Tin tức
Hình ảnh
Diễn đàn
Đăng kí
Đăng nhập


Tài khoản
Mật khẩu

Chào mừng bạn đến với Cải lương Số !
Hãy nhanh tay đăng nhập để chia sẻ lờica tiếng hát hoặc các vở cải lương hay với bạn bè đồng điệu !
Upload nhạc để cùng chia sẻ với mọi người
Tên bài hát
Nghệ sĩ
    Soạn giả
      Thể loại
      Chọn files...
      • Home
      • Diễn đàn
      • SÂN KHẤU GẦN XA
      • Tin tức làng nghệ
      • Cải lương các tỉnh lao đao

      Chủ đề: Cải lương các tỉnh lao đao

      1. romeo
        Avatar của romeo

        Hồ Ngọc Trinh (đoàn Long An) vai Lý Chiêu Hoàng, trong trích đoạn Độc thoại đêm - Ảnh: M.Châu


        Cải lương vốn có cái nôi là miền Tây Nam Bộ, hầu như tỉnh nào cũng có một đoàn cải lương do tỉnh cấp kinh phí, và một số tỉnh có thêm đoàn tư nhân. Thế nhưng, hiện nay cải lương các tỉnh đang ở trong hoàn cảnh rất khó khăn.
        Rải rác trong các đoàn cải lương tỉnh đều có những diễn viên trẻ đoạt giải Trần Hữu Trang, Tài năng trẻ, Chuông vàng vọng cổ… như Hồ Ngọc Trinh, Hạ Vân (Long An), Hoa Phượng, Trúc Ly (Cà Mau), Ngọc Tuyền, Hải Yến (Đồng Tháp), Diễm Kiều, Hoàng Khanh (Cần Thơ)… Dù chưa phải là “sao” nhưng ít nhiều họ cũng gây được ấn tượng trong lòng khán giả vì chất lượng ca diễn rất khá. Chưa kể, khi mỗi cuộc thi diễn ra, báo chí và đài truyền hình các tỉnh đều phát hành, phát sóng rầm rộ, họ đã được quảng bá tên tuổi khá rộng rãi. Và chính đó tạo nên “thương hiệu” cho đoàn tỉnh.

        Vậy mà các đoàn vẫn lao đao. Anh Minh Mẫn, Trưởng đoàn cải lương Đồng Tháp, cho biết: “Cách duy nhất để có nơi biểu diễn là chọn một bãi đất trống, che rạp tạm bợ. Mùa nắng thì đất cát bay tùm lum, khán giả đi coi phải mướn cái ghế nhựa với giá hai ngàn đồng mà ngồi. Nhưng còn đỡ hơn mùa mưa, bãi lầy lội bùn sình, ai nấy xăn quần mà đi. Riết rồi họ bỏ sân khấu, sâu khấu khó khăn là phải. Nguyên nhân lớn nhất là chúng tôi không có rạp để diễn. Thời bây giờ mà vẫn giống thế kỷ trước, phải ăn chợ, ngủ đình, hát bãi. Gần như tỉnh nào cũng vậy, từ thị xã tới huyện không xây rạp hát, còn trung tâm văn hóa thì giống hội trường, vừa nhỏ, vừa không cách âm, nghệ sĩ không biểu diễn được”. Chính vì thế khi mùa mưa đến là đoàn Đồng Tháp phải ra tận miền Trung, nơi còn những bãi cát khô và khán giả nồng nhiệt, hát luôn 3, 4 tháng. Khán giả miền Trung lại rất ái mộ cải lương, coi như niềm an ủi.

        Đoàn cải lương Long An 9 ngày nay kẹt trong một bãi sình của huyện Thạnh Hóa, xe ra vô không được, anh em tự gọi mình là “bị nhốt”. Mưa năm nay bất thường nên mới khổ vậy. Anh Bảo Thanh, trưởng đoàn, than: “Đã gọi là “phục vụ” thì phải đi vùng sâu, mà vùng sâu làm gì có rạp, chỉ hát bãi thôi. Bà con rất yêu cải lương, họ đi xem thấy thương lắm. Nhưng thấy cảnh họ lội bùn, mình thương ngược lại”. Cái ghế ở đây giá mướn chỉ một ngàn đồng thôi, Công đoàn lấy tiền đó chia cho anh em nghệ sĩ gọi là ăn khuya, chứ lương bổng gần như lãnh theo công chức. 5 triệu đồng mà tỉnh hỗ trợ mỗi suất phục vụ đã chi cho máy phát điện, cho 3 chiếc xe chở nghệ sĩ, chở cảnh trí, đạo cụ… đã gần hết, mỗi người lãnh được vài chục ngàn “cát-sê”. Vậy mà vẫn không ai bỏ nghề, vẫn lăn lóc cùng nắng bụi mưa bùn để đêm đêm được hóa thân trên sân khấu.

        Đoàn tư nhân Kim Thanh A của ông bầu Châu Tuấn tương đối ổn, bởi có em ruột là ngôi sao Kim Tiểu Long hát kép chánh. Nhưng đoàn này cũng mệt mỏi vì cảnh hát bãi, có địa phương lại “xua đuổi” vì muốn ký hợp đồng tiền thuê bãi cao hơn với các đoàn ca nhạc. Kim Tiểu Long bức xúc: “Ai cũng nói cần ủng hộ cải lương để nó đừng mai một, vậy mà thực tế một số người vẫn xem đồng tiền cao hơn. Tôi không thiếu sô ở thành phố và phim truyền hình, nhưng vì không bỏ được bà con vùng sâu nên cứ phải lặn lội đi hoài. Cực không than, chỉ buồn vì người ta chưa hết lòng với cải lương”.

        Thật sự thời buổi tấc đất tấc vàng, nhà nhà tranh nhau mua đất, mà kiếm cho ra một sân bãi để hát quả là hiếm hoi, mừng hết cỡ. Nhưng bãi hát đó cũng là tầm ngắm của nhiều đoàn ca nhạc lưu diễn, nên cải lương luôn luôn yếu thế. Nên chăng mỗi tỉnh xây một vài rạp trung bình, hoặc cải tạo lại các nhà văn hóa cho lịch sự, với hệ thống kỹ thuật tương đối, thì mới hy vọng kéo được khán giả. Không chỉ cải lương mà các loại hình khác như ca nhạc, kịch nói, phim ảnh cũng sẽ có nơi trình diễn tử tế chứ không thể “hát rong” mãi như vậy.

        Hoàng Kim
        Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn 03-12-2010 03:07 PM  

      2. The Following 2 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:


      3. minhle
        Avatar của minhle
        Đợi Romeo kéo đoàn Anh Em đi các tỉnh là hết lao đao ngay!
        Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn 03-12-2010 03:19 PM  

      « Chủ đề trước | Chủ đề tiếp theo »
      ANH EM CHANNEL




      • Giới thiệu
      • Điều khoản sử dụng
      • Liên hệ quảng cáo
      • Góp ý
      Copyright©2012 Cải lương Số
      Đơn vị chủ quản: CLB YÊU CỔ NHẠC ANH EM