Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Tương Tư Khúc - Vọng Cổ
Đóng góp: Hoàng Minh
Trích trong CD HÒA TẤU NHẠC CỔ TRUYỀN MIỀN NAM - LÀN ĐIỆU CỘI NGUỒN

Trong đĩa hát này, Hải Phượng đờn tranh và đờn bầu, Huỳnh Khải đờn kìm, đờn cò và ghi-ta phím lõm. Giáo sư Trần Văn Khê đệm trống theo bản đờn tranh tùy hứng do nghệ sĩ Hải Phượng ứng tác ứng tấu theo phong cách của Giáo sư đề xướng.

BẾN THÀNH AUDIO - VIDEO phát hành 4/5/2006.

Cả nhà mua CD gốc ủng hộ nghệ sĩ và hãng phát hành.

Nghệ danh : Hải Phượng
Tên thật : Nguyễn Hải Phượng
Năm sinh : 1969
Thành tích nghệ thuật :
Hải Phượng tên khai sinh là Nguyễn Hải Phượng là nghệ sĩ đàn tranh Việt Nam. Hiện chị đang là giảng viên nhạc viện TP Hồ Chí Minh.

Nghệ sĩ Hải Phượng sinh ra trong một gia đình có truyền thống nhạc dân tộc, khi mới 5 tuổi chị đã được mẹ là nhà giáo Phạm Thúy Hoan, giảng viên Trường Âm nhạc quốc gia truyền dạy cho về đàn tranh. Khi lên 7 tuổi vào năm 1976 chị đã được theo học đàn tranh tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, khóa đầu tiên. Trong chuyên ngành sư phạm biểu diễn nhạc cụ dân tộc Hải Phượng là một trong hai người đầu tiên của nhạc viện.

Năm 1992 Cung Văn Hóa Lao động Thành Phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc thi Tài năng trẻ đàn tranh lần thứ nhất, nghệ sĩ Hải Phượng đã giành được giải nhất lúc này chị đã được người yêu nhạc biết đến như một “Ngôi sao đàn Tranh”. Chị sang Paris vào năm 1993 cùng với giáo sư Trần Văn Khê để thực hiện đĩa nhạc La Music Hier et Aujourd’hui. Nghệ sĩ Hải Phượng đã trình diễn tại các liên hoan và các sự kiện âm nhạc lớn: Hội chợ triển lãm hàn Quốc năm 1993; Liên hoan Việt Nam tại Nhật Bản năm 2001; Liên hoan Âm nhạc châu Á năm 2000; trình diễn cùng dàn nhạc Tokyo… Cũng nhờ đây mà đàn tranh Việt Nam đã được trên 20 quốc gia biết đến.

Năm 1981 vì ham say nhạc dân tộc, với mục đích lưu giữ, phát triển, và cập nhật nhạc dân tộc Việt Nam nghệ sĩ Hải Phượng cùng mẹ và em gái là nghệ sĩ Hải Yến đã lập ra Câu lạc bộ Tiếng hát Quê hương.

45 năm gắn bó với cây đàn tranh, NSƯT Hải Phượng cũng sẽ có những suy nghĩ và góc nhìn riêng về loại nhạc cụ này khi chia sẻ cùng khán giả tại sân khấu Dấu ấn huyền thoại dành riêng cho chị. Đặc biệt, cô cho rằng: "Đánh đàn để cho mình cảm và cho mọi người cảm được điều đó không hề đơn giản. Và đàn tranh của Việt Nam làm được. Những nhấn nhá của nó, có thể nói, mình cảm giác như đứt ruột...".

Và dù ở vai trò, là một người nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu hay giảng viên, là cầu nối gìn giữ, phát triển âm nhạc dân tộc hay người truyền cảm hứng về tình yêu âm nhạc dân tộc đến thế hệ sau thì khi cùng với cây đàn tranh, mỗi một góc nhìn từ từng vị trí khác nhau NSƯT Hải Phượng đều cho khán giả thấy được trái tim của cô luôn hướng về thanh âm của chiếc đàn, luôn đau đáu về tình yêu và thậm chí như đã trở thành sứ mệnh đối với nhạc cụ dân tộc này.

Trong Dấu ấn huyền thoại, khán giả sẽ có dịp thưởng thức những tiết mục biểu diễn hòa tấu Lưu Thủy - Bình Bán - Kim Tiền, Dạ cổ hoài lang, Tương tư khúc, Thương về miền Trung… của NSƯT Hải Phượng cùng với các nghệ sĩ khách mời: NSƯT Huỳnh Khải, NSƯT Vân Khánh, Tú Uyên và học trò từ khóa dạy đầu tiên.
Nghệ sĩ diễn chung với Hải Phượng
Trần Văn KhêHuỳnh Khải

Hiện tại chưa có ai bình luận !