Nghệ sĩ: Thanh Nga | Thanh Kim Huệ | Soạn giả: Trần Nam Dân | Ðóng góp: Hồng Phượng | Lượt nghe: 2825 | 128K
Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Người mẹ đào hầm
Đóng góp: Hồng Phượng
NGƯỜI MẸ ĐÀO HẦM (Sáng tác: Trần Nam Dân) Trình bày: NSƯT Thanh Nga và NSƯT Thanh Kim Huệ LÝ SÂM THƯƠNG: TKH: Nghe tiếng cuốc đêm khuya Ngỡ nhịp đàn ru đất mới Phơi phới tiếng nhạc đời Khoan nhặt giữa trời Mắt mẹ sáng mênh mông Ơi! Dáng đứng kiên trung Suốt mấy ngàn đêm Giữ quê hương mẹ thức đào hầm Phía trước đường sau ngõ em canh Mẹ nâng niu từng thở đất hồi sinh... VỌNG CỔ: TN: Thuở ba hiên ngang giữ tròn khí tiết, mẹ cõng thằng út ngược xuôi khắp làng quê nắng sớm mưa... chiều. [1]: Mẹ là một vì sao đậu giữa quê nghèo. Bàn tay mẹ vỗ vào lòng đất nghe tiếng dội qua đồng gọi thức mấy làng xa. Mẹ đào hầm thuở tuổi hăm ba, mà nay tóc mẹ đã pha sương lẫn từng sợi trắng. Nhưng môi vẫn hồng một miếng trầu tươi, ngon ngọt tình đời nghe vui từng hơi thở... [2] TKH: Ánh trăng tròn gối đầu qua khung cửa, dáng mẹ nghiêng nghiêng hối hả tay đào. Lưỡi cuốc sắc son tung bụi đất qua đầu. Ôi đỉnh trời vẫn xanh cao lồng lộng, hầm mẹ đào thăm thẳm tình sâu. Đã nối tiếp những chiến hào thôn xóm chạy về đây, mà dấu tay mẹ còn in dài theo năm tháng. TN: Mẹ đắp, mẹ xây, mẹ đào trong đêm vắng, dạy thằng út canh đường cho làng giải phóng yên vui... [3] TKH: Ôi những vì sao trời đợi chờ ai mà khi mờ khi tỏ, hãy xuống mặt đất này mà soi cho rõ từng lưỡi cuốc người mẹ đào hầm vì yêu từng cánh chim nhỏ vì quý những hương hoa. LÝ SÂM THƯƠNG: TN: Năm tháng vẫn đôi tay Người mẹ nghèo xây quê mới Cho vui tới trăm quê Hầm mẹ đào sớm khuya Vùi giặc thù vạn kiếp Vì cháu con núi sông muôn đời. [Tiếp câu 3] TKH: Mẹ em đó sao trời ơi hãy nhìn cho rõ, cây đại thọ đầu làng che giông gió cho mầm non thương từng tất đất, nuôi em con đường. NÓI LỐI: TKH: Em xin hỏi có bàn tay nào bền chắc. Mấy chục năm ròng đào đất xây hầm TN: Như bàn tay người mẹ Cửu Long Lưỡi cuốc hóa thước đo thời gian trên mỗi chiến hào công sự. VỌNG CỔ: TKH: Anh giải phóng hành quân qua mấy cung đường lịch sử. Có nghe lòng đất quê hương từ xóm nhỏ vọng qua... đường. [5]: Tiếng cuốc đào hầm thay tiếng trống canh đêm khuya sớm giữa ruộng vườn. Năm trước mẹ đào hầm để nuôi cán bộ và cho chị Hai yên lòng sinh nở nuôi con. Nay mẹ đào hầm để xây dựng xóm thôn, cho bông điệp chín đỏ đường. Thằng út đến trường học thêm bài học mới, bài học mỗi trái tim là một công sự nổi chống quân thù. [6]: Làng mới yên vui, em nhỏ trong nôi tập cười đôi môi son đỏ, cây dừa tơ trước ngõ đón gió tha thướt sớm trưa. Theo tiếng trúc tiếng tơ, khi khoan khi nhặt, tay cuốc của mẹ là trường canh giữ nhịp cho bài ca giữ đất quê hương. LÝ CON SÁO: TN: Lòng dạt dào khi thôn xóm Sạch bóng quân giặc Mỹ xâm lăng Mẹ đào hầm trên quê giải phóng Làm mồ chôn lũ cuồng chiến vào đây [Tiếp câu 6] TKH: Ôi dáng mẹ khoan thai với một trái tim nhân nghĩa tình đời. Đằm thắm đường hoàng mà diệu kỳ biết mấy mẹ ơi. Cau dày ngon miệng trầu tươi Mẹ cười em thấy đất trời thanh trong.

Nghệ danh : Thanh Nga
Tên thật : Juliette Nguyễn Thị Nga
Năm sinh : 1942–1978
Thành tích nghệ thuật :
Thanh Nga (1942–1978) là nữ nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.

Cuộc đời và sự nghiệp
Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi (tức ông Hội Đồng Lợi), mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ (tức bà bầu Thơ) trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.

Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ (không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ chức Đổng Lý Văn phòng của Bộ Thông tin trong Đệ Nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa (luật sư). Bà có một con trai với ông Lân là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).

Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
- Bầu Thơ (mẹ ruột)
- Năm Nghĩa (cha dượng)
- Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
- Hữu Châu (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
- Hữu Lộc (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
- Hà Linh (con trai)

Giải thưởng tiêu biểu
1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)

Vinh danh
- 1984: Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984 (theo Quyết định số 44-CT do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 25/1/1984).
- 2007: Một bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp diễn xuất của Bà đã được cựu diễn viên – nhà báo Lê Quang Thanh Tâm thực hiện với tên gọi "Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga" qua giọng đọc của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết do Đạo diễn Võ Văn Thanh Trí dàn dựng và Hãng phim MDC Entertainment thâu và dựng.
- 2015: Một con đường được vinh dự mang tên bà, đó là Đường Thanh Nga thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua đời
Đêm ngày 26 tháng 11 năm 1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng (còn gọi là rạp Gia Định) - nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, khoảng 23 giờ đêm, nghệ sĩ Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt do chồng bà cầm lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau cùng với con trai Cúc Cu[10] khi đó mới 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các, làm vệ sĩ bảo vệ Thanh Nga. Ngay khi xe dừng trước cổng nhà nằm trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) chiếc xe đậu ở gara, vệ sĩ Các bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc xe Honda 67 chờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống (thủ phạm bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga là tên cướp Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức), dùng súng ngắn P38 khống chế anh vào trong xe. Chúng tiếp tục uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Khi vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng liên tiếp nã đạn bắn chết cả hai rồi biến mất. Ông Lân chết ngay tại chỗ còn nghệ sĩ Thanh Nga thì vẫn còn hơi thở. Vệ sĩ Các ôm Thanh Nga lên xích lô ra thẳng Bệnh viện Sài Gòn nhưng đã quá muộn. Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mạng của Thanh Nga ở tuổi 36.

Những vai diễn nổi bật:
- Phà Ca (Sơn Nữ Phà Ca), Hương (Nửa Đời Hương Phấn), Xuyên Lan (Tiếng Hạc Trong Trăng), Giáng Hương (Sân Khấu Về Khuya), Dương Vân Nga (Dương Vân Nga), Quỳnh Nga (Bên Cầu Dệt Lụa), Trưng Trắc (Tiếng Trống Mê Linh)...

Hiện tại chưa có ai bình luận !