Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Pha Lê Và Cát Bụi
Đóng góp: Hoàng Minh
PHA LÊ VÀ CÁT BỤI
Soạn giả: HOÀI LINH

Phân vai:
Minh Vương... GĐ Hai Phước
Diệp Lang... Tư Giác
Nguyên Hạnh... Kỹ sư Phả
Thanh Tòng... Lộc (bạn Hai Phước)
Giang Châu... Xuân (công nhân)
Bạch Tuyết... Phượng (kỹ sư hóa)
Hồng Nga... Bà Sáu (công nhân)
Tú Trinh.... Loan (vợ Tư Giác)
Lệ Thủy... Liễu (công nhân)

Đây là vở cải lương nổi tiếng thập niên 1980, được nhiều ekip thực hiện.

Nghệ danh : Thanh Tòng
Tên thật : Nguyễn Thanh Tòng
Năm sinh : 1948
Thành tích nghệ thuật :
NSND Thanh Tòng được xem là vị thống soái của cải lương tuồng cổ.

NSND Thanh Tòng thuộc thế hệ thứ ba của đại gia đình cải lương tuồng cổ nổi tiếng ở miền Nam. ÔNG nội là bầu Thắng, thân sinh là nghệ sĩ Minh Tơ, cháu ruột nghệ sĩ Khánh Hồng, Đức Phú, chị ruột là nghệ sĩ Xuân Yến, em ruột là nghệ sĩ Thanh Loan, nhạc sĩ Minh Tâm, Công Minh, Thanh Sơn... Các nghệ sĩ Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc, đạo diễn Phượng Hoàng... là em cô cậu ruột, Chí Bảo em chú bác, Tú Sương, Trinh Trinh, Thanh Thảo... là cháu ruột gọi ông bằng cậu. Tất cả đều xuất thân từ Cầu Quan, cái nôi của cải lương Hồ Quãng, ngày trước, bây giờ là cải lương tuồng cổ.

Ông tên thật là Nguyễn Thanh Tòng sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Theo nghề hát từ năm 3 tuổi. Đầu tiên, học hát bội đóng vai con của Hoàng Phi Hổ, Sáu tuổi hát San Hậu thứ ba, sau đó học cải lương, học tân nhạc, học nhảy thiết hài, từng nhảy thiết hài với Thanh Cao. Mười tuổi hát vai Lữ Bố trong đoàn Đồng ấu vai Xuân Yến, Thành Phượng, Kim Hoàng (tức là nghệ sĩ Bo Bo Hoàng ngày nay). Mười một tuổi được các ký giả Sài Gòn thời đó như Văn Thà, Tình Thiệt, Phong Vân, Hoài Ngọc... phong cho danh hiệu "thần đồng sân khấu". Khi ông đóng những vai lão, vai Trịnh Ân, vai Bao Công, vai Quan Công... rồi giả gái đóng điều Thuyền, Hồ Nguyệt Cô... Ông là người con, là đệ tử chân truyền của nghệ sĩ Minh Tơ. Ba ông cho ông học và đóng tất cả các loại vai văn, võ trung, nịnh, lão, độc, mùi, đào văn, đào võ là để đào tạo ông trở thành nghệ sĩ đa năng, toàn diện. Ngoài giờ học chữ, ông còn được nghệ sĩ Minh Tơ dạy cho cách dàn dựng, cách viết tuồng, tuy được học nhiều như thế nhưng theo NSND Thanh Tòng, ông vẫn chưa học được hết nghề của người cha tài hoa, bởi ngoài lãnh vực biểu diễn, sáng tác dàn dựng, nghệ sĩ Minh Tơ còn biết vẽ cảnh, đánh đàn, đánh trống... Bất cứ nghề nào có liên quan đến sân khấu là ông điều học hỏi am tường. Ngoài học nghề người cha tài năng của mình, NSND Thanh Tòng còn may mắn được các nghệ sĩ Khánh Hồng, Đức Phú, Thành Tôn, Dì Năm, Bà Năm Đồ Hoàng Bá, Hoàng Nuôi, Sáu Trọng, Xuân Liễu, các nhạc sĩ Sáu Từng, Năm Bửu, Năm Cơ, Văn Vĩ... tận tình truyền nghề. Trong giới nghệ sĩ thời đó đã ví gia đình bầu Thắng - Minh Tơ như dòng dõi Dương Gia Tướng.

