Nghệ sĩ: Vĩnh Điền | Soạn giả: Đang cập nhật | Ðóng góp: MEM | Lượt nghe: 4143
Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Hào khí Thủ Khoa Huân
Đang cập nhật lời nhạc

Nghệ danh : Vĩnh Điền
Tên thật :
Năm sinh : 1930
Thành tích nghệ thuật :
Soạn giả, nhà báo Vĩnh Điền: Người con đất Hậu Giang tài năng và khí phách

Soạn giả Vĩnh Điền (1930-1987) quê quán tại làng Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá, nay là thị trấn Vĩnh Viễn, tỉnh Hậu Giang. Ông viết và chuyển thể các vở cải lương nổi tiếng: “Tiếng trống Mê Linh”, “Tình người ở lại”, “Bài thơ trên cánh diều”...; là nhà báo với bút danh Lê Văn, Lê Dũng, Vĩnh Điền, thể hiện góc nhìn sắc bén, giàu tính chiến đấu, tình yêu quê hương nồng hậu...

Một người con tài hoa của Hậu Giang nữa là soạn giả, nhà báo Vĩnh Điền, một người con của làng Vĩnh Viễn xưa, nay là thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, sinh ra trong một gia tộc lớn, có công khai mở vùng Cái Dứa - Vĩnh Viễn. Từ nhỏ, ông theo học trường làng quê mình, gia đình khá giả, nên việc học khá suôn sẻ cho đến khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, lòng yêu nước trỗi dậy đã giúp ông tham gia vào Đội Thiếu niên Dân chủ tại xã và nhanh chóng đứng vào hàng ngũ thoát ly của một tổ chức vừa là đồng minh, vừa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, để kháng Pháp.

Năm 1947, ông được cử đi học lớp chính trị của Liên đoàn Thanh niên Liên tỉnh miền Tây, rồi Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố tại Cà Mau, một ngôi trường chính quy rất quan trọng của lực lượng kháng chiến Nam bộ, nhằm đào tạo cán bộ ưu tú phục vụ kháng chiến. Ông học cùng khóa với các nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Lê Vĩnh Hòa… Để rồi sau đó, ông lại được trở về quê nhà, vào năm 1952, mở trường dạy học, mang ánh sáng cho những mảnh đời nghèo khổ, cơ cực khát khao tìm con chữ của thanh niên vùng đất này.

Không chỉ là người thầy có tâm, ông còn là một nghệ sĩ tài năng, nhà báo đầy tâm huyết và nhà văn với những tác phẩm đậm tình xứ sở. Ông viết và chuyển thể các vở cải lương nổi tiếng: “Tiếng trống Mê Linh”, “Tình người ở lại”, “Bài thơ trên cánh diều”…; là nhà báo với bút danh Lê Văn, Lê Dũng, Vĩnh Điền, thể hiện góc nhìn sắc bén, giàu tính chiến đấu, tình yêu quê hương nồng hậu. Ông còn rất giỏi tiếng Hán nên dịch nhiều tiểu thuyết của Quỳnh Dao và một số văn sĩ Trung Quốc đến với độc giả Việt thời bấy giờ.

Ở lĩnh vực văn chương, ông có hai truyện ngắn tiêu biểu là “Cô gái Cầu Đúc” và “Ngôi nhà không có đàn ông”. Hai tác phẩm là tình yêu ông dành cho quê hương mình, đã in đậm trong ký ức. Quê hương bị tàn phá, nỗi đau thời hậu chiến cũng được ông thể hiện bằng tất cả tình yêu hồn hậu, bằng góc nhìn sâu sắc, được soi rọi bằng hiện thực tàn khốc của làng quê nghèo vẫn còn in hằn vết tích chiến tranh.

Cuộc đời của soạn giả Vĩnh Điền là sự nỗ lực không mệt mỏi để cống hiến, để sống trọn vẹn cho nghệ thuật. Từ một miền đất xa xôi, bằng tài năng, bằng trái tim nóng hổi nhiệt huyết và tình yêu nghệ thuật, ông đã khẳng định tên tuổi của mình giữa một trung tâm văn hóa lớn - Sài Gòn. Sự đóng góp đó luôn được trân quý và tiếng thơm ấy mãi lưu danh.

Tôi đã tìm về quê ông, nơi đó vẫn còn nhiều người thân sinh sống. Hỏi ngay người em họ của ông, bà Lê Thị Thu Hồng, tôi đã góp nhặt thêm ít thông tin về ông, về tình cảm của người em dành cho người anh họ, cũng là người thầy dạy mình hồi nhỏ. Rồi gặp ông Lê Văn Thiều, em trai ông, nay đã 84 tuổi. Nghe có người tìm để biết thêm về anh trai, ông rưng rưng nước mắt. Hồi ức về thời thơ ấu vui vầy bên nhau ùa về. Ông thủng thẳng: “Anh tôi hiền lắm, lễ phép với người lớn và yêu thương các em rất mực. Từ nhỏ học rất giỏi, nhất là môn toán. Cả đời anh đi bôn ba, ít khi về nhà, hễ sắp xếp được là anh dắt vợ con về quê, thăm hết bà con ở đây”.

Còn ông Đồng Quang Năm, nguyên Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ giai đoạn 1986-1991, nay đã 85 tuổi, một học trò ngày xưa của soạn giả, bồi hồi: “Tôi tự hào vì đã được thầy Vĩnh Điền dạy khoảng 2 năm. Một người thầy hiền lành, dung dị. Ông không chỉ dạy chữ, mà còn dạy cách làm người, biết căm thù giặc, cố gắng học để chống giặc cứu nước. Tư tưởng đó như kim chỉ nam của thế hệ chúng tôi và niềm trân quý mà ông dành cho lứa học trò chúng tôi ngày ấy vẫn giữ đến tận bây giờ”.

Hiện tại chưa có ai bình luận !