Nghệ sĩ: Quy Sắc | Soạn giả: Đang cập nhật | Ðóng góp: bachlong | Lượt nghe: 4663 | 128K
Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Hành trình trên đất phù sa
Đang cập nhật lời nhạc

Nghệ danh : Quy Sắc
Tên thật : Nguyễn Phú Quý
Năm sinh : 1924-2010
Thành tích nghệ thuật :
Quy Sắc sinh năm 1924 tại Thủ Dầu Một, Bình Dương.Ông tên thật là Nguyễn Phú Quý. Nghệ danh Quy Sắc là cách chơi chữ đánh vần tên của ông. Ông đỗ Thành chung của Pháp và là thầy giáo dạy Việt văn lúc còn trẻ. Ông đã tự học viết tuồng và tuồng cải lương đầu tiên của ông là Nghiệp giáo. Nghiệp soạn giả đến với ông khi ông gặp soạn giả Nguyễn Phương và soạn giả Kiên Giang khi ông làm gia sư cho nghệ sỹ Thanh Nga. Ông và soạn giả Kiên Giang đã hợp tác cho ra đời tuồng cải lương nổi tiếng Người vợ không bao giờ cưới (Sơn nữ Phà Ca). Năm 1972, ông viết ba tuồng cải lương cho gánh Bạch Tuyết-Hùng Cường. Ngày 07 tháng 01 năm 2010 ông qua đời tại nhà riêng C16 cư xá Vĩnh Hội, phường 5, Quận 4, TP.HCM. Quy Sắc soạn được khoảng 70 tuồng cải lương[1] và thường cùng với các soạn giả tên tuổi khác như Kiên Giang,Loan Thảo,Mộc Linh,Nhị Kiều, ...Sau đây là một số tuồng cải lương nổi tiếng do ông biên soạn: Nghiệp giáo. Sơn nữ Phà Ca(Người vợ không bao giờ cưới, Đời sơn nữ): Soạn giả Kiên Giang gặp Quy Sắc khi ông làm gia sư cho Thanh Nga. Sau đó Kiên Giang đã đưa cho ông kịch bản Đời sơn nữ để ông chỉnh sửa. Sau khi xem xét, chỉnh sửa, gia cố tuồng cải lương Người vợ không bao giờ cưới được ký tên Phúc Nguyên-Kiên Giang. Phúc Nguyên là con gái trưởng của Quy Sắc. Tuồng được trình diễn thành công và giúp Thanh Nga giành huy chương vàng giải Thanh Tâm khi Thanh Nga mới 16 tuổi. Kim Vân Kiều: Đây là tuồng cải lương do soạn giả Mộc Linh biên tập lại năm 1988 từ ba tuồng cải lương:Trăng thề vườn thuý,Má hồng phận bạc,Từ-Kiều ly hận của Quy Sắc viết năm 1972. Khi rừng mới sang thu. Huyện chuột nuôi đề. Số đỏ. San hậu[2]. Quy Sắc còn nổi tiếng trong soạn các bài Tân cổ giao duyên. Một số bài nổi tiếng của ông như: Nấu bánh đêm xuân:Nghệ sỹ Lệ Thuỷ trình bày thành công bài này khi cô mới 15 tuổi cùng với nghệ sỹ Tấn Tài. Cô bán đèn hoa giấy:Đây là bài hát làm nên danh hiệu “Đệ nhất nữ danh ca vọng cổ” cho nữ nghệ sĩ Thanh Hương. Sau đó nghệ sỹ Lệ Thuỷ cũng rất thành công với bài vọng cổ này. Tình hận thâm cung. Trước ngày xuất giá.

Hiện tại chưa có ai bình luận !