Nghệ sĩ: Minh Vương | Mỹ Châu | Soạn giả: Quế Chi | Anh Bằng | Ðóng góp: huongxua | Lượt nghe: 1483 | 128.00669377921K
Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Lạy mẹ con đi
Đóng góp: huongxua
TCGD Lạy mẹ con đi
Tân nhạc: Anh Bằng
Cổ nhạc: Quế Chi
Trình bày: Minh Vương, Mỹ Châu

Theo thông tin, bài hát này nằm trong băng TC 24 của Hãng Đĩa Hát Việt Nam chưa được phát hành trước 1975 (?).

Nguồn: Phương Chánh Hùng
https://www.youtube.com/watch?v=eddpntNMhV0

Nghệ danh : Mỹ Châu
Tên thật : Nguyễn Thị Mỹ Châu
Năm sinh : 21/08/1950
Thành tích nghệ thuật :
Nghệ sĩ Mỹ Châu là một Nghệ sĩ Ưu tú của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Cô từng được mệnh danh là ngôi sao của thế hệ vàng cải lương Việt Nam cùng thời với Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Minh Vương, Minh Phụng.. Cô nổi tiếng có một giọng nữ trầm đặc biệt, và một sở trường đặc biệt là ca dây kép. Nhờ vậy, mà tên cô đã được dùng đặt tên cho một dây đàn cổ gọi là "dây Mỹ Châu".
Sự nghiệp Giai đoạn trước năm 1975 Mỹ Châu tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Châu, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1950 tại Thủ Thừa, Long An, là con út trong một gia đình có 4 người con. Thuở nhỏ, cô từng bộc lộ năng khiếu âm nhạc và mong muốn trở thành một bác sĩ. Cha mất sớm, cô và các anh chị đều do người mẹ nuôi lớn. Tuy niềm đam mê của Mỹ Châu là ca tân nhạc, nhưng cô cũng học thêm cổ nhạc từ một người bạn của anh để chiều lòng mẹ cô vốn là một người rất mê cải lương. Năm 7 tuổi, Mỹ Châu được ông bầu Ba Cang, chủ đoàn cải lương Tiếng Chuông, phát hiện tiềm chất của cô trong một lần cô hát cải lương tại trường. Năm 1961, Mỹ Châu bắt đầu bước vào nghề cải lương khi vừa 11 tuổi, với lời mời của ông bầu Cang và sự kiềm cặp của mẹ. Khởi sự từ ban Tiếng Chuông, vai diễn đầu tiên của Mỹ Châu là vai đào con Sao Ly trong vở Giai nhân bên suối mộng. Không lâu sau, cô nhận được lời mời của ban Kim Chưởng, tuy nhiên, được sự đồng ý của mẹ, cuối cùng cô về với ban Lan và Được vừa được thành lập cuối năm 1961. Trong suốt gần một năm, cô chỉ được phân công ngâm thơ hậu trường những vở "Nước chảy qua cầu”, "Khi hoa anh đào nở Mãi đến cuối năm 1962, khi vở "Khi rừng mới sang thu" (soạn giả Quy Sắc) được dựng, cô mới được phân thủ vai Ấu Quân. Được sự giới thiệu của danh cầm Hai Long, cô về với ban Thành Công, ca bài vọng cổ Bá Nha - Tử Kỳ, phát trên Đài phát thanh Sài Gòn. Do sự thành công của tiếng hát phát thanh, cô tiếp tục được các đoàn Kim Chung và Thủ Đô mời tham gia. Cuối cùng, cô về tham gia với đoàn Thủ Đô 2 làm đào chánh. Do thể hình còn nhỏ, nên đoàn hát phải thiết kế cho loại phục trang nhiều lớp dành riêng cho cô để có được vóc dáng phù hợp với vai diễn. Báo chí miền Nam thời bấy giờ đã đặt cho cô biệt danh "Lolita Mỹ Châu" để so sánh với nhân vật Lolita nổi tiếng thời bấy giờ trên tiểu thuyết và phim ảnh. Cũng trong giai đoạn này, công nghiệp thu âm băng dĩa bắt đầu phát triển cùng với sự ra đời của thể loại tân - cổ giao duyên. Thể tài mới lạ kết hợp giọng ca trầm ấm nỉ non, chuẩn mực về kỹ thuật, xúc cảm, khả năng hài hòa cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đã nhanh chóng mang lại sự thành công của Mỹ Châu. Năm 1965, cô nổi tiếng với vai Thùy Dương trong vở Hai lần thu hẹn trên sân khấu Thủ Đô. Cũng trong năm này, cô về đoàn Kim Chung. Được sự dìu dắt của nghệ sĩ Minh Cảnh, Mỹ Châu đã thành công khi thủ vai Mai Thảo trong vở Trinh nữ lầu xanh, được nhiều người mến mộ. Năm 1967, Mỹ Châu được trao tặng Huy chương Vàng Thanh Tâm vì những thành tựu của mình trong nghệ thuật cải lương, cùng đợt với Phương Bình, Bảo Quốc, Ngọc Bích. Cũng trong năm này, cô được mời thu dĩa thu lại vở "Khi rừng mới sang thu" với vai chính nữ chúa Tọa Mã Sơn. Trước năm 1975, những vở tuồng được thu vào băng đĩa như Sở Vân cứu giá, Kiếp nào có yêu nhau, Kiếp sĩ dơi, Gió giao mùa, Bình rượu nhiệm mầu, Tiêu Anh Phụng, Khi rừng mới sang thu, Lan huệ sầu ai...đều có sự đóng góp của Mỹ Châu, và cô đã trở thành một trong những nghệ sĩ được thu thanh nhiều nhất. Các nam nữ nghệ sĩ nổi tiếng mà Mỹ Châu từng có dịp diễn chung là Minh Cảnh, Thành Được, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ...