Năm hai mươi tuổi, ông đã dàn dựng vở Bao Công vô lò gạch tra án Quách Hòe trên sân khấu Khánh Hồng - Minh Tơ như một khởi nghiệp cho nghề đạo diễn sau này.

* Người nghệ sỹ đa năng

Để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem với nhiều vai diễn đa tính cách, trên sân khấu ông là một nghệ sĩ tài hoa được nhiều người mến mộ thì phía sau hậu trường, ông là một nhà quản lý giỏi, một tác giả đạo diễn có tài là một người thầy tận tụy, một nhà sư phạm có phương pháp truyền nghề khá độc đáo. Bốn thế hệ nghệ sĩ trưởng thành đều có dấu ấn của ông, từ năm 1968 đến nay như : Ngọc Đáng, Hữu Lợi, Hữu Cảnh, Trường Sơn, Thanh Thế, Bửu Truyện, Thùy Dương, Vũ Linh, Phượng mai, Cẩm Hương, Kim Duyên, Bạch Long, Quế Phương, Thanh Vân, Minh Hiếu, Kim Thủy, Tài Linh, Ngọc Huyền, Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân... Tuy nhiên, ông không bao giờ cho mình là thầy, mà chỉ coi mình là người anh dìu dắt, chăm lo, giúp đỡ các thế hệ em cháu. ÔNG nói : "Nghề này không làm thầy nhau được, nên ông muốn các em các cháu được ông dìu dắt coi ông như người anh, người cậu, người chú. Tuyệt đối ông không dám làm thầy một ai. Tuồng hát trước năm 1975 đa số là tích Tàu, lại là hát cương, bài bản cũ, giai điệu nghèo nàn nên dần dần mất đi sự hấp dẫn, điều đó khiến ông trăn trở, suy nghĩ muốn tìm sự mới lạ để thay đổi sân khấu cải lương tuồng Tàu...

Từ những năm 1960, phim ảnh Đài Loan du nhập vào Việt Nam, nhạc Đài Loan lúc ấy như bông hoa lạ làm cho nhiều người say mê, thích thú. ÔNG cùng người chú ruột là nhạc sĩ Đức Phú đã đem nhạc Đài Loan làm ca khúc trong các vở tuồng Tàu. Một số giai điệu mới được đặt tên Hoàng Mai Khúc ra đời, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt. Dần dà, lối hát cương cũ được ông thay thế bằng những kịch bản do mình sáng tác chuyển từ trong các tích Tàu đặt thêm nhiều ca khúc mới bằng nhạc Đài Loan, cải lương tuồng Tàu được đổi ra thành tuồng cải lương Hồ Quảng. Những thay đổi đó đã tạo nên sức hút mới.cho sân khấu Khánh Hồng - Minh Tơ. Nói cho cùng, dù chỉ là sự vay mượn của nước ngoài nhưng là thành quả của sự tìm tòi lao nhọc, cách ứng dụng thông minh làm phong phú thêm cho sân khấu cải lương tuồng cổ. Những vở tuồng Hồ Quảng theo phong cách mới lần lượt ra đời trên sân sấu Vĩnh Xuân - Khánh Hồng ghi nhận một dấu ấn mới của ông. Khi đó Thanh Tòng chưa đầy 30 tuổi. Năm 1968, báo chí thời đó phong cho ông là ''Vua cải lương Hồ Quảng”. ÔNG lập ban cải lương Hồ Quảng Khánh Hồng - Minh Tơ hát hàng tuần vào ngày thứ tư trên Đài truyền hình Sài Gòn. Những vở : "Phạm Lãi-Tây Thi'', ''Võ Tòng sát tẩu” được khán giả yêu thích... Những nghệ sĩ Bạch Lê, Thanh Thế, Bửu Truyện, Thanh Bạch, Hữu Lợi, Thanh Loan, Xuân Yến,... được biết đến như những ngôi sao của loại hình nghệ thuật này.

Năm 1973, ông thành lập hãng băng cải lương Hồ Quảng Minh Tơ hoạt động cho đến năm 1975. Năm 1974, ông lập đoàn cải lương Hồ Quảng Thanh Tòng hát đến ngày giải phóng Sài Gòn, thì đoàn tạm ngưng hoạt động.

Nhìn lại chặng đường ngày ấy, thấy rõ ông thành công, thành danh rất sớm, ngoài năng khiếu bẩm sinh là sự đào tạo dạy dỗ, truyền nghề có căn cơ của cha ông, của những nghệ nhân, những người thân trong dòng họ, còn là sự khổ luyện chuyên cần học tập, học đi đôi với hành, biến những hiểu biết của mình thành những cái mới trên sân khấu, một sự dấn thân toàn tâm toàn lực, sống chết với nghề. Đó chính là những nét nổi bật của NSND Thanh Tòng cả một cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cải lương. Nhưng đời người không có gì là suôn sẻ, bằng phẳng... Đã có một khoảng thời gian ông buồn bã, thất chí, thậm chí ông định tìm cái chết, vào cái thuở tài năng đang phát triển rực rỡ...

* Người thế vai bất đắc dĩ

Tháng 2 năm 1984, Sở VHTT TPHCM thành lập một đoàn hát đi diễn giao lưu tại Pháp và một số nước châu ÂU khác với vở ''Đời cô Lựu”. Đoàn gồm những nghệ sĩ tài năng bậc nhất như Diệp Lang, Thành Được, Minh Vương, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy... ÔNG không ngờ mình cũng được nhọn, mặc dù hát cải lương xã hội không phải là sở trường... ÔNG được phân vai Mẫn Đạt, một vai nhỏ trong kịch bản gốc, nhờ đạo diễn Huỳnh Nga thêm thắt cho phép ông bung miếng nên vai Mẫn Đạt có chút ít đất diễn. Lần đầu tiên diễn cải lương xã hội, ông rất tự ti, mặc cảm, trong mỗi cuộc họp thường ngồi phía sau... Sang đến Tây Đức thì có sự cố Thành Được bị bắt cóc. Không có người thế vai Hai Thành, tập thể đề nghị ông hát thế, ban đầu ông từ chối vì nghĩ mình không thể hát được vai chánh nặng như vai Hai Thành. Bước qua tuồng xã hội với sở trường không phải là kép ca, nay bị ''đẩy" vào vai kép chánh, NS Thanh Tòng không khỏi lo lắng, nhưng tập thể động viên, NS Diệp Lang, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu khuyến khích giúp ông tập vai Hai Thành và tình thế lúc ấy không cho phép ông lùi bước. Suất diễn đầu tiên tại BỈ theo ông là suất diễn hay nhất kể từ khi ông đóng thế. Trong đoàn bất ngờ vì sự thay thế của ông tròn vẹn, chuyến lưu diễn đó để lại ấn tượng tốt trong lòng người xem, gây được cảm tình với các nước bạn.

Trở về nước, đoàn được đặt tên 284 và ông được giừ ở lại đoàn. Nghệ sĩ Bạch Tuyết động viên : ''Thanh Tòng hát tôi an tâm và bạn tạo ra nhiều cái mới'', Minh Vương, Lệ Thủy cũng khuyến khích ông rất nhiều. Có lần má chị Ngọc Giàu xem ông diễn ''Đời cô Lựu” đã có lời khen. Vai Hai Thành trong vở ''Đời cô Lựu'' đã sống với ông trên 20 năm. Ờ đoàn 284, ông diễn những vai có tính cách trái ngược nhau, một Chu Phác Viên ''độc'', một Tân ''lẳng' trong ''Tô Ánh Nguyệt'', một Tổng Trấn đa tình trong ''Áo cưới trước cổng chùa''. Nhớ nhất là hồi tập vai Tân, NSND Ba Vân đã vỗ vai ông mà nói : ''Hồi trước ba đóng vai con...'' rồi ông chỉ vẽ thêm để Thanh Tòng góp thêm những vốn liếng hoàn thành vai diễn. Vai cậu Tư Kiên trong vở ''Con gái chị Hằng” cũng là một hình mẫu để ông dựa theo đó mà bổ sung cho vai Tân. NSND Phùng Há đã chỉ vẽ cho ông rất nhiều khi hát lại những vở của tác giả Trần Hữu Trang. Cô Ba Đề con gái của ông Trần Hữu Trang, khi thấy ông diễn ở đoàn 284, chân ông đi cà nhắc, cô đã đem thuốc đến cho, cô đâu biết rằng, bước những bước chân cà nhắc đó là do ông muống tạo dáng đi riêng cho nhân vật.

* Có công gieo cấy, có ngày đầy kho

Bây giờ ngồi nhớ lại, ông thấy mình mang ơn quá nhiều người, từ những nhà lãnh đạo, những người lương, những bậc thầy trong nghề, các anh chị đồng nghiệp, những khán giả yêu thương đã luôn luôn sát cánh nâng đỡ chia sẻ với ông trong những lúc gian nan, khó khăn nhất.

Và ông không quên ơn người vợ đã gắn bó với ông trên 30 năm nay. Từ một người bạn gần nhà, trở thành một khán giả đặc biệt, đi đến tình yêu, đồng cam cộng khổ, vực ông ra khỏi nỗi đau buồn mà có lần ông định tìm cái chết. Đã sinh cho ông một trai Nhựt Tân, một gái Quế trân. Bây giờ gia đình ông có một nàng dâu ngoan hiền, một đứa cháu nội dễ thương, một viên ngọc nhỏ trong mái ấm tràn đầy hạnh phúc. Vợ chồng NSND Thanh Tòng là một đôi tiêu biểu cho sự bền vững, thủy chung thường rất hiếm trong những mảnh đời nghệ sĩ.

Năm 2007, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. ÔNG đón nhận niềm vui quá bất ngờ. ÔNG không nghĩ mình có thể đạt được danh hiệu cao quý đó bởi chung quanh ông còn rất nhiều nghệ sĩ tài năng. Họ rất xứng đáng. ÔNG nhận danh hiệu NSND không phải từ những hoạt động sân khấu sàn diễn, mà nhờ những thành tích xuất sắc khi cộng tác với các đài truyền hình. ÔNG biết ơn Hãng phiến trẻ Kim Lợi, Đài TH Việt Nam tại TPHCM, Đài TH TPHCM, đặc biệt là Hãng phim Tây Đô, Đài TH Cần Thơ đã nhiều năm liền mời ông cộng tác. Qua đó, ông đã có những tác phẩm dự Liên hoan THTQ năm năm liền, đoạt 4 huy chương vàng, 6 huy chương bạc. Ba lần đoạt giải Mai Vàng do báo Người Lao Động tổ chức trao giải. Nhìn lại quá trình làm việc của NSND Thanh Tòng, ông xứng đáng với những gì ông dang có. Khi nói về điều ông mơ ước, đôi mắt ông xa xăm : sân khấu cải lương rồi sẽ được tưng bừng mang sức sống mới, không còn hắt hiu buồn thảm như hiện nay, nhiều sân khấu mới ra đời, nhiều nghệ sĩ trẻ tài đức vẹn toàn thay thế những người đi trước góp phần thay đổi diện mạo sân khấu cải lương.
Nghệ sĩ diễn chung với Thanh Tòng
Lệ ThủyMinh VươngHồng NgaDiệp LangBạch TuyếtTú TrinhGiang ChâuNguyên Hạnh

Hiện tại chưa có ai bình luận !