Nghệ sĩ: Hải Phượng | Huỳnh Khải | Soạn giả: Đang cập nhật | Ðóng góp: Hoàng Minh | Lượt nghe: 586 | 320.03737643308K
Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Xang Xừ Líu
Đóng góp: Hoàng Minh
Trích trong CD HÒA TẤU NHẠC CỔ TRUYỀN MIỀN NAM - LÀN ĐIỆU CỘI NGUỒN

Trong đĩa hát này, Hải Phượng đờn tranh và đờn bầu, Huỳnh Khải đờn kìm, đờn cò và ghi-ta phím lõm. Giáo sư Trần Văn Khê đệm trống theo bản đờn tranh tùy hứng do nghệ sĩ Hải Phượng ứng tác ứng tấu theo phong cách của Giáo sư đề xướng.

BẾN THÀNH AUDIO - VIDEO phát hành 4/5/2006.

Cả nhà mua CD gốc ủng hộ nghệ sĩ và hãng phát hành.

Nghệ danh : Huỳnh Khải
Tên thật :
Năm sinh : 1957
Thành tích nghệ thuật :
Sinh ra trong cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, nhạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Khải hiện là trưởng khoa âm nhạc của Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh. Ông là tác giả của nhiều sáng tác cải lương, tài tử làm say đắm lòng người cũng như nhiều đóng góp khác trong việc giữ gìn và phát triển âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Nhạc sĩ Huỳnh Khải sinh ra ở huyện Thủ Thừa (Long An), một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử. Ba của ông là một nghệ nhân đàn kìm (đàn nguyệt) có tiếng trong vùng. Mỗi lần đi biểu diễn cậu bé Huỳnh Khải đều được ba dắt theo để nghe “lõm”. Nhận thấy Huỳnh Khải say mê âm nhạc, người cha đã truyền dạy “ngón đờn” của mình cho con. Lớn lên, Huỳnh Khải tiếp tục tự học thêm qua băng, đĩa. Ông cũng theo học thêm về đàn tranh và đàn ghita phím lõm từ các nghệ sĩ có tiếng, như: Nghệ sĩ ưu tú Võ Văn Khuê, Nguyễn Văn Đời. Sau đó, Huỳnh Khải chuyển lên Tp. Hồ Chí Minh tham gia phong trào đờn ca tài tử nghiệp dư, rồi tham gia sân khấu cải lương chuyên nghiệp.

Từ năm 1993, nhạc sĩ Huỳnh Khải về giảng dạy ở khoa Âm nhạc dân tộc của Nhạc Viện Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2003, nhạc sĩ Huỳnh Khải nổi danh với đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Phương pháp sư phạm đàn kìm trong âm nhạc tài tử, sân khấu cải lương và sáng tác mới cho đàn kìm” được xếp hạng xuất sắc. Công trình nghiên cứu của nhạc sĩ Huỳnh Khải được xem là cẩm nang cho người học đàn kìm ở 3 phong cách: tài tử, sân khấu cải lương, đàn tác phẩm mới.

Hiện nay, trên cương vị Trưởng khoa ông cùng các đồng nghiệp xây dựng chương trình đào tạo hướng đến mục tiêu bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc dân tộc cổ truyền. Theo đó, học sinh, sinh viên học tại khoa Âm nhạc dân tộc được đào tạo bài bản về kỹ thuật sử dụng nhạc cụ truyền thống ở cả hai phương pháp: truyền ngón cổ truyền và học thuật phương Tây. Nhiều học sinh, sinh viên của khoa đạt giải cao trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn âm nhạc ở trong và ngoài nước.

Dưới sự chỉ dạy tận tình của nhạc sĩ Huỳnh Khải, nhiều học trò đã thành danh, trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, như: Hứa Hoàng Kha (Trưởng đoàn Cải lương Trần Hữu Trang 2), Phan Thanh Long (giảng viên Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Tp. Hồ Chí Minh). Nghệ sĩ Hứa Hoàng Kha nói về người thầy của mình: “Nhạc sĩ Huỳnh Khải là người người nghệ sĩ, người thầy rất tâm huyết và hết lòng vì nền âm nhạc dân tộc. Tôi theo học đàn kìm, học hòa tấu với thầy từ nhiều năm nay, ngoài học về chuyên môn tôi còn học được ở thầy những kinh nghiệm thực tiễn quý giá”.

Ngoài thời gian giảng dạy trên giảng đường, nhạc sĩ, NSƯT Huỳnh Khải đam mê sáng tác âm nhạc. Ông là tác giả của nhiều sáng tác cải lương, tài tử làm say đắm lòng người. Tác phẩm của ông đã được phát hành và được công chúng yêu mến, như: Ngược dòng (2005), Ân tình non nước (2008), Ngón đờn ghi ta Huỳnh Khải (2007), Hòa tấu nhạc tài tử (2007).

Hiện tại chưa có ai bình luận !