Giai đoạn sau năm 1975 Sau năm 1975, Mỹ Châu vẫn tiếp tục thành công với nhiều vở diễn, như: Khách sạn hào hoa, Tâm sự Ngọc Hân, Hoa Mộc Lan, Muôn dặm vì chồng hoặc Nàng Hai Bến Nghé, Thái Hậu Dương Vân Nga, Bên Cầu Dệt Lụa, Tiếng Trống Mê Linh... Trong thập niên 1990, Mỹ Châu lại xuất hiện trên băng hình trong các vở mà cô đã diễn trước 1975, như Chiều lạnh tuyết băng sơn, Giai nhân và loạn tướng, Bài thơ trên cánh diều, Trăng nước Lạc Dương thành, Nắng thu về ngõ trúc... Cùng năm này, cô lập gia đình với Nghệ sĩ Đức Minh khi đã 40 tuổi[4]. Cũng trong năm này, mẹ cô qua đời vì bệnh tim [5]. Cô được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993 và Huy chương sự nghiệp sân khấu Việt Nam vào năm 1999 để tôn vinh những cống hiến và tận tụy yêu nghề của một minh tinh trầm lặng. Sau năm 2002, Mỹ Châu sang Hoa Kỳ để toàn tụ với gia đình (chồng cô là nghệ sĩ Đức Minh đã sang Mỹ từ trước). Ở bên đó, cô sống tại tiểu bang Georgia, và từ chối mọi lời mời đi hát.
Hiện tại Gần đây, Mỹ Châu hợp tác với Đài Truyền Hình Cần Thơ để dàn dừng lại một số vở cải lương mà cô đã từng thành công trong suốt 45 năm diễn trên sân khấu, như Chiều đông gió lạnh về (của Hà Triều, Hoa Phượng), Khúc Hát Đoạn Tình và một số vở xã hội khác... Năm 2010, Mỹ Châu đà làm sừng sốt khi dựng lại "Hoa Độc Trong Vườn, Muôn dặm vì chồng, Sân khấu về khuya...", Mỹ Châu như đưa khán giả về thời hoàng kim, khả năng ca nhạc, ngâm thơ, thoại kịch, ca cổ, vũ đạo, đạo diền...làm mọi người say mê chỉ có được ở một huyền thoại như Mỹ Châu. Mỹ châu con thồi vào cải lương một làn gió mới khi cho ra đời CD "Chùm Tri âm", phàn ánh nhẹ nhàng tình hình sân khấu hiện tại và đời sống anh chị em nghệ sỉ và tấm lòng giữa khán giả và Mỹ châu. Qua hai DVD nồi nhớ(tác giả Tường Châu) và Hoa mướp sau nhà(Tác giả Phan Thanh Vân), Mỹ châu là người nghệ sỉ duy nhất đem đến cho cải lương những bài tân cồ giao duyên mới hay, không theo lối sáo mòn, kỹ thuật ca đa dạng, thể hiện đủ tâm trạng của nhân vật như trước 1975. Trước đó, năm 2009, Mỹ châu cùng dịp Diệp Vàm Cỏ trình làng nhiều bài tân cồ hay không chê vào đâu được như: Ký ức hoa đào, Nội Tôi, Hương Cau, Chị tôi... Mỹ Châu luôn được cộng đồng mạng ưu ái nhất về tài năng cũng như tấm lòng với nghệ thuật dân tộc, chị xứng đáng là nghệ sỉ của những năm 2009, 2010. Nhiều đài truyền hình, báo, cộng đồng mạng viết và phỏng vấn Mỹ Châu liên tục Nhân dịp xuân Tân mão 2011, khàn giả nứt lòng sao bao năm dài chờ đợi khi Mỹ châu và ekip trẻ thành công khi thực hiện tác phầm kinh điển Sân Khấu Về Khuya. Mỹ châu luôn xứng danh là nhũ mầu của Cải lương khi luôn tìm đất diền có giá trị cho những lớp kế thừa như Trọng Phúc, Tuyết Ngân....CD ca cồ Tuyết Ngân bên cạnh Mỹ Châu, Út Bạch Lan đả khởi đầu nhiều cuộc tranh luận của cư dân mạng về tác già, giọng ca mới...
Các đoàn cải lương từng tham gia Tiếng Chuông Lan và Được Thủ Đô Kim Chung 1 và 2 Thái Dương (Trước năm 1975) Sài Gòn 1 và 2 Hương Dạ Thảo Thanh Nga Hương Biển Trúc Giang Văn Công Thành Phố Sông Bé 2 Sài Gòn 3 Kiên Giang Hương Mùa Thu (sau năm 1975).
Danh hiệu Huy chương Vàng triển vọng Thanh Tâm khi mới 17 tuổi (1967). Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú 1993 Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu năm 1999 Tên của cô được đặt cho một dây đàn cổ nhạc "dây Mỹ Châu"

Hiện tại chưa có ai bình luận !