năm người hòa tấu : trống xổ, kèn thổi, đờn kéo ò e, chụp chỏa lùng tùng xòa, các việc đều do Nhạc Khị một mình điều khiển. Không ai biết ông làm cách nào mà được như vậy ... “Quả là diệu thuật”(2) và Huỳnh Minh trong tác phẩm Bạc Liêu xưa và nay cũng nói tương tự : “Nhạc sư Hai Khị tục gọi Nhạc Khị rất mực tài hoa, một mình Nhạc Khị sử dụng bốn món nhạc khí : Đẩu, bạt, kèn, phách tấu lên cùng một lúc, rất mực điêu luyện, ai cũng khen phục”(3)...

Nhạc Khị tên thật là Lê Tài Khí người trong xóm thường gọi Hai Khị. Ông sinh vào khoảng tháng 3 năm Canh Ngọ (1870) tại thôn Láng Giài thuộc tổng Thạnh Hòa (lúc đó thuộc phủ Ba Xuyên, nay là ấp Láng Giài thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) và sống trọn đời ở đây cho đến khi mãn phần vào cuối năm Mậu Tý (1948), có vợ là bà Lê Thị Hai cũng là người cùng xóm, hai vợ chồng ông chỉ có hai con gồm một gái một trai tên Lê Thị Sang và Lê Văn Túc (Ba Chột - nhạc sĩ nổi tiếng cùng thời với Cao Văn Lầu).

Cha của ông là một thầy đàn, thấy con mình bị mù lòa(4), bệnh tật không thể học được nghề nào khác nên đã đem tất cả khả năng và sự hiểu biết của mình về nhạc để truyền thụ lại cho con. Nhạc Khị vốn là một cậu bé thông minh, lại có năng khiếu về đàn nên chẳng bao lâu đã hấp thụ toàn bộ sở học của người cha. Có điều cha của ông không phải là một thầy đàn giỏi nên ông chỉ học ở cha một số ít bài bản, nhưng ông lại không cam tâm dừng ở đó mà ngày đêm chuyên cần tự học, tự tìm hiểu, lại cố tạo mọi điều kiện để học những ngón hay, bản lạ của các thầy đàn cao tuổi. Nhờ tính kiên nhẫn và trí thông minh tuyệt vời, nên chẳng bao lâu ông đã trở thành một thầy đàn nổi tiếng, có thể nói là một nhạc sư giỏi nhất ở vùng Bạc Liêu.

Theo lời ông Cao Văn Hoài con thứ tư của nhạc sĩ Cao Văn Lầu thì trí nhớ của Nhạc Khị không thể tưởng tượng được – ông chỉ cần nghe ai đàn hoặc ca bất cứ bài bản nào trong một hai lần, ông đều có thể đàn hoặc ca lại giống y như thế; dù cho chữ đàn rắc rối đến đâu ông cũng lặp lại rất dễ dàng. Cho nên tuy ông không chính thức thọ giáo với ai ngoài cha ông nhưng tinh hoa của các thầy đàn lão luyện ở đây ông đều thụ đắc. Hơn thế nữa, những gì thụ đắc được ông đều tự cải biên cho phong phú hơn; bất cứ bài bản nào qua tay ông đều được sàng lọc và đẽo gọt rất kỹ càng.

Nhạc Khị là người Bạc Liêu đầu tiên có công trong việc canh tân, hiệu đính và hệ thống hóa hai mươi bản Tổ (5) để làm cơ sở cho cổ nhạc và cải lương Nam bộ. Ông lại có công đào tạo được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như: Sáu Lầu, Cai Đệ, Mười Khói, Ba Chột, Tư Bình, Hai Tài,Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Thiện Thành, Tư Quận, Hai Tố, Năm Phát, Chín Khánh, Sáu Gáo, Mộc Thái, Tám Tu, Năm Nhu, Năm Nhỏ, Lý Khi... tạo được một lực lượng nhạc sĩ hùng hậu cho các ban nhạc cổ truyền, các phong trào đàn ca tài tử, ca ra bộ và cho sân khấu cải lương Nam bộ trong buổi đầu.

Ông được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ tối đen của đất nước, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta đặt ách thống trị trên toàn lãnh thổ, nhân dân ta phải sống trong cảnh cơ cực, lầm than. Các phong trào yêu nước liên tiếp nổi lên chống Pháp, những sĩ phu có tài thao lược thì lãnh đạo nhân dân vũ trang đánh giặc, những văn nhân thi sĩ thì sử dụng ngòi bút của mình để làm lợi khí công kích kẻ thù, trong giới cầm ca cũng có người dùng lời ca tiếng nhạc để cổ vũ tinh thần yêu nước - Lê Tài Khí là người đã từng tham gia vào việc làm tốt đẹp này.

