Nghệ sĩ: Hữu Cảnh | Soạn giả: Đang cập nhật | Ðóng góp: Akhuong | Lượt nghe: 2368 | 128K
Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Sài Gòn thác bạc (2/3)
Đang cập nhật lời nhạc

Nghệ danh : Hữu Cảnh
Tên thật : Nguyễn Văn Út
Năm sinh : 1949
Thành tích nghệ thuật :
Nghệ sĩ Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Văn Út, sanh năm 1949 tại Bến Tre. Hữu Cảnh nổi danh trên sân khấu Kim Chưởng năm 1966, với vai diễn đầu tiên Lão Trùm Chiếu trong tuồng Hắc Long Huyết Hận.

Nguyễn Văn Út lấy nghệ danh Hữu Cảnh vì anh có một giọng ca vọng cổ thật mùi có âm sắc như làn hơi của Hữu Phước nên anh lấy chữ Hữu đứng đầu nghệ danh. Hữu Cảnh lại có thể ca dài hơi, luyến láy như Minh Cảnh nên anh lấy tên Cảnh làm tên của mình.

Nghệ sĩ Kim Chưởng trực tiếp dạy nghề hát cho Hữu Cảnh. Nên biết là cô Kim Chưởng xuất thân từ một gia đình hát bội, cha chồng là ông Bầu Bòn, bầu gánh hát bội mà Kim Chưởng là đào chánh, vậy nên khi truyền nghề hát cho Hữu Cảnh, cô Kim Chưởng cũng dạy những trình thức căn bản của hát bội, giống như nghệ sĩ Minh Tơ đã dạy cho Xuân Yến, Thanh Tòng.

Vì vậy hai nghệ sĩ Hữu Cảnh và Xuân Yến hát cặp nhau trên sân khấu Kim Chưởng thật là xứng đào xứng kép. Điệu múa, cách ca điệu diễn đều rập ràng ăn khớp nhau, khán giả rất hoan nghinh. Tình yêu giữa Xuân Yến và Hữu Cảnh bắt nguồn từ đó.

Xuân Yến và Hữu Cảnh được cha mẹ cho phép thành hôn năm 1976. Cuối năm 1976, Minh Tơ được nhà đương cuộc cho phép thành lập đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ.

Hữu Cảnh nổi danh khi hát vai Lý Thường Kiệt trong tuồng Câu Thơ Yên Ngựa. Hữu Cảnh còn nổi danh qua các vai Lưu Bị trong tuồng Cầu Hôn Giang Tả, vai Trần Thủ Độ trong Bảo Táp Nguyên Phong, vai Câu Tiển trong tuồng Tây Thi Gái Nước Việt.

Xuân Yến thành công trong vai Thượng Dương Hoàng Hậu trong Nhiếp Chính Ỷ Lan và vai lão Mẩu trong tuồng Đường Về Núi Lam, Thanh Gươm và Nữ Tướng.

Xuân Yến và Hữu Cảnh mặc dầu hát hay, được khán giả ưa thích nhưng cuộc sống vật chất thật là khó khăn. Sau năm 1975, chánh phủ mới nắm quyền tổ chức và điều khiển các đoàn hát, quy định lương bình quân mỗi suất diễn 10 đồng cho đào, kép chánh, 5 đồng cho những vai kép phụ và công nhân sân khấu.

Các nghệ sĩ và công nhân sân khấu muốn đeo đuổi theo nghề hát thì ban ngày phải làm thêm một nghề tay trái nữa mới hy vọng có cơm ăn no đủ hầu tối đến mới đủ sức lên sân khấu vẻ mặt mang râu mà hò hát.

Dầu đêm vãn hát rất khuya, vợ chồng Hữu Cảnh Xuân Yến phải thức dậy sớm, đèo nhau trên xe Honda, chạy xuống tỉnh Tân An, Bến Lức, lấy mối heo lậu, chở về bán nơi chợ ông Lãnh hay Cầu Muối.

Xuân Yến và Hữu Cảnh có sáu con: Ba con lớn sống ngoài nghề sân khấu, ba cô con gái sau có Nguyễn Nguyễn Trinh Trinh sanh ngày 31 tháng 8 năm 1977; Nguyễn Nguyễn Bảo Trân sanh năm 1979 và Nguyễn Nguyễn Bảo Châu sanh năm 1982.

Nữ nghệ sĩ Trinh Trinh đoạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang năm 1995 - 1996.

Năm 1982, các nghệ sĩ không chịu đựng nổi chế độ lãnh lương theo quy định một cách bất công nên rất nhiều nghệ sĩ bung ra, đi hát chui với các đoàn cải lương tỉnh.

Xuân Yến và Hữu Cảnh cũng đi hát chui, hát chầu. Khi đến sông Cầu, có khán giả ái mộ bỏ tiền ra lập gánh, vợ chồng Xuân Yến và Hữu Cảnh dùng tài nghệ và công sức của mình góp phần hùn với người chủ, lợi nhuận được chia đôi.

Tuy nhiên gánh hát tư nhơn là gánh hát lậu, phải hối lộ mới có điểm diễn và phải đóng đủ thứ lệ phí. Bởi vậy gánh hát thu không đủ chi, lổ lả riết nên ông chủ tuyên bố rã gánh hát. Vợ chồng Xuân Cảnh trở về Saigon, lập nhóm hát chầu để hát cúng Kỳ Yên ở các đình miếu hoặc hát tăng cường cho các đoàn tỉnh để có tiền lo cho các con ăn học.

Đến năm 1998 thì Hữu Cảnh ngã quỵ, suy nhược thần kinh và mất trong niềm thương tiếc của gia đình, của các bạn nghệ sĩ và khán giả ái mộ.

Hiện tại chưa có ai bình luận !