Nghệ sĩ: Minh Vương | Trọng Hữu | Soạn giả: Thanh Vũ | Minh Quốc | Ðóng góp: Hoàng Minh | Lượt nghe: 407 | 128.00294727901K
Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Tình đồng chí
Đóng góp: Hoàng Minh
TÌNH ĐỒNG CHÍ
Thơ: Chính Hữu, Nhạc: Minh Quốc
Lời cổ: Thanh Vũ

NHẠC:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh hai người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
Lúc nguy biến tình siết chặt tình
Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí, ruộng nương anh bỏ bạn anh cày
Gian nhà tranh mặc tình gió lung lay....

1. Ôi tiếng hát xa đưa gợi ta nhớ mùa thu xưa cha ông đi kháng chiến, thuở ấy phong ba từng phen niếm trải cho non nước hôm nay nối liền Nam Bắc. Anh ở... nơi đâu Miền trung thương nhớ, quê tôi ấy Cà Mau quanh năm nước đỏ nơi biên giới xa xôi mình cùng nhau san sẻ chuyện tâm tình... Anh có nhớ quê hương, nhớ người thương có đôi mắt dịu hiền. Dầu dãi sớm khuya trên đồng hợp tác, mỗi buổi chiều về soi bóng nước nhớ người đi. Con nước ròng rồi con nước lớn anh ơi, cái dòng sông Trẹm quê tôi đã chứng minh bao cuộc tiễn đưa hò hẹn, dù đây đó cách xa nhưng tình yêu vẫn toàn vẹn, cái phẩm giá tuyệt vời là tuổi xuân đi giữ nước...

2. Tôi ở Miền Trung ngày xưa nghèo khổ, đồng vắng hoang vu bom đạn xới tơi bời, chiến thắng mùa xuân Đảng đem ấm no, hạnh phúc đến cho muôn người. Thương nhớ lắm mẹ già làng Sơn Mỹ, may mắn sống còn hồi giặc tàn sát dã man. Ôi tình người, tình nghĩa quê hương đã thúc giục tuổi xuân lên đường đi giữ nước... Dù gian khổ khó khăn vẫn không chùn bước, đi giữ thanh bình cho non nước vẹn mùa xuân...

NHẠC:
Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng đi lính.
Tôi với anh đã từng cơn ấm lạnh, rét run người vầng trán đẫm mồ hôi.
Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá
Miệng còn cười buốt giá chân không giày, thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay đồng hoang sương xuống, nằm kề bên nhau chờ giặc đến, đầu súng trăng treo...

5. Tay nắm bàn tay nghe ấm nồng tình đồng chí, dù ở nơi đâu cuối Nam đầu Bắc vẫn cùng chung xứ xở Việt Nam 1 dãy sơn hà gấm vóc, dù áo có sờn vai, nắng mưa sương gió vai vẫn kề vai, lòng vẫn chung lòng... Ôi truyền thống đấu tranh của dòng giống Lạc Hồng, hơn 4 ngàn năm vẫn giữ nguyên bờ cõi, cái cơ đồ này là của tất cả chúng ta. Xin ai đó dừng vì chút lợi riêng tư mà lãng quên việc nước, hãy chiến đấu với kẻ thù còn ẩn khuất trong ta. Đất trời, trời đất bao la dòng sông con suối trải bao máu xương giữ gìn.

NHẠC:
Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá, miệng còn cười buốt giá chân không giày, thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay đồng hoang sương xuống, nằm kề bên nhau chờ giặc đến, đầu súng trăng treo...

6. (VỀ VỌNG CỔ CÂU 6) Đêm vắng trăng thanh tâm tình đồng chí, lấp lánh sương đêm mình tưởng nhớ quê nhà. Quê tôi đó Miền Trung vượt bao gian khó, hàng dương xanh đồng lúa xanh xanh. Cà Mau biển bạc rừng vàng, hẹn ngày mai ấy mình cùng về thăm quê./.

Nghệ danh : Trọng Hữu
Tên thật : Đặng Trọng Hữu
Năm sinh :
Thành tích nghệ thuật :
Tên thật là Đặng Trọng Hữu, sinh ra và lớn lên tại xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang. Câu hò, điệu lý bên dòng sông Phụng Hiệp đêm ngày sóng vỗ đã in vào tâm trí anh từ thuở thiếu thời. Xuất thân trong gia đình có truyền thống đờn ca tài tử, có tới 4 đời theo nghệ thuật: ông nội - ông 7 Cò Điển là tay chơi đờn cò nổi tiếng khắp miền Tây thời Pháp thuộc, cha là ông Tư Sang - bạn thân của danh cầm Văn Vĩ,l à nhạc sĩ ghi-ta phím lõm một thời tại Đoàn nghệ thuật QK 9, có chú ruột là nhạc sĩ Sáu Đạt – đờn Violon cũng từng công tác tại Đoàn nghệ thuật quân đội này; con trai anh - Đặng Trọng Vũ đang là ca sĩ đang ăn khách của miền Tây Nam Bộ. Theo ông nội hát đám từ 10 tuổi, 16 tuổi theo cha vào Đoàn văn công Tây nam bộ rồi trở thành chiến sĩ thông tin thuộc Trung Đoàn 2 - QK9 và trưởng thành từ diễn viên từ Đoàn văn công Tây nam bộ, Đoàn nghệ thuật QK 9. Sau giải phóng 1975, về làm phó rồi trưởng Đoàn CL nhân dân Kiên Giang. Ông và vợ - bà Tuyết Mai (nguyên là y tá của Đoàn văn công Tây nam bộ) đều được phong tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất, cả hai đều đang lãnh lương hưu và sinh hoạt Đảng tại Chi bộ khu vực 3 phường Hưng Lợi TP Cần Thơ. Năm 1995, cộng tác với Đoàn Cải lương Tây Đô; tại Hội diễn sân khấu CL chuyên nghiệp toàn quốc, đoạt Huy chương vàng với vai Phương trong vở Loài hoa không tên. Đến nay, NSUT Trọng Hữu đã thu thanh, thu hình và phát sóng gần 500 bài ca cổ và trên 100 vở Cải lương. Rất nhiều bài ca cố do anh thể hiện đã in sâu vào công chúng: Thương em nhiều qua lá thư Xuân, Chợ Mới, Tình đồng chí, Dáng đứng Bến Tre… Nhiều vở do anh đóng vai chính làm cho khán, thính giả mộ điệu nhớ hoài như: Tô Ánh Nguyệt, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Chuyện tình Lan và Điệp, Tình xưa nghĩa cũ… Từng là bạn diễn ăn ý với nhiều nghệ sĩ ưu tú như: Mỹ Châu, Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, Thanh Thanh Hiền, Cẩm Tiên… và từng được độc giả Báo sân khấu TP Hồ Chí Minh bình chọn là Danh ca vọng cổ.

Hiện tại chưa có ai bình luận !