Năm 30 tuổi, Nhạc Khị đã thành lập ban nhạc cổ, bề ngoài là một ban nhạc phục vụ các buổi ma chay, tiệc tùng, lễ lạc... để kiếm sống, nhưng thực chất đây là một “lò” đào luyện ca nhạc sĩ Bạc Liêu, cũng vừa làm phương tiện để tuyên truyền những bài ca yêu nước.

Việc đào tạo của ông cũng khác mọi người. Cách dạy đàn của ông không phải là để cho người học chỉ biết đàn mà phải biết sáng tác. Đối với ông, nghệ thuật dĩ nhiên phải mang tính nghệ thuật nhưng phải phục vụ con người và đất nước, vì vậy việc sáng tác chỉ xoay quanh các vấn đề hoàn cảnh đất nước, phải khắc họa được những hình ảnh trung thực nhất lúc bấy giờ. Để cụ thể hóa việc làm này, ông đã cải biên bài Nam ai cổ mang tên “Tô Huệ chức cẩm hồi văn” và từ đó rút ra chủ đề “Chinh phụ vọng chinh phu” để hướng dẫn học trò và các thành viên của ban nhạc sáng tác. Chủ đề này mang tính bi kịch cao, dễ làm xúc động lòng người, dễ nắn nót thành lời ca tiếng nhạc và tuy mượn tích xưa nhưng phản ánh rõ những gì trong hiện tại - đã chỉ ra cái nỗi khổ sầu, cái cảnh ly tan đau đớn có thật - cái cảnh mà người dân đang nặng mang. Ông muốn mượn câu ca tiếng đàn để gợi lại cái cảnh con xa cha, chồng xa vợ, gia đình ly tán - cái cảnh đoạn trường do giặc Pháp đã gây ra.

Học trò của ông và các thành viên ban nhạc đa số đều tiếp thu sâu xa lời dạy của ông, thừa kế tinh thần yêu nước nồng nàn của ông, họ đã sáng tác những tác phẩm tuyệt vời như : “Dạ cổ hoài lang” của Sáu Lầu; “Tam quan nguyệt”, “Liêu giang” của Ba Chột; một số lời ca: “Đưa chồng ra mặt trận”, “Chinh phụ thán”, “Sầu chinh phụ” của Trịnh Thiên Tư... Tuy mỗi người mỗi vẻ, nhưng cái chung vẫn là hình ảnh tái tê của người chinh phụ đang mỏi mắt trông chồng. Có một số người nói rằng ông Cao Văn Lầu sáng tác bản “Dạ cổ hoài lang” xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, từ sự chia tay của hai vợ chồng ông; nhưng nếu ta so sánh bản “Dạ cổ hoài lang” và bản “Liêu giang” của ông Ba Chột thì sẽ thấy nội dung của hai bản này rất giống nhau, cũng đều là cái nỗi đau đớn tái tê của thiếu phụ đang mỏi mắt trông chồng ngoài biên ải, cũng là hình ảnh chinh phụ vọng chinh phu rất đau lòng đã được khắc họa thật sinh động trong tác phẩm “Tô Huệ chức hồi văn”. Rõ ràng các bản này đã được sáng tác cùng chung một chủ đề, dĩ nhiên nội dung của mỗi bản đều có đặc điểm riêng do hoàn cảnh chi phối, nhưng cái chung vẫn là sự hướng dẫn của thầy.

Nhạc Khị còn sáng tác nhiều nhạc phẩm được lưu hành rộng rãi ở Nam bộ từ đầu thế kỷ, tiêu biểu nhất là bốn bản: “Ngự giá đăng lâu” (14 câu nhịp 4), “Ái tử kê” (12 câu nhịp 4), “Minh Hoàng thưởng nguyệt” (18 câu nhịp 4) và “Phò mã giao duyên” (12 câu nhịp 4), đã được nghệ sĩ các nơi gọi là “Tứ Bửu”; điệu nhạc của các bản này vô cùng thống thiết, đã diễn tả được nỗi thương tâm cùng tột của con người sống trong cảnh nước mất nhà tan. Riêng bản “Ái tử kê”, khi sáng tác ông đã liên tưởng cái cảnh “chít chiu” của bầy gà con mất mẹ với cái cảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình Huế đầu hàng giặc bỏ mặc người dân bơ vơ đau khổ, trong lúc xúc động ông đã sáng tác bản cổ nhạc hi hữu này - một nhạc phẩm tuyệt vời - điệu nhạc khi bổng khi trầm như oán như than, đã khắc họa được cái nỗi đoạn trường của người dân mất nước. Lúc đầu Nhạc Khị đặt tên cho tác phẩm của mình là “Ai tử kê” nhưng giữa hai từ ai và ái cũng na ná với nhau, nên sau đó người ta thường gọi bản này là “Ái tử kê Bạc Liêu”.

Nhạc Khị là người tiên phong xây dựng phong trào ca nhạc tài tử và ca ra bộ ở Bạc Liêu; có công hệ thống hóa và chỉnh tu các loại bài bản nhạc cổ ở Nam bộ; sáng tác những nhạc phẩm không những có nhiều ưu điểm về mặt nghệ thuật lại còn có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước của người miền Nam trong những ngày đầu thế kỷ XX; ông đã đề ra chủ trương sáng tác rất phù hợp với nghĩa nước lòng dân, phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ và những chủ đề sáng tác đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhạc Khị còn có công đào tạo một lực lượng lớn ca sĩ, nhạc sĩ, soạn giả cho các tổ chức ca nhạc cổ và sân khấu cải lương trong buổi đầu; hơn thế nữa ông là người đã khơi động được một phong trào sáng tác hùng mạnh, có thể nói vào bậc nhất ở Nam bộ từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong số người thừa kế sự nghiệp của ông, chỉ riêng bốn người: Cao Văn Lầu, Ba Chột, Trịnh Thiên Tư và Mộng Vân cũng đã có một số lượng tác phẩm đồ sộ - kể cả về phẩm lẫn lượng đều chiếm một khoảng lớn trong kho tàng cổ nhạc Việt Nam.

Cũng do những đóng góp có nhiều điểm ưu việt như thế, nên không riêng gì giới nghệ sĩ Bạc Liêu mà cả một số lớn ca nhạc sĩ ở các nơi khác đều gọi Nhạc Khị là Hậu Tổ và đều thành tâm chiêm bái, tưởng niệm ông vào ngày giỗ tổ cổ nhạc 12 tháng 8 âm lịch hằng năm. Nhạc Khị quả là một con người tàn nhưng không phế – một con người tưởng chừng đã bỏ đi, nhưng lại trở thành con người hữu dụng, thật là một tấm gương cần cù lao động tốt cho mọi người; thành quả của ông đã chứng minh được trong mỗi con người chúng ta đều có một năng lực tiềm ẩn vô cùng to lớn, nếu phát huy đúng hướng đúng chỗ sẽ mang lại những lợi ích thật tuyệt vời cho đời sống con người và xã hội.



Chú thích :

(1) - Trong những thập niên trước, người Bạc Liêu ít khi gọi những thầy đàn cổ nhạc là nhạc sư hay nhạc sĩ, mà chỉ gọi vắn tắt là “nhạc” cộng thêm cái tên của người đó. Từ “nhạc” vừa để chỉ nghề nghiệp vừa để chỉ tính chất chuyên nghiệp, lâu dần trở thành một thành tố của tên người .

(2) - Vương Hồng Sển, Hồi ký 50 năm mê hát, trang 37-38, Nxb Phạm Quang Khai, Sài Gòn – 1966.

(3) - Huỳnh Minh, Bạc Liêu xưa và nay – 1966, trang 191.

(4) - Thật ra Nhạc Khị chỉ bị thông manh, hai mắt ông tuy không trông thấy nhưng người ngoài nhìn vào vẫn tưởng như người mắt sáng.

(5) - Sáu bản Bắc (Lưu thủy, Phú lục, Bình bán, Cổ bản, Xuân tình, Tây thi); bảy bản Lớn (Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, Vạn giá, Xàng xê); ba bản Nam (Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung); bốn bản Oán (Phụng hoàng, Phụng cầu, Giang nam, Tứ đại). Hai mươi bản Tổ này đã được Nhạc Khị cải biên và áp dụng giảng dạy; sau đó đã được các đệ tử của ông là Cao Văn Lầu, Lê Văn Chột, Trịnh Thiên Tư, Trần Tấn Hưng, Lý Khi ghi chép và truyền bá ở Nam bộ.


Trần Phước Thuận
khaltt -
Uh, tách ra đi, 2 bài này khác nhau tòan tòan mà.

Hồi đó có nghe em gái Ngọc Hồng hay hát 20 câu PH cải lương về thiếu phụ Nam Xương mà không biết lạc mất bài đâu rồi, có ai sưu tầm được up lên ca chơi, cũng hay lắm đó.
Không có của Ngọc Hồng nhưng Khal có của NS Thanh Ngân Ca
+ Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
Nickname : khaltt
Tên thật : Trịnh Trọng Khal
Sinh nhật : 10-14-1977
Email : khaltt@yahoo.com
Nghề nghiệp : Chưa có thông tin !
Sở thích : Chưa có thông tin !
Đến từ : Chưa có thông tin !
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Chưa có chữ ký !
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
khaltt TRÌNH BÀY
Bài hát
HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY