1. Chào mừng bạn đến với CLB Yêu Cổ Nhạc ANH EM ! Nếu đây là lần đầu bạn tham gia, để có thể cùng mọi người chia sẻ các vở cải lương hay hoặc thảo luận về các vấn đề trên diễn đàn vui lòng ĐĂNG KÍ thành viên !
muoiotbaclieu - Hội thi Giọng ca Cải lương Giải Cao Văn Lầu thứ VI năm 2014
THÔNG BÁO SỐ 3
Hội thi Giọng ca Cải lương Giải Cao Văn Lầu
Tỉnh Bạc Liêu lần thứ VI năm 2014
_____________
Qua vòng thi sơ tuyển và các thí sinh đặt cách vào vòng II Hội thi Giọng ca Cải lương Giải Cao Văn Lầu Tỉnh Bạc Liêu lần thứ VI năm 2014. BTC thông báo danh sách vào vòng II gồm các thí sinh có tên sau đây:
SỐTT
HỌ VÀ TÊN
SỐ BÁO DANH
QUÊ QUÁN
1
Nhan Thị Lan Nhi
68
Đầm Dơi – Cà Mau
2
Nguyễn Thân Mến
98
Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
3
Kiều Thị Oanh
45
Cần Đước – Long An
4
Nguyễn Việt Chinh
51
Cái Nước – Cà Mau
5
Châu Thanh Nhã
48
Phước Long – Bạc Liêu
6
Trần Văn Tuấn
57
Mỹ Xuyên – Sóc Trăng
7
Huỳnh Tú Trinh
24
Đông Hải – Bạc Liêu
8
Trần Văn Lý
44
Đầm Dơi – Cà Mau
9
Lục Minh Dô
64
Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
10
Nguyễn Văn Tài
03
Hồng Dân – Bạc Liêu
11
Nguyễn Văn Hiền
23
Đông Hải – Bạc Liêu
12
Nguyễn Văn Đệ
70
Đông Hải – Bạc Liêu
13
Bùi Mỹ Hạnh
40
Thới Bình – Cà Mau
14
Võ Văn Thuỳ
69
Cái Nước – Cà Mau
15
Đỗ Chí Nguyện
73
Ngã Năm – Sóc Trăng
16
Tô Thị Nhiên
52
Đầm Dơi – Cà Mau
17
Trần Tấn Tài
04
Long Mỹ - Hậu Giang
18
Lê Văn Tình
96
Đông Hải – Bạc Liêu
19
Bùi Thị Trinh
82
Phước Long – Bạc Liêu
20
Nguyễn Văn Dững
28
Cái Nước – Cà Mau
21
Đặng Thị Yến
50
Phước Long – Bạc Liêu
22
Nguyễn Tuấn Kiệt
07
Bến Cầu – Tây Ninh
23
Nguyễn Việt Câu
80
Giá Rai – Bạc Liêu
24
Lâm Hoàng Long
49
Phước Long - Bạc Liêu
25
Nguyễn Hoàng Huynh
41
Đông Hải – Bạc Liêu
26
Phan Văn Nghĩa
29
Ngã Năm – Sóc Trăng
27
Lê Hoàng Trị
71
TP Bạc Liêu
28
Lê Văn Vũ
12
Thới Bình – Cà Mau
29
Nguyễn Chí Cường
75
Phong Điền – Cần Thơ
30
Trần Chí Hòa
77
Hậu Giang
31
Trần Trường Sơn
09
Đông Hải – Bạc Liêu
32
Lê Thị E Rờ
62
Hồng Dân – Bạc Liêu
33
Phạm Thị Diệu
17
Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
34
Hồng Thanh Hoài
59
TP Bạc Liêu
35
Nguyễn Thị Ngọc Lệ
67
Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
36
Nguyễn Huyền Nhung
83
Cái Nước – Cà Mau
37
Phạm Thị Lý
15
Giá Rai – Bạc Liêu
38
Lâm Thị Kim Cương
27
Thạnh Trị – Sóc Trăng
39
Nguyễn Thị Diễm My
99
Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
40
Nguyễn Thanh Tuấn
101
Ngã Năm – Sóc Trăng
41
Võ Trương Hoàng Đông
14
Cần Giuộc – Long An
42
Phạm An Tin
20
Đông Hải – Bạc Liêu
43
Trần Thị Khéo
89
Giồng Riềng – Kiên Giang
44
Huỳnh Đức Tín
93
An Phú – An Giang
45
Bùi Ngọc Thành
102
TP Cần Thơ
46
Trần Xuân Ý
21
Đông Hải – Bạc Liêu
47
Huỳnh Thanh Phong
90
Phụng Hiệp – Hậu Giang
48
Hồ Hồng Nhiên
92
Đông Hải – Bạc Liêu
49
Huỳnh Văn Út
35
Long Mỹ-Hậu Giang
50
Nguyễn Văn Nhàn
88
Vị Thanh – Hậu Giang
51
Quách Thị Chinh
25
Hoà Bình – Bạc Liêu
52
Phan Thanh Tùng
32
Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
53
Đặng Thị Thanh Thảo
42
TP Bạc Liêu
54
Lê Hoàng Khởi
85
Vĩnh Trạch – Bạc Liêu
55
Bùi Quốc Tuấn
54
Châu Thành – Long An
56
Đỗ Thị Ngọc Huyền
72
Ngã Năm – Sóc Trăng
57
Võ Phương Tứ
97
Bắc Bình – Bình Thuận
58
Huỳnh Văn Thiên
100
Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
59
Khưu Hoài Thương
19
TP Bạc Liêu
60
Nguyễn Thanh Trung
95
Thới Bình – Cà Mau
Vòng II Hội thi Giọng ca Cải lương Giải Cao Văn Lầu Tỉnh Bạc Liêu lần thứ VI năm 2014 sẽ khai mạc vào lúc 20 giờ ngày 24/10/2014 tại rạp hát Cao Văn Lầu.được trực tiếp trên đài truyền hình bạc liêu BTV 33UHF .đài phát thanh bạc liêu FM 93.8 .hoặc
www.thbl.vn

BTC mời tất cả 60 thí sinh vào vòng II có mặt tại Đài PT-TH Bạc Liêu vào lúc 14h thứ ba
ngày 14/10/2014 để bốc thăm làn hơi bài bản tài tử.

BTC rất mong sự hợp tác nhiệt tình của tất cả các thi sinh, để Vòng II Hội thi Giọng ca Cải lương Giải Cao Văn Lầu Tỉnh Bạc Liêu lần thứ VI năm 2014 thành công tốt đẹp.
BAN TỔ CHỨC
muoiotbaclieu - Hội thi Giọng ca Cải lương Giải Cao Văn Lầu thứ VI năm 2014
THÔNG BÁO SỐ 1
Hội thi Giọng ca Cải lương Giải Cao Văn Lầu

Tỉnh Bạc Liêu lần thứ VI năm 2014


Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của nền âm nhạc truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn phát huy loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, khơi dậy phong trào ca hát trong tỉnh, tạo sân chơi bổ ích cho giới trẻ, phát hiện những giọng ca mới có triển vọng, để chăm bồi, bổ sung cho chương trình Đờn ca tài tử phát trên sóng phát thanh truyền hình và sân khấu cải lương của tỉnh nhà.
Được sự cho phép của UBND tỉnh Bạc Liêu, Đài PT-TH Bạc Liêu tổ chức Hội thi Giọng ca Cải lương Giải Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu lần thứ VI năm 2014.
1. Điều kiện dự thi:
Tất cả nam, nữ thanh niên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh thành trong khu vực và trong cả nước tuổi từ 16 đến 35 đều được dự thi (trừ các thí sinh đạt huy chương Vàng cấp quốc gia; Chuông Vàng; Chuông Bạc vọng cổ, giải nhứt các cuộc thi do các Đài PT-TH các tỉnh tổ chức).
Các thí sinh đã vào vòng chung kết xếp hạng Hội thi Giọng ca Cải lương Giải Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu lần thứ V năm 2012, đạt giải các cuộc thi ở các đài PT-TH các tỉnh, thành, khu vực và vào vòng chung kết Chuông Vàng vọng cổ do Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh tổ chức đều được tuyển thẳng vào vòng 2 (nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận).
2. Hình thức thi diễn:
Thông qua 3 vòng thi:
Vòng 1: Mỗi thí sinh ca 2 câu vọng cổ tự chọn (câu 1, 2 hoặc 5, 6);
Vòng 2: Mỗi thí sinh ca 2 câu vọng cổ tự chọn (câu 1, 2 hoặc 5, 6) và thể hiện loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử qua 1 lớp hoặc 1 đoạn trong 20 bài bản tổ, để tránh tình trạng thí sinh ca trùng bài nên BTC qui định vòng này thí sinh bốc thăm chọn các làn hơi: Nam, Bắc, Hạ, Oán, sau đó thí sinh sẽ tự chọn 1 lớp hoặc 1 đoạn trong các làn hơi mà thí sinh bốc thăm được (thời gian thi diễn tối đa 8 phút).
Vòng 3: Chung kết xếp hạng. Mỗi thí sinh thể hiện một trích đoạn trong một vở cải lương có thời lượng từ 10 đến 15 phút, có bài bản, có vọng cổ, phục trang, hoá trang phù hợp với vai diễn (cho phép thí sinh mời bạn diễn hỗ trợ).
Tất cả những bài ca và các trích đoạn dự thi phải được các ngành chức năng cho phép phổ biến.

3. Cơ cấu giải thưởng:
- Giải nhứt, trị giá 20 triệu đồng;
- Giải nhì, trị giá 15 triệu đồng;
– Giải ba, trị giá 10 triệu đồng;
- Giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng;
- Một số giải dành cho thí sinh: Triển vọng, hát về Bạc Liêu hay nhất và có ngoại hình đẹp, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng.

4. Thời gian và địa điểm đăng ký:
Từ ngày ra thông báo đến ngày 30 tháng 9 năm 2014.
Mọi chi tiết xin liên hệ Phòng Văn nghệ và Giải trí, Đài PT-TH Bạc Liêu, số 410 Đường 23 tháng 8, phường 8, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
ĐT: 07813 824592, găp anh Phan Hùng (DĐ: 0918 018 787). Hoặc truy cập vào địa chỉ website:
www.thbl.vn
Khi đi đăng ký thí sinh mang theo 2 ảnh 4×6, bản phô tô giấy CMND. Lệ phí đăng ký 50.000 đồng.

Giám đốc
LÊ HỮU BUÔL
TRƯỞNG BTC HỘI THI



muoiotbaclieu - Cải chính về thông tin liên quan Festival đờn ca tài tử Quốc gia Bạc Liêu
Cải chính về thông tin liên quan Festival đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014
Thứ bảy, 28/06/2014 17:08
(CATP) Vừa qua, Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh đăng một số bài sau khi Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 bế mạc. Sau khi báo đăng, tòa soạn đã nhận được ý kiến phản hồi của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu. Qua tìm hiểu thực tế và xem xét các tài liệu liên quan, Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh xin cải chính như sau:1- Về thông tin tỉnh Bạc Liêu đã chi 2.000 tỉ đồng cho Festival ĐCTT và biểu tượng cây đàn kìm cách điệu làm bằng bê tông luôn cả khuôn viên có giá 1 triệu đô la trong số báo ngày 8 và 9-5-2014:
Để chào mừng và phục vụ công tác tổ chức Festival ĐCTT, ngày 20-8-2013 lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo các công trình xây dựng cơ bản về văn hóa, cơ sở hạ tầng kinh tế, dịch vụ du lịch phục vụ Festival ĐCTT quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014. Kèm theo Quyết định là “Danh mục các công trình phục vụ Festival” gồm 26 hạng mục, trong đó có 2 phần việc và 24 công trình.
Tuy nhiên, sự thật là trong 24 công trình đó, chỉ có 2 công trình trực tiếp phục vụ Festival (tổng mức đầu tư chưa tới 300 tỉ đồng), đó là: Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu (đầu tư 222 tỉ) và mở rộng Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (đầu tư 70 tỉ). Xét công năng thì 2 công trình này cũng là công trình quan trọng phục vụ lâu dài của tỉnh Bạc Liêu, không phải chỉ phục vụ Festival. Còn lại 22 công trình thì trong đó có 10 công trình của tư nhân bằng nguồn vốn của nhà đầu tư, không phải vốn ngân sách; 12 công trình khác là những công trình phục vụ lâu dài của tỉnh về giao thông, chống biến đổi khí hậu, nhu cầu hưởng thụ văn hóa và thể thao của nhân dân (trong đó có 3 công trình chưa triển khai).
Riêng Dự án xây dựng biểu tượng Đờn kìm cách điệu - Biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu gồm nhiều hạng mục công trình và nhiều gói thầu, có tổng mức đầu tư hơn 18 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí đầu tư các hạng mục: cây đờn kìm, đài sen, hồ nước là 3,36 tỉ đồng (riêng hạng mục cây đờn kìm cách điệu 350 triệu đồng); dàn phun nước nghệ thuật, hệ thống ánh sáng đèn led 4,8 tỉ đồng; lát đá trên 5.000m2 quảng trường 6,75 tỉ đồng; còn lại là chi phí giám sát, tư vấn thiết kế và dự phòng phí.
Như vậy thông tin trên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh chưa đúng sự thật, chưa phản ánh đúng bản chất vấn đề, gây ngộ nhận cho độc giả về kinh phí cho Festival ĐCTT.
2- Về thông tin “Dự án Quảng trường Hùng Vương, tổng mức đầu tư được duyệt lên đến 118 tỷ đồng được “xé” đến 6 gói thầu” trên số báo ngày 8-5-2014:
Thực chất Dự án này được khởi công từ năm 2009, nhưng để đáp ứng tiêu chí Thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II, thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh và là thành phố du lịch, cấp có thẩm quyền đã điều chỉnh, bổ sung thêm các hạng mục theo yêu cầu mới, nhất là những công trình nghệ thuật, được tiến hành đúng qui định hiện hành. Lí do Dự án này có một số gói thầu được chỉ định thầu là vì theo qui định, các gói thầu xây dựng tượng đài, tác phẩm nghệ thuật... được chỉ định thầu (Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, ngày 15-10-2009 về hướng dẫn và thi hành Luật đấu thầu và Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT, ngày 29-3-2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin về việc ban hành Qui chế quản lí xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng, hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình). Mặt khác, trong quá trình thi công còn vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng, không đủ vốn... nên các gói thầu không được triển khai cùng một lúc.
Như vậy, thông tin trên Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này là không đúng thực chất của vấn đề, gây ngộ nhận cho bạn đọc.
3- Về thông tin đồng chí Bí thư Tỉnh ủy “đã xác nhận 25 công trình phục vụ Festival ĐCTT với số tiền gần 2.000 tỉ đồng” trong số báo ngày 9-5-2014:
Thông tin trên là không đúng. Sự thật là ngày 20-8-2013, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo các công trình xây dựng cơ bản về văn hóa, cơ sở hạ tầng kinh tế, dịch vụ du lịch phục vụ Festival ĐCTT quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014. Ban Chỉ đạo trên gồm 21 đồng chí lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo một số ngành của tỉnh, do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản về văn hóa, cơ sở hạ tầng và các công trình kinh tế, dịch vụ du lịch đảm bảo kịp chào mừng và phục vụ Festival ĐCTT (kèm theo Quyết định trên là danh mục 26 công trình).
Như vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy không hề “xác nhận” 25 công trình phục vụ Festival ĐCTT với số tiền gần 2.000 tỉ đồng như bài báo đưa.
4- Về thông tin “Trong khi các biểu tượng thiết thực để giáo dục thế hệ sau nhận thức được công lao của những người đem máu xương của mình đổi lấy tự do cho dân tộc không được quan tâm” trong số báo ngày 9-5-2014:
Sự thật là, trong các công trình đã được xây dựng tại Quảng trường đã có (1)- Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; (2)- Tượng đài sự kiện Mậu Thân 1968; (3)- Biểu tượng 3 dân tộc với những con số về những mất mát, hi sinh của Đảng bộ, nhân dân Bạc Liêu trong 2 cuộc kháng chiến; (4)- Biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình với sự tri ân những cán bộ, chiến sĩ Ninh Bình đã cống hiến, đã ngã xuống trên mảnh đất Bạc Liêu. Đây chính là những công trình giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau. Trước đó, tỉnh Bạc Liêu cũng đã rất quan tâm đến công tác này, trong đó phải kể đến việc đầu tư chỉnh trang, tu bổ khang trang Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và các huyện, thể hiện niềm tri ân, tôn kính với các anh hùng, liệt sĩ; trùng tu, tôn tạo Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi; xây dựng di tích Khu căn cứ Tỉnh uỷ và Trung ương Cục miền Nam, Tượng đài chiến thắng, xây dựng các bia ghi dấu chiến công các trận đánh, nơi treo lá cờ Đảng đầu tiên...
Như vậy, nhận định của bài báo là không đúng sự thật.
5- Việc bài báo đặt tít “Ký vội vã, chi xối xả” và đặt vấn đề “hàng loạt công trình bề thế được thực hiện khá tùy tiện” trong số báo ngày 10-5-2014:
Với qui chế quản lí đầu tư xây dựng cơ bản như hiện nay, các địa phương không thể “tùy tiện” trong đầu tư, ký duyệt xây dựng các công trình như phóng viên đã nêu. Thực chất các công trình mà bài báo nêu, tỉnh Bạc Liêu đã làm đúng theo qui định (các ngành chuyên môn thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua việc phân bổ vốn...).
Ban Biên tập Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh và tác giả các bài báo xin cải chính và chân thành xin lỗi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Festival ĐCTT quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 và bạn đọc.
Ban Biên tập
muoiotbaclieu - Vọng Cổ: Tiễn Chồng Ra Khơi
Trong thời gian này ca bài này là đúng thời điểm nhất mời cả nhà xem nhe...


Bài Ca: Tiển Chồng Ra Khơi

Sáng Tác :
Tommy Tran




muoiotbaclieu - Hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử: “Đồng bào có chấp nhận không?”
mấy ngày này muoiot xem những thông tin của các bài báo nói về vấn đề này .nói thật cảm thấy buồn lắm nhưng mà chuyện chưa sáng tỏa mà,và muoiot mong được làm sáng tỏa...và hôm nay muoiot xin gởi đến các ACE trong CLB mình về thông tin này:
__________________________________________________ ___________________________________

Ưu tư về Festival

Cập nhật ngày: 12/05/2014 19:06:57Ngay thời điểm diễn ra Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 (gọi tắt là Festival), một lượng thông tin báo chí khổng lồ nói về Bạc Liêu đã được phát đi. Đó là một Festival nhiều ấn tượng, đậm đà bản sắc Nam bộ được triển khai trên một không gian hoành tráng, lộng lẫy, giàu truyền thống văn hóa. Tiếng vang cứ bay tới tấp khiến người Bạc Liêu như tôi cảm thấy vui sướng, tự hào. Có người còn bảo vui hơn… Tết!
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê trả lời phỏng vấn báo chí về nghệ thuật ĐCTT Nam bộ. Ảnh: Đ.H.L
Thế rồi, khi không khí lễ hội còn lan tỏa khắp nơi, niềm vui vẫn còn đậu trên mắt người Bạc Liêu, nhiều cán bộ của tỉnh chưa kịp ngủ một giấc ngon sau mấy tháng trời vất vả chuẩn bị cho lễ hội lịch sử của quê hương mình, thì nỗi buồn, niềm ưu tư ập đến. Đó là khi xuất hiện luồng dư luận: “Bạc Liêu tiêu tốn đến 2.000 tỷ đồng cho Festival”. Một số tờ báo thay đổi thông tin 1800, từ khen nức nở chuyển sang lên án, nào là lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tiêu tiền của dân còn hơn Công tử Bạc Liêu, đổ tiền xây dựng một số công trình văn hóa lãng phí; nào là con đường “đi lên từ văn hóa” của Bạc Liêu xem ra rất khập khiễng, rằng chưa thấy Festival nào xấu tệ như Festival ở Bạc Liêu… và một vài tờ báo còn nói nhiều thứ tệ hơn nữa mà tôi không muốn nhắc lại. Họ nói đến nỗi nhiều người không kiềm được bức xúc: “Báo chí nói Bạc Liêu không đúng, làm cho làn sóng dư luận phản ứng Bạc Liêu, trong mắt nhiều người Bạc Liêu không còn ra gì nữa, điều đó làm cho nhiều người bức xúc…”.Nhiều người nói với tôi và tôi cũng đồng tình với họ, “đầu dây mối nhợ” là con số 2.000 tỷ đồng - một con số ác nghiệt, làm mất thiện cảm của nhiều tờ báo đối với Bạc Liêu, làm bức xúc dư luận cả nước. Chính tôi đây khi mới tiếp cận thông tin tôi cũng bức xúc, trong lúc nhân dân còn nghèo, bệnh viện còn thiếu giường nằm… mà xài hoang phí đến 2.000 tỷ đồng thì thật là đáng lên án!Tôi biết con số 2.000 tỷ đồng được thông tin từ đầu bởi một, hai nhà báo thôi. Tôi luôn luôn nuôi dưỡng một ý nghĩ rằng động cơ của họ chắc cũng muốn góp phần xây dựng thôi. Tôi nghĩ phải chăng đã có sự ngộ nhận. Trước Festival, Tỉnh ủy Bạc Liêu phát hành một văn bản chỉ đạo đại ý là để phân công cán bộ phụ trách, đôn đốc 26 công trình, dự án để chào mừng, phục vụ Festival. Nếu chúng ta lấy giá trị của 26 công trình, dự án này cộng lại thì sẽ ra suýt soát 1.600 tỷ đồng. Văn bản trên nói 26 công trình, dự án phục vụ Festival nên rất dễ nhầm lẫn 1.600 tỷ đồng ấy là số tiền xài cho Festival. Thế nhưng, đến giờ tôi không bàn đến 2.000 tỷ đồng này nữa, bởi hai nhân năm đã rõ mười. Lãnh đạo tỉnh, Ban tổ chức Festival đã chính thức thông báo và nhiều tờ báo đã thông tin rằng: Trong 26 công trình, dự án ấy chỉ có 2 công trình trị giá gần 300 tỷ đồng trực tiếp phục vụ Festival, số còn lại có 10 công trình do tư nhân đầu tư, 14 công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Như vậy, cộng vài chục tỷ chi cho 21 hoạt động Festival từ nguồn vận động tài trợ mà Ban tổ chức Festival đang quyết toán và sẽ thông báo trong thời gian gần đây, thì chi phí cho Festival lần này là hơn 300 tỷ đồng, chứ đâu phải 2.000 tỷ đồng.Nhưng thôi đôi co làm gì, với tôi còn những điều sâu sắc hơn cần được bộc bạch. Phải nói rằng, luồng dư luận xấu về Bạc Liêu vừa qua đã làm tôi đau - một nỗi đau đến ứa nước mắt. Và tôi chắc rằng, nhiều người Bạc Liêu cũng sẽ có cùng tâm trạng như thế. Tôi là một cán bộ bình thường, được phân công trong một, hai tiểu ban phục vụ Festival, nên hiểu rất nhiều điều. Khi được Chính phủ giao tổ chức Festival mang tầm quốc gia này, khi được 21 tỉnh, thành ủy thác sứ mệnh, Đảng bộ, chính quyền Bạc Liêu đã ý thức được nhiệm vụ vừa quan trọng, vừa nặng nề này. Nó nặng nề tới cỡ, đó là một lễ hội lịch sử, chưa từng xảy ra ở Bạc Liêu và tỉnh cũng chưa từng tổ chức một sự kiện lớn lao như thế này. Còn ý thức trách nhiệm thì Bạc Liêu hiểu đầy đủ, lãnh đạo tỉnh đã nói trên các báo rồi: “Bản sắc văn hóa của Nam bộ là lợi thế sức mạnh của Nam bộ, tổ chức Festival ĐCTT Nam bộ là làm sâu sắc thêm lợi thế, sức mạnh của Nam bộ”.Chính vì thế mà người Bạc Liêu trải lòng ra, mang hết tâm sức cho công việc. Cũng giống như một gia đình, khi nhà có đám tiệc người ta lo đầy đủ cơm gạo, tiền nong rồi trang hoàng nhà cửa, sắm sửa bàn ghế cho nó thật tươm tất. Hầu chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ nhất để hoàn thành hữu sự; thứ hai là để thể hiện gia phong, lòng tôn trọng khách. Có thể nói, những ngày chuẩn bị Festival, Đảng bộ, chính quyền Bạc Liêu rơi vào cao trào mà nói như dân gian là “chạy vắt giò lên cổ”. Tỉnh ủy ra văn bản chỉ đạo, cán bộ được giao bám sát các công trình, dự án, kể cả những công trình của các nhà đầu tư, rồi bao nhiêu công việc khác. Anh Bảy Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy nói trong một cuộc họp: “Xuống đôn đốc các công trình, dự án, thấy công trình nào mà xong trước Festival là mừng muốn khóc…”. Còn cô Út Bình, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy đã phát biểu trong cuộc họp cán bộ sáng 10/5/2014: “Tôi không thể hình dung nổi làm sao mà các đồng chí hoàn thành công việc, vậy mà các đồng chí đã làm được. Qua đợt này các đồng chí đã lớn lên, trưởng thành hơn…”.Đảng bộ, chính quyền Bạc Liêu đã làm những gì có thể làm được để tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho Festival thành công. Và cũng để thể hiện tính cách hiếu khách của con người Bạc Liêu và lòng tự trọng của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Chính vì vậy, tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền của. Tôi nghĩ nhân dân Bạc Liêu chắc chắn chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền Bạc Liêu.Cuối cùng, làm việc gì rồi người đời cũng lấy kết quả tốt đẹp của nó để làm thước đo. Và cái thước đo sự kiện Festival chính là sự thành công của nó. Nó thành công đến cỡ nào thì báo chí, dư luận xã hội đã nói nhiều trong và sau Festival, tôi nghĩ cũng không cần nhắc lại làm gì, chỉ xin được trích dẫn lời của con người mà uy tín, sự thông tuệ của ông đủ tư cách để minh định một điều quan trọng. Người đó là Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê. Khi báo chí bùng nổ dư luận khác lạ về Bạc Liêu thì ông nói với báo chí rằng: “Theo ý kiến cá nhân tôi, lễ hội thành công ấn tượng! Lần đầu tiên trong cuộc đời của mình, tôi được sống trong không gian trọn vẹn của ĐCTT bằng cả tai lẫn mắt. Ngồi ở bất kỳ nơi nào ở Bạc Liêu trong thời điểm ấy, tôi cũng được nghe âm thanh và được thấy sắc màu của ĐCTT, tuyệt nhiên không thấy sự tồn tại của nhạc Tây làm ảnh hưởng đến không gian của âm nhạc truyền thống. Cái hồn văn hóa của dân tộc phủ trùm lên mọi ngõ ngách TP. Bạc Liêu tạo nên hình ảnh đẹp mắt trong mắt những người dự khán. Đây là nỗ lực tuyệt vời của Ban tổ chức…”.Đó là lời vàng ý ngọc, nó thay mặt cho những ai có thiện chí với văn hóa với Bạc Liêu nói lên những điều cần nói, trong cái thời điểm nói ngả, nói nghiêng này.
Nhà văn Phan Trung Nghĩa
Nickname : muoiotbaclieu
Tên thật : trần chiến lũy
Sinh nhật : 08-08-1994
Email : muoiotbaclieu1994@yahoo.com
Nghề nghiệp : công nhân may
Sở thích : đi du lịch,đi hát karaoke,nghe cải lương.tám với bạn bè
Đến từ : quận tân phú ,thành phố hồ chí minh
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
(cải lương niềm khát khao thể hiện mình trên sân khấu)
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
muoiotbaclieu TRÌNH BÀY
Bài hát
HